Nấm Linh Chi: Đặc Điểm, Phân Loại, Công Dụng, Cách Dùng Chi Tiết
Nấm linh chi là một trong những thảo dược quý của Y học cổ truyền. Vị thuốc được nhắc đến trong nhiều văn thư cổ với tác dụng bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh gan, ung thư, tăng cường đào thải độc tố, an thần, giúp ngủ ngon giấc,… Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, thành phần dược chất, cách sử dụng, giá bán dược liệu này hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Nấm linh chi là một trong những thảo dược quý của Y học cổ truyền. Vị thuốc được nhắc đến trong nhiều văn thư cổ với tác dụng bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh gan, ung thư, tăng cường đào thải độc tố, an thần, giúp ngủ ngon giấc,… Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, thành phần dược chất, cách sử dụng, giá bán dược liệu này hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Đặc điểm, phân loại nấm linh chi
Nấm linh chi là loại loại nấm lỗ thuộc chi Ganoderma, họ Nấm lim, được giới khoa học đặt tên là Ganoderma lucidum. Thảo dược tự nhiên này còn được gọi với nhiều tên khác nhau như vạn niên nhung, tiên thảo, nấm trường thọ.
Đặc điểm thực vật
Linh chi thường mọc hoang tại các cánh rừng nguyên sinh. Có thể phân biệt dược liệu với những thực vật khác qua các đặc điểm sau:
- Khu vực sinh trưởng, phát triển: Nơi có độ ẩm cao, ít ánh sáng, thường mọc thành cụm nhưng đôi khi lại tồn tại đơn lẻ trên các thân cây mục.
- Cấu tạo: Gồm 2 bộ phận là cuống nấm và mũ nấm. Phần cuống nấm có độ dài khoảng 15 – 20cm, không phân nhánh, đôi khi lại uốn cong queo với đường kính trung bình từ 0.5 – 3cm. Mũ nấm khi còn non có hình chùy, màu nâu nhạt, khi trưởng thành chuyển sang màu đỏ sẫm, hình quạt hoặc bán nguyệt, kích thước thay đổi rõ rệt theo thời gian. Mũ nấm có thể xuất hiện nhiều vân đồng tâm, lượn sóng, vân tán xạ vô cùng ấn tượng.
Phân loại
Nấm linh chi đa dạng cả về hình dáng, kích thước, tùy điều kiện sống ở mỗi môi trường. Dựa vào nguồn gốc và đặc điểm màu sắc có thể chia dược liệu thành các nhóm sau:
Theo nguồn gốc
Phân theo nguồn gốc, vạn niên nhung gồm 4 loại chính:
- Nấm linh chi Việt Nam: Sinh trưởng và phát triển trên lãnh thổ Việt Nam. Trong tự nhiên, dược liệu đa phần có màu nâu sẫm tới đen hoặc đen xám.
- Nấm linh chi Hàn Quốc: Dược liệu được đánh giá cao về chất lượng, hình dáng nấm tròn, đường kính các tai nấm trung bình từ 15 – 30cm, khi sờ vào thấy cứng. Mặt trên nấm có màu đỏ sâm ngả sang nâu, mặt dưới mang màu vàng chanh, ruột màu vàng nhạt.
- Nấm linh chi Nhật Bản: Tai nấm màu đỏ hơi ngả sang tím, bề mặt bóng loáng, mặt dưới mang màu vàng chanh đặc trưng. Khi chạm vào nấm thấy dày và cứng hơn nấm linh chi Việt Nam.
- Nấm linh chi Trung Quốc: Dáng nấm to, đường kính tai nấm dao động từ 15 – 30cm, có màu đỏ nhạt hoặc vàng nghệ, ruột nấm màu nâu nhạt khi sờ vào thấy cứng.
Theo màu sắc
Theo màu sắc, có thể chia nấm thành 6 loại dưới đây:
- Xích chi (đỏ): Mang màu đỏ sẫm tự nhiên, là loại nấm được đánh giá cao về chất lượng với tính bình, vị đắng, không độc.
- Thanh chi (xanh): Tai nấm có màu xanh, không độc, tính bình, vị chua nhẹ. Vị thuốc đem lại hiệu quả trong tăng cường thị lực, bổ gan, thanh nhiệt giải độc…
- Hoàng chi (vàng): Có màu vàng nhạt hoặc đậm tùy thuộc vào tuổi nấm. Dược liệu có vị ngọt, tính bình, cho hiệu quả cao trong tỳ khí, bổ phổi, điều hòa cơ thể.
- Bạch chi (trắng): Nấm có màu trắng đặc trưng, hàm lượng dược tính ổn định, tính bình, vị cay, không độc. Vị thuốc đem lại hiệu quả cao trong điều tiết cơ thể, an thần, bổ phổi, thông mũi, chữa bệnh ho…
- Hắc chi (đen): Là loại nấm ít xuất hiện trên thị trường, có tính bình, vị mặn, không độc, cho tác dụng cao trong trị bí tiểu, tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư…
- Tử chi (tím đỏ): Bề mặt nấm có màu tím sậm, mang tính bình, vị ngọt, không độc. Dược liệu thường được sử dụng trong điều trị bệnh xương khớp, tăng cường gân cốt, làm đẹp, dưỡng da.
Khu vực phân bố
Dược liệu sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ tại các cánh rừng nhiệt đới, cận nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm tại Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Á.
Trên thế giới, nấm linh chi tự nhiên được tìm thấy tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc… Còn tại Việt Nam, tiên thảo thường sinh trưởng, phát triển tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Mộc Châu, Sơn La, Bắc Kạn…
Ngày nay, do quá trình khai thác tận diệt của con người nên nấm linh chi tự nhiên tương đối khan hiếm. Thay vào đó nhiều trang trại nấm đã được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường.
Thu hái và bào chế
Nấm linh chi là thực vật lâu năm, sẽ hóa gỗ theo thời gian. Vì vậy không nên thu hái khi cây đã già cỗi, không còn dưỡng chất. Bộ phận sử dụng làm thuốc là quả thể của nấm nhưng khi thu hoạch người ta thường ngắt cả cuống nấm để bảo toàn dược chất trước khi sơ chế.
Nấm sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn, đất cát, chân nấm rồi đưa vào bào chế. Phương pháp bào chế dược liệu đơn giản nhất là sấy hoặc phơi khô theo quy trình sau:
- Phơi khô: Nấm được cắt thành nhiều lát mỏng với kích thước khoảng 2 – 3cm. Đôi khi người ta cũng sẽ phơi cả quả thể nấm dưới nắng cho đến khi khô hoàn toàn.
- Sấy khô: Sử dụng nhiệt nóng của lửa, lò nung, hoặc sấy lạnh bằng hệ thống máy móc chuyên dụng trong các nhà máy sản xuất dược liệu.
Ngoài ra, dược liệu này còn được bào chế thành cao, viên nang, bột, nước, sâm linh chi,… nhằm đáp ứng nhu cầu, mục đích sử dụng của thị trường.
Lợi ích, tác dụng của nấm linh chi với sức khỏe
Là dược liệu nổi tiếng được ví như “thần dược sức khỏe”, không ít người đã quan tâm đặt câu hỏi “nấm linh chi có tác dụng gì”. Thực tế, công dụng của nấm linh chi được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại ghi chép, khẳng định.
Theo y học cổ truyền
Từ hàng ngàn năm trước, tiên thảo đã được ứng dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền và trở thành loại dược liệu quý. Hai tác phẩm nổi tiếng về dược liệu là “Thần nông bản thảo” và “Bản thảo cương mục” đã ghi chép nấm linh chi có vị đắng, tính bình, quy vào các kinh Tâm, Phế, Can, Thận. Nhờ vậy mà vị thuốc tự nhiên này đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, chủ trị nhiều chứng bệnh.
Công dụng nấm linh chi trong Đông y cụ thể như sau:
- Đại bổ can khí, an thần, tăng cường trí não, làm mạnh khí.
- Chủ trị bí tiểu, sỏi thận, làm mạnh gân cốt, giúp mắt sáng.
- Thanh nhiệt, giải độc, loại bỏ mệt mỏi, hỗ trợ điều trị đau đầu và các vấn đề về trí não.
- Bổ huyết, hoạt huyết, dưỡng huyết, tráng dương.
Theo y học hiện đại
Rất nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của nấm linh chi đối với sức khỏe con người. Thông qua các thử nghiệm, giới khoa học phát hiện nhiều dược chất quý hiếm có trong tiên thảo, điển hình là saponin, protein, acid amin, photpho, selen, canxi, kali, sắt, kẽm, magie… Đặc biệt, hàm lượng germanium có trong dược liệu này cao gấp 5 – 8 lần nhân sâm.
Nhờ hàm lượng lớn các dưỡng chất lớn, vạn niên nhung giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Nếu còn băn khoăn “uống nấm linh chi có tác dụng gì” thì dưới đây là câu trả lời dành cho bạn:
- Ức chế, làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư, ngăn sự hình thành của các tế bào xấu và phòng ngừa ung thư hiệu quả.
- Thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị viêm gan cấp hoặc mãn tính như viêm gan B, gan nhiễm mỡ, xơ gan…
- Củng cố chức năng tuyến tụy, kích thích sản sinh insulin giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
- Tăng cường quá trình bài tiết, đào thải độc tố, hỗ trợ làm đẹp da, giúp da thêm hồng hào, loại bỏ các vấn đề da liễu như dị ứng, trứng cá, mẩn ngứa…
- Bồi bổ hệ thần kinh, loại bỏ triệu chứng mệt mỏi, lo âu, chống suy nhược cơ thể.
- An thần, xử lý cơn đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược hiệu quả.
- Nâng cao chức năng miễn dịch, giảm lượng cholesterol trong cơ thể, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh mạch vành, tim mạch, huyết áp.
Các bài thuốc hiệu quả nhất từ nấm linh chi
Thực tế, có nhiều cách sử dụng nấm linh chi như hãm trà, ngâm rượu, ngâm mật ong, sắc thuốc… Dù sử dụng với cách nào thì mỗi người cũng nên tuân thủ về liều lượng, cách chế biến, không nên dùng bừa bãi.
Bài thuốc chữa viêm gan
Để cải thiện bệnh viêm gan, người bệnh có thể sử dụng nấm linh chi theo 2 cách sau:
Cách 1:
Chuẩn bị: Dược liệu, trà hoa cúc, nước sôi.
Cách thực hiện:
- Đem dược liệu đi nghiền thành bột mịn và cất trữ trong lọ kín dùng dần.
- Mỗi lần lấy 3gr bột pha cùng trà hoa cúc để uống trong ngày.
Cách 2:
Chuẩn bị: 10 – 15gr nấm, 15gr nữ trinh tử và 9gr màng mề gà.
Cách thực hiện:
- Đem các nguyên liệu đi rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước trong khoảng 1 giờ.
- Phần nước sắc thu được chia làm 2 phần và dùng hết trong ngày, nên sử dụng thường xuyên để cải thiện bệnh viêm gan mãn tính.
Cách nấu nấm linh chi chữa viêm phế quản
Chuẩn bị: Nấm, bách hợp 10gr mỗi vị, 8gr trần bì.
Cách thực hiện:
- Đem các dược liệu đi tán nhỏ rồi sắc kỹ với nước.
- Nước thuốc thu được chắt riêng và sử dụng trong ngày, có thể thay thế nước uống để cải thiện viêm họng, viêm phế quản nhanh chóng.
Bài thuốc chống suy nhược và bồi bổ cơ thể
Chuẩn bị: 100gr tiên thảo và 500ml rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Thái dược liệu thành các lát mỏng và đem ngâm cùng rượu trong 7 ngày.
- Mỗi ngày uống 30 – 40ml rượu nấm, chia làm 2 lần.
Bài thuốc bồi bổ khí huyết, giảm đau, tiêu viêm
Chuẩn bị: 30gr mỗi vị linh chi, thạch hộc, mộc nhĩ trắng, tây dương sâm, nấm hương.
Cách thực hiện:
- Tán tất cả dược liệu thành bột mịn rồi trộn đều với nhau.
- Mỗi lần dùng lấy khoảng 2 – 3gr bột pha cùng nước sôi và sử dụng, có thể dùng 1 – 2 lần/ngày để nhanh hết đau nhức, viêm sưng.
Bài thuốc an thần, chữa mất ngủ và suy nhược thần kinh
Người bệnh có thể tham khảo 2 cách pha nấm linh chi an thần, trị mất ngủ, suy nhược thần kinh như dưới đây:
Bài thuốc 1:
- Sử dụng 10gr nấm linh chi cắt lát mỏng và hãm cùng nước sôi trong 10 – 15 phút.
- Nước trà thu được uống trong ngày thay cho nước lọc, nên sử dụng thường xuyên để cải thiện tinh thần và chống suy nhược thần kinh.
Bài thuốc 2:
- Kết hợp 9gr nấm và 12gr mỗi vị lá vông, lá sen, 10gr cúc hoa.
- Cho các dược liệu vào hãm cùng nước sôi như pha trà, rồi sử dụng hết trong ngày.
- Nên áp dụng cách sử dụng nấm linh chi này đều đặn hằng ngày để cải thiện giấc ngủ, loại bỏ lo âu, mệt mỏi.
Bài thuốc điều hòa huyết áp, xơ vữa động mạch
Chuẩn bị: 9gr nấm linh chi, 6gr tam thất.
Cách thực hiện:
- Sơ chế sạch sẽ dược liệu sau đó đem sắc kỹ cùng 500ml nước cho đến khi còn ½ thì tắt bếp.
- Chắt nước thuốc ra bát và uống hết trong ngày, dùng đều đặn để cảm nhận rõ hiệu quả.
Bài thuốc chữa tăng huyết áp, ngăn ngừa tai biến
Chuẩn bị: 9gr linh chi cùng 12gr mỗi vị đỗ trọng, cẩu tích, hoàng tinh, mẫu đơn bì, 6gr mỗi vị thỏ ty tử, thạch xương bồ.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch dược liệu, cho hết vào ấm sắc cùng một lượng nước vừa đủ.
- Nước thu được chia thành 3 lần và dùng hết trong ngày, nên uống trước bữa ăn ít nhất 1 tiếng để cơ thể hấp thu tốt nhất.
Bài thuốc bồi bổ cơ thể phụ nữ sau sinh
Chuẩn bị: 15gr nấm, 1 con gà ác đã làm sạch.
Cách thực hiện:
- Đem nấm đi nghiền thành bột mịn và cho hết vào bụng gà ác.
- Hấp cách thủy gà cho tới khi chín mềm, nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn và sử dụng ngay khi còn nóng.
- Sử dụng linh chi hầm gà ác 2 – 3 lần/tuần để chống suy nhược, bồi bổ sức khỏe, kích sữa sau sinh.
Ngâm rượu tiên thảo trị bệnh
Chuẩn bị: 15gr mỗi vị nấm linh chi, ngô thù du, ngũ vị tử, hoài sơn và 1.5l rượu trắng loại trên 40 độ.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các dược liệu sau đó thái nhỏ, cho tất cả vào một chiếc túi vải mỏng.
- Cho túi dược liệu vào bình thủy tinh, thêm rượu trắng rồi đậy chặt nắp, bảo quản bình ngâm ở nơi thoáng mát, khô ráo.
- Ngâm rượu như vậy trong 30 ngày, đều đặn mỗi ngày lắc bình rượu 1 lần sau đó có thể đem ra sử dụng.
- Mỗi ngày dùng 20 – 30ml rượu linh chi, chia làm 2 lần (có thể dùng trong hoặc sau bữa ăn).
Bài thuốc hỗ trợ chữa chứng đau lưng, mỏi gối
Chuẩn bị: 10gr nấm, 20gr hà thủ ô, nước lọc.
Cách thực hiện:
- Cho các dược liệu vào sắc kỹ thành 2 lần, phần nước thuốc thu được sau mỗi lần trộn chung cùng nhau.
- Chia hỗn hợp thành 2 phần và dùng hết trong ngày, lặp lại đều đặn để cải thiện tốt nhất chứng đau lưng, mỏi gối.
Tác hại của nấm linh chi và các kiêng kỵ khi dùng
Bên cạnh việc đặt ra câu hỏi “nấm linh chi chữa bệnh gì, tác dụng của dược liệu như thế nào”, rất đông người dùng băn khoăn về tác hại của vị thuốc này. Đặc biệt, không ít bạn đọc còn lo lắng “uống nấm linh chi nhiều có tốt không” và quan tâm tìm hiểu tác dụng phụ, kiêng kỵ của vị thuốc. Dưới đây là giải đáp:
Tác dụng phụ
Tuy đem lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nấm linh chi cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như:
- Hạ huyết áp.
- Chóng mặt.
- Buồn nôn.
- Suy giảm chức năng gan.
- Chảy máu mất kiểm soát.
Đối tượng không sử dụng
Những đối tượng dưới đây tuyệt đối không sử dụng tiên thảo:
- Người bị huyết áp thấp.
- Bệnh nhân đang nóng sốt, cảm cúm.
- Đối tượng mới phẫu thuật hoặc đang chờ phẫu thuật.
- Những người thường xuyên đau đầu và chóng mặt.
- Bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng nấm.
- Trẻ em.
- Phụ nữ trong thai kỳ và đang trong thời gian cho con bú.
Kiêng kỵ khi sử dụng
Nấm linh chi có tính hàn, mát nên những người có cơ địa hàn – suy yếu, kèm lạnh, đại tiện lỏng không nên sử dụng. Đồng thời, trong quá trình sử dụng vị thuốc này nên tránh dung nạp các thực phẩm có tính hàn như mồng tơi, dưa hấu, thanh long, thịt vịt, thịt ngan, rau muống…
Nấm linh chi giá bao nhiêu, mua ở đâu chính gốc?
Do sự khai thác quá mức của con người, sản lượng nấm tiên thảo tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt. Dược liệu trên thị trường hiện nay chủ yếu là loại nuôi trồng và có giá dao động trong khoảng 1.500.000 – 2.000.000 VNĐ/kg.
Tuy nhiên, thị trường nấm linh chi hiện nay vô cùng hỗn loạn với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu, sản phẩm với mẫu mã, giá cả đa dạng gây không ít hoang mang cho người tiêu dùng. Nếu cũng đang cùng băn khoăn đó thì Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Vietfarm sẽ là địa chỉ tin cậy dành cho bạn.
Hiện tại Trung tâm dược liệu Vietfarm đang cung cấp cả nấm tự nhiên và nấm nuôi trồng với chất lượng chuẩn GACP-WHO:
- Linh chi tự nhiên: Thu mua trực tiếp từ những người thợ sơn tràng, không qua trung gian. Đây là loại nấm to, khỏe, đủ ngày, hàm lượng dược tính cao, đã được loại bỏ độc tố và sơ chế, sấy khô.
- Linh chi nuôi trồng: Dược liệu được nuôi trồng khép kín tại hệ thống vườn thuốc sạch ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), được chăm sóc tỉ mỉ, không sử dụng chất kích thích tăng trưởng, đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Nấm linh chi do Trung tâm dược liệu Vietfarm cung cấp được sấy khô thăng hoa theo công nghệ Nhật Bản, bảo toàn trọn vẹn các dưỡng chất quý, không chứa chất bảo quản. Sản phẩm được đơn vị đóng gói với quy cách 500g/túi, giá bán niêm yết 950.000 VNĐ. Vui lòng liên hệ:
- Fanpage: facebook.com/duoclieuvietfarm.
- Website: trungtamduoclieu.com.
- Hotline: 096 171 6466.
Có thể thấy rằng, nấm linh chi là “thiên dược” với nhiều lợi ích sức khỏe. Để dược liệu này phát huy tối đa hiệu quả, người dùng nên chủ động tìm mua tại cơ sở uy tín, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, chất lượng được kiểm định, tuyệt đối không chủ quan ham rẻ mà “rước họa” cho cơ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!