Trà Hoa Cúc: Phân Loại, Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu Quả
Trà hoa cúc có nguồn gốc từ thiên nhiên, chứa nguồn dưỡng chất dồi dào, là loại thức uống mang nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người, giải tỏa căng thẳng, thanh nhiệt giải độc. Trà có nhiều loại, dễ pha chế, phù hợp sử dụng với nhiều người, kể cả với phụ nữ mang thai với liều lượng cho phép.
Trà hoa cúc có nguồn gốc từ thiên nhiên, chứa nguồn dưỡng chất dồi dào, là loại thức uống mang nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người, giải tỏa căng thẳng, thanh nhiệt giải độc. Chính vì vậy mà nó được nhiều người Việt ưa chuộng như một loại hình trà đạo, thưởng thức dư vị cuộc sống, thư giãn, tĩnh tâm và đầy nghệ thuật.
Tìm hiểu sơ lược về trà hoa cúc
Trà hoa cúc được biết đến là một loại trà thảo mộc với thành phần chính là hoa cúc khô. Giống hoa này mọc dại và xuất hiện từ rất lâu về trước, nó có nguồn gốc từ Đông Á và Đông Bắc Châu Âu. Trong đó, phân bổ nhiều nhất vẫn là Đông Á và các giống hoa đa dạng nhất là tại Trung Quốc. Theo một số nghiên cứu thì giống hoa cúc dùng để hãm trà có tên gọi khoa học là Chrysanthemum Indicum thuộc họ Asteraceae.
Hoa cúc là loài thuộc dạng cụm hoa đầu trạng, tức là trục chính của cụm hoa sẽ phát triển rộng ra thành hình đĩa phẳng hoặc có thể hơi lồi, các cánh hoa xếp khít với nhau, phía ngoài là các lá bắc xếp thành vòng. Hoa có màu sắc đa dạng cùng nhiều đường kính khác nhau khoảng 1,5 – 12cm, chúng có thể lưỡng tính hoặc đơn tính. Hoa cúc thường nở rộ vào mùa thu, đặc biệt là tháng 11, quả là loại quả bế, được tạo ra từ một lá noãn, quả không bị nứt nẻ ra khi chín.
Trà hoa cúc có vị đắng nhẹ, hơi cay, tính mát, có khả năng chủ trị giải độc, thanh nhiệt cơ thể, dưỡng tâm, an thần. Trà mang hương thơm nhẹ nhàng, tinh tế khiến người uống mê mẩn ngay từ lần đầu thưởng thức. Đây cũng được xem là một trong những thức uống thanh tao, đầy thi vị trong văn hóa thưởng trà của người Việt và nhiều nước Á Đông.
Trà hoa cúc khô đã được sử dụng qua hàng thập kỷ nhờ vào những lợi ích tuyệt vời của nó đối với sức khỏe con người. Nó là loại trà đại bổ, không có độc tố, rất dễ sử dụng và phù hợp với đại đa số đối tượng. Thành phần dinh dưỡng trong trà cũng rất phong phú. Gồm có: 1 Kcal năng lượng, 0,2g Carbohydrate, 1mg Magie, 0,04g Kẽm, 1mg Natri, 9 mg Kali, 0,08g sắt, 40,3 chất xơ, 1 mcg axit folic, 0,01 Thiamin, 20 IU vitamin A, 0,004mg Riboflavin…
Có thể thấy rằng, trong trà hoa cúc có chứa lượng dồi dào các khoáng chất và vitamin cần thiết đối với sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là chất xơ và vitamin A. Đặc biệt là loại trà thảo mộc này vô cùng tốt cho hệ tim mạch bởi nó không chứa đạm, chất béo và Cholesterol.
Phân biệt các loại trà hoa cúc
Chúng ta có thể dễ dàng tìm mua được hoa cúc khô để pha trà, tuy nhiên nó lại có rất nhiều loại, bạn có thể phân biệt bằng các cách sau đây:
Cúc hoa
Cúc hoa là vị thuốc quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc Đông y. Đây cũng là loại trà hoa cúc mà bạn thường gặp tại các tiệm bán trà thảo mộc, dược liệu hoặc tiệm thuốc bắc. Giống hoa này được người cổ đại ở Châu Á sử dụng làm thuốc trị bệnh từ những năm 500 trước Công Nguyên. Nó cũng là loại thảo mộc đầu tiên được ghi chép dùng làm thuốc. Trong đó, nó cũng xuất hiện trong cuốn “Thần Nông Bản Thảo Kinh” – một trong những sách cổ nhất về nông nghiệp và cây thuốc.
Tới khoảng thế kỷ 12 thì dược lý của cúc hoa được nghiên cứu và diễn giải rõ ràng, cụ thể hơn. Theo các ghi chép về Đông y ở giai đoạn này thì cúc hoa được dùng với công dụng chính là giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, trị viêm mắt cùng một số bệnh ngoài da.
Cúc hoa có hai loại là cúc trắng (cúc hoa) và cúc vàng (dã cúc hoa), về cơ bản thì hai loại này đều có những công dụng tương tự nhau, người dùng có thể chọn mua loại nào cũng được. Thế nhưng, nếu cần phân biệt thì chúng ta có thể phân biệt chúng thông qua hình dạng và màu sắc như:
- Hoa cúc trắng: Có cánh màu trắng, nụ vàng, kích thước lớn từ 2 – 5cm.
- Hoa cúc vàng: Có cánh màu vàng, nụ vàng, kích thước nhỏ từ 1 – 2cm.
Cả cúc trắng và cúc vàng đều giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, hỗ trợ ngủ ngon giấc hơn. Tuy nhiên, theo Đông y thì cúc trắng sẽ có tác dụng tốt hơn đối với phần trên của cơ thể, thích hợp dùng cho những người bị cảm cúm, dị ứng da mặt, thường xuyên mất ngủ. Còn cúc vàng lại hiệu quả hơn đối với phần dưới của cơ thể, thích hợp dùng cho các trường hợp bị mụn nhọt ở tay chân và lưng.
Cúc la mã
Cúc la mã tên khoa học là Chamomile cũng thuộc họ hoa cúc Asteraceae và có tác dụng tương tự. Loại hoa này có cánh nhỏ màu trắng, nụ hoa vàng, kích thước nhỏ chỉ khoảng 0,5 – 1cm. Tên cúc la mã bắt nguồn từ việc một nhà thực vật học người Anh đã phát hiện ra nó mọc hoang tại Đấu Trường La Mã. Người này đã mang giống hoa về trồng rộng rãi ở Anh và trở thành một trong những giống hoa cúc phổ biến nhất tại Châu Âu.
Cúc la mã được sử dụng phổ biến từ thời Trung Cổ với mục đích để trị một số chứng bệnh liên quan tới 4 cơ quan chính là: Tiêu hoá, hô hấp, thần kinh và da. Nó có khả năng giải triệu chứng đau bụng, khó tiêu, khó thở, căng thẳng, mất ngủ, đỏ ngứa ở da.
Trà hoa cúc và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe
Trà hoa cúc được sử dụng rộng rãi trong cả Đông y lẫn Tây y như một vị thuốc quý mang lại hiệu quả cao đối với sức khỏe con người. Trong đó, những công dụng tuyệt vời nhất của loại trà thảo mộc này phải kể đến như:
Hỗ trợ cho giấc ngủ
Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên tỉnh dậy lúc nửa đêm là căn bệnh khá phổ biến ở nhiều độ tuổi. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, tinh thần căng thẳng và khó tập trung vào công việc.
Lúc này, trà hoa cúc có khả năng an thần, giúp bạn dễ đi sâu vào giấc ngủ, hỗ trợ điều trị chứng rối loạn giấc ngủ, ngủ nhanh và sâu giấc hơn. Mặt khác đây còn là cách hỗ trợ trị mất ngủ an toàn, không gây hại cho cơ thể như nhiều loại tân dược khác.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
IBS là hội chứng rối loạn hệ tiêu hóa phổ biến, gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh như: Chán ăn, ăn không ngon, ợ hơi, đầy bụng… Trong trà hoa cúc có chứa nhiều hoạt chất Chamomile, hỗ trợ cho các cơ quan tiêu hóa giảm co thắt, hỗ trợ kích thích hoạt động của dạ dày, giúp thức ăn được hấp thụ dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, với những người mắc hội chứng ruột kích thích, có các biểu hiện như đau bụng khi căng thẳng, lo lắng, đi ngoài nhiều lần. Khi sử dụng trà hoa cúc, các dưỡng chất có trong trà sẽ giúp xoa dịu đi lớp niêm mạc ruột, dạ dày, hỗ trợ quá trình tiêu hóa được diễn ra tốt hơn. Uống trà hoa cúc thường xuyên sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh, giảm các triệu chứng đau dạ dày, đồng thời ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh về đường tiêu hóa.
Tốt cho hệ tim mạch
Thói quen ăn đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, chiên rán nhiều dầu mỡ đã và đang gây ra những tác động tiêu cực cho hệ tim mạch. Bởi lẽ trong các món ăn này đều chứa lượng cholesterol cao, làm tăng khả năng gây ra các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch, khiến mỡ máu tăng cao.
Trong trà hoa cúc có thành phần hoạt chất Flavonoid dồi dào, chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào hệ tuần hoàn, loại bỏ đi lượng cholesterol dư thừa, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Mặt khác, nó còn có tính oxy hóa cao, giúp chống viêm nhiễm, sưng viêm hiệu quả. Nhờ vào công dụng này mà trà hoa cúc ngăn ngừa được các ổ viêm phát triển, điều hòa hệ tuần hoàn, cho bạn một trái tim và cơ thể khỏe mạnh.
Giải tỏa căng thẳng
Căng thẳng có thể xuất hiện do áp lực công việc, học tập, các biến cố trong cuộc sống… bạn nên thư giãn và nghỉ ngơi với một chén trà hoa cúc nóng. Loại trà này có tính ôn, vị thanh mát nên dễ dàng giúp con người thấy sảng khoái, các tổn thương tại hệ thần kinh trung ương dần được làm dịu nhờ những hoạt chất có trong trà.
Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng, trong trà hoa cúc có nhiều hoạt chất giúp điều hòa cảm xúc tiết ra từ trung khu thần kinh. Đồng thời nó cũng rất tốt cho việc nuôi dưỡng hệ thần kinh và não bộ, cải thiện trí nhớ, tăng cường sự minh mẫn.
Thanh nhiệt, giải độc gan
Khi gan tích tụ nhiều độc tố sẽ gây ra hiện tượng vàng da, chán ăn, nổi mụn nhọt và nhiều triệu chứng khác. Lúc này, chúng ta cần thanh lọc cơ thể nhằm loại bỏ các độc tố có trong gan, và trà hoa cúc đã được chứng minh là có thể làm nhiệm vụ trên vô cùng hiệu quả. Mặt khác, nó cũng xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông y loại bỏ độc tố cơ thể, mà đặc biệt là điều trị các loại viêm gan.
Chống lão hóa
Hoa cúc có tính ôn, chứa nhiều chất chống oxy hóa tế bào, chống lại các gốc tự do nên thường được sử dụng để làm chậm lại quá trình lão hóa. Đặc biệt là với nữ giới sau tuổi 35, khi đã trải qua quá trình sinh nở thì các dấu hiệu lão hóa thường thể hiện sớm trên da và tóc, khiến nhiều chị em lo lắng, mất tự tin.
Khi này, uống trà hoa cúc sẽ giúp chống lại quá trình oxy hóa của tế bào, kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào mới trên da. Nhờ đó mà làn da trở nên căng bóng, mịn màng hơn, thu nhỏ lỗ chân lông, tình trạng mụn, nám, tàn nhang cũng dần mờ đi, mang đến làn da đẹp, tươi tắn hơn. Bạn nên duy trì thói quen dùng trà hoa cúc để có được sức khỏe tốt cũng như sắc vóc như mong muốn.
Giảm đau dạ dày
Đau dạ dày là bệnh dai dẳng, phải điều trị lâu dài và rất khó chữa khỏi. Nếu người bệnh không có chế độ ăn uống phù hợp, khoa học thì khả năng bệnh tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn là rất cao. Do đó, ngoài việc sử dụng các biện pháp điều trị bệnh đau dạ dày cấp tính thì chúng ta cũng nên dùng thêm trà hoa cúc để làm dịu cơn đau và giúp đẩy nhanh tiến trình.
Trong trà hoa cúc chứa nhiều dược tính chống viêm, xoa dịu nhiều ổ viêm nhiễm, gây đau đớn cho người bệnh. Đồng thời nó còn làm dịu thành ruột, xoa dịu các cơn đau, sau đó kích thích niêm mạc dạ dày. Nhờ đó mà thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn, các chất dinh dưỡng cũng được hấp thu một cách nhanh chóng hơn xuống niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy mà nó được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm chữa đau dạ dày an toàn, lành tính nên bạn có thể an tâm sử dụng.
Cân bằng lượng đường huyết
Trà hoa cúc cũng là vị dược liệu mang tới khả năng cân bằng và điều hòa đường huyết rất hiệu quả. Trong loại trà này không chứa chất béo hay cholesterol nên có lợi cho việc giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định. Mặt khác nó còn hỗ trợ điều chỉnh lượng glucose và insulin trong máu, giúp người bệnh ngăn ngừa các biến chứng về tiểu đường gây ra, giữ cho cơ thể luôn được khỏe mạnh, rất phù hợp với những ai bị bệnh béo phì hoặc tiểu đường.
Trị cảm lạnh
Thời tiết đặc trưng ở Việt Nam chính là nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè và khô hanh vào mùa đông, bởi vậy nên rất dễ gây ra tình trạng cảm cúm, viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, một trong những công dụng tuyệt vời khác của hoa cúc đối với sức khỏe chính là giải cảm, ngăn ngừa virus tấn công. Nó có khả năng làm giảm nhanh nhiều triệu chứng như: Sốt, ho, nhức đầu, chảy nước mũi… Bạn chỉ cần uống một tách trà hoa cúc ấm nóng và ngủ một giấc thì cơ thể sẽ được dần phục hồi.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể xông bằng cách hít hơi nóng từ trà hoa cúc nóng để ngăn ngừa chứng chảy nước mũi, ngạt mũi, giảm đau họng, viêm họng. Cần lưu ý là khi trị cảm cúm thì bạn nên dùng trà nóng, không nên dùng trà nguội đã pha lâu bởi nó không tốt cho sức khỏe.
Chữa đau bụng kinh
Có thể bạn chưa biết, trà thảo dược hoa cúc có khả năng làm tăng hoạt chất, giúp giảm triệu chứng của các cơn co thắt cơ tử cung trong thời kỳ kinh nguyệt, chính vì thế mà làm giảm các cơn đau bụng kinh khó chịu. Ngoài ra, chị em cũng nên dùng dầu chiết xuất từ hoa cúc để xoa lên vùng bụng dưới nhằm làm dịu các cơn đau.
Tuy nhiên, mẹ bầu lại cần đặc biệt thận trọng trong quá trình sử dụng loại trà này, bởi nó có khả năng tác động và làm ảnh hưởng tới bào thai trong bụng.
Ngăn ngừa ung thư
Theo các nghiên cứu của Mỹ đã phát hiện ra chất apigenin có trong hoa cúc có khả năng ngăn ngừa và ức chế các tế bào ung thư lan rộng, đồng thời hỗ trợ các loại thuốc trị ung thư phát huy hiệu quả tốt hơn. Còn trong các nghiên cứu ống nghiệm, hoạt chất apigenin được chứng minh là chống lại được các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú, da, đường tiêu hóa, tuyến tiền liệt và tử cung.
Chưa hết, một nghiên cứu khác được thực hiện trên 537 người cũng đã quan sát thấy, những người uống trà hoa cúc thường xuyên (2 – 6 lần mỗi tuần) có nguy cơ mắc phải ung thư tuyến giáp thấp hơn đáng kể so với những người không sử dụng.
Làm đẹp da
Các hoạt chất Chamoline và chất chống oxy hóa trong trà hoa cúc có khả năng chống lại các tế bào gây lão hóa cho da. Đồng thời một tác dụng khác của nó mà ít người biết đến là chống viêm, giảm sưng hiệu quả. Chính vì vậy mà uống trà có thể giúp bạn giảm nhanh tình trạng mụn bọc, mụn trứng cá, tình trạng sưng mủ do vi khuẩn gây ra.
Chưa hết, uống trà hoa cúc mỗi ngày cũng là cách hiệu quả để mang lại độ ẩm tối ưu cho làn da. Các độc tố có trong cơ thể sẽ được đào thải ra ngoài, giúp làn da trở nên trắng, đẹp mịn màng từ sâu bên trong. Nhờ vào những hiệu quả tích cực này mà loại trà này được rất nhiều chị em tin tưởng và sử dụng.
Uống trà hoa cúc như thế nào là đúng cách và tốt nhất
Có thể thấy, trà hoa cúc không chỉ là thức uống tao nhã thường ngày, mà nó còn mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Đặc biệt, nếu biết sử dụng đúng cách thì loại trà thảo mộc còn có thể phát huy được nhiều khả năng tuyệt vời của nó nữa.
Cách pha trà hoa cúc
Trà hoa cúc có hương thơm nhẹ nhàng, thanh tao và rất dễ uống, trà sẽ thơm ngon hơn nếu được kết hợp đúng cách, ủ trong thời gian vừa đủ. Cách pha cũng tương đối đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian, nhưng đòi hỏi sự cẩn trọng, tỉ mỉ. Cụ thể:
- Chuẩn bị: 10g trà hoa cúc, 10ml mật ong, nước lọc đun sôi.
- Đầu tiên, cho trà vào trong ấm và thêm nước sôi vào, khi thêm nước nên đổ thật từ từ, nước sôi ở nhiệt độ 70 – 80 độ C là thích hợp nhất.
- Sau đó đậy nắp ủ trong vòng khoảng 2 phút thì tiếp tục cho thêm 10mn mật ong vào và đợi thêm 5 phút để trà ngấm hoàn toàn.
- Ủ xong là có dùng ngay, bạn rót trà ra tách và thưởng thức khi còn ấm nóng. Nếu bạn thích uống lạnh thì có thể cho vào bình để bảo quản trong tủ mát để uống dần, nhưng chỉ nên uống trong ngày.
- Bạn cũng có thể kết hợp trà cùng bánh ngọt để tăng cảm giác ngon miệng, phần bã trà có thể dùng đắp mặt dưỡng da rất hiệu quả.
Trà hoa cúc nên uống khi nào thì tốt nhất?
Bất cứ loại trà nào cũng nên được uống vào thời gian thích hợp để phát huy tác dụng và tránh làm ảnh hưởng tới cơ thể. Đối với trà thảo mộc hoa cúc, bạn có thể uống hàng ngày tuy nhiên nên tránh lúc đói hoặc lúc đang quá no. Bởi nếu uống khi dạ dày trống, lượng đường trong máu đang giảm mạnh, có thể gây ra tình trạng “say” trà, dẫn đến chóng mặt, buồn nôn, đầy bụng…
Thời gian thích hợp nhất để uống trà đó là 30 phút sau khi ăn xong và trước khi đi ngủ 30 phút. Đây là những thời điểm “vàng” giúp cơ thể có thể hấp thụ được trọn vẹn dưỡng chất trong trà. Trong một số trường hợp, các bác sĩ cũng khuyên bạn nên sử dụng trà thay cho nước giải khát, tùy vào thể trạng của mỗi người. Cụ thể là:
- Sau khi ăn nhiều đồ dầu mỡ: Bình thường, lượng thức ăn nhiều dầu mỡ phải mất tới 4 tiếng mới có thể tiêu hóa hết được. Tuy nhiên nếu uống trà hoa cúc sau khi ăn thì hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ được kích thích, giúp quá trình tiêu hóa được diễn ra nhanh chóng, đồng tránh cảm giác ngán và chướng bụng.
- Sau khi ăn nhiều đồ mặn: Khi ăn mặn, lượng muối trong cơ thể sẽ tăng cao, vậy nên bạn cần uống trà hoa cúc khô để có thể trung hòa lượng muối trong cơ thể, mặt khác đào thải lượng muối dư thừa.
- Sau khi vận động mạnh, ra nhiều mồ hôi: Sau quá trình vận động mạnh, cơ thể sẽ nóng lên, ra nhiều mồ hôi, mất đi một lượng nước đáng kể, gây ra tình trạng mệt mỏi, chóng váng. Lúc này uống trà thảo dược hoa cúc cũng là giải pháp tối ưu giúp bạn nhanh chóng bù lại lượng nước và năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng nên uống trà hoa cúc 3 lần mỗi ngày. Một ly vào sau bữa sáng 30 phút giúp đầu óc tỉnh táo, tràn đầy năng lượng để học tập, làm việc, một ly vào buổi trưa để giúp cơ thể được thoải mái, thư giãn. Cuối cùng là một ly vào sau bữa tối hoặc trước khi đi ngủ 30 phút giúp cơ thể đào thải độc tố sau một ngày dài và ngủ ngon giấc hơn.
Trà hoa cúc loại nào ngon?
Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có hơn 60 loại hoa cúc và tại Việt Nam có tới 15 loại phổ biến như: Cúc tiến vua, cúc đại đóa, cúc trắng, cúc vàng, cúc vạn thọ, cúc hymalaya, cúc la mã… Chúng đều đã được chứng minh và đánh giá mang tới nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe con người. Thế nhưng loài cúc có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất vẫn là cúc vàng và cúc trắng. Trong đó:
- Trà cúc trắng: Những bông cúc trắng sẽ được thu hái vào khoảng tháng 7 hàng năm, chúng có vị đắng và hơi nồng, có khả năng tiêu độc và thanh nhiệt cho cơ thể.
- Trà cúc vàng: Còn được gọi là cúc tiến vua, có kích thước nhỏ, nhiều cánh, hương vị đắng dịu nhẹ, thơm thoang thoảng và không quá nồng như cúc trắng. Loại hoa này có công dụng cao trong việc an thần, giúp tinh thần dễ chịu, thư thái hơn, bồi bổ cơ thể và nâng cao hệ miễn dịch.
Trà hoa cúc giá bao nhiêu, mua ở đâu uy tín?
Trên thị trường hiện nay, trà hoa cúc được bày bán rộng rãi với mức giá vô cùng đa dạng. Giá của trà sẽ phụ thuộc vào chất lượng và loại của nó như thế nào, bạn có thể tham khảo qua mức giá sau đây:
- Trà dạng túi lọc: Giá dao động từ 90.000 – 350.000 đồng/hộp, tùy vào khối lượng. Loại trà này có ưu điểm dễ sử dụng, tiện lợi nhưng rất khó để kiểm tra chất lượng, vì vậy bạn chỉ nên mua của các thương hiệu hoặc cơ sở cung cấp uy tín.
- Trà dạng hòa tan: Có giá dao động từ 50.000 – 150.000 đồng, tuy nhiên theo đánh giá thì hàm lượng dưỡng chất trong loại trà này rất ít, chứa nhiều chất tạo màu, tạo mùi, có thể lẫn cả tạp chất không tốt cho sức khỏe.
- Trà hoa cúc nguyên bông: Có giá dao động từ 350.000 – 600.000 đồng/kg, đây là loại trà hoa cúc tốt nhất, có thể sử dụng theo nhiều cách (pha trà hoặc kết hợp cùng các loại dược liệu khác), dược tính trong trà giữ được gần như là nguyên vẹn.
Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng trà hoa cúc
Trong quá trình sử dụng hoa cúc khô để giải khát hoặc trị bệnh, người dùng thường gặp một số vướng mắc như:
Mang thai có uống trà hoa cúc được không?
Trà hoa cúc có tác dụng bồi bổ cơ thể, uống với lượng vừa phải có thể làm dịu nhanh các cơn ốm nghén. Thế nhưng nếu có lạm dụng lại dễ gây ra tác dụng ngược cho bà bầu, làm ảnh hưởng tới thai nhi. Tốt nhất, phụ nữ trong thời gian thai kỳ chỉ nên sử dụng ít hơn 15g hoa cúc khô để pha trà, hoặc mỗi ngày uống từ 1 – 2 tách nhỏ. Để đảm bảo an toàn, bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn sử dụng.
Dùng nhiều trà hoa cúc có tốt không?
Với những công dụng kể trên, trà hoa cúc đã trở thành thức uống được nhiều người lựa chọn và ưa thích, đồng thời cũng được các chuyên gia về dinh dưỡng khuyên dùng. Tuy nhiên mỗi người sẽ có cơ địa khác nhau, chính vì vậy mà liều lượng sử dụng và hiệu quả mà nó mang lại là hoàn toàn khác nhau. Điều quan trọng nhất là bạn cần sử dụng đúng cách để trà phát huy được hết tác dụng mà không làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Để đạt được hiệu quả cao nhất thì chúng ta chỉ nên dùng trà hoa cúc với liều lượng vừa đủ, không nên quá lạm dụng. Khi sử dụng một lượng lớn trà hoa cúc hay uống khi bụng đang đói có thể gây ra cảm giác buồn nôn, nôn mửa hoặc khó tiêu. Trường hợp nghiêm trọng hơn còn dẫn đến chứng sưng họng, khó thở, sốc phản vệ nếu uống quá nhiều so với liều lượng cho phép, vì vậy chúng ta nên cân đối liều lượng sao cho phù hợp với thể trạng mỗi ngày.
Bên cạnh đó, nếu bị dị ứng với hoa cúc hoặc bồ công anh thì bạn không nên dùng loại trà này. Việc mẫn cảm với hoa cúc có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng. Người có huyết áp thấp cũng nên tránh xa, bởi tính ôn và vị mát của trà sẽ làm lượng đường huyết trong máu giảm nhanh, dẫn tới chóng mặt, ngất xỉu.
Uống trà hoa cúc có gây ra các tác dụng phụ không?
Tuy là thức uống giải khát bổ dưỡng, giải nhiệt tốt, thế nhưng trà thảo mộc hoa cúc cũng vẫn có khả năng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng người dùng vẫn nên cẩn trọng, cụ thể là:
- Gây kích ứng da hoặc mẩn đỏ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nguyên nhân là do nhiều người bị dị ứng với hoạt chất alantolactone có trong hoa cúc.
- Người bị hen suyễn uống trà có thể khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, nguyên nhân là do trong hoa cúc chứa một số chất kích thích đường hô hấp và các cơn ho. Mặt khác, nếu có tiền sử hen suyễn bạn cũng nên cẩn trọng khi sử dụng các sản phẩm khác có chứa hoa cúc hoặc những loại thực vật cùng họ với hoa cúc.
- Khi đang sử dụng một số loại thuốc tân dược chống đông máu như Heparin, Clopidogrel… bạn cũng không nên dùng trà hoa cúc, bởi nói có thể làm giảm tác dụng của thuốc đối với cơ thể, đồng thời gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn khác.
Là thức uống không quá đắt đỏ, thế nhưng những công dụng tuyệt vời mà trà hoa cúc mang lại cho sức khỏe con người lại không thể phủ nhận được. Để đạt được hiệu quả cao, bạn nên sử dụng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia, đồng thời chọn được nơi bán thật sự uy tín để đảm bảo an toàn và tránh các tác dụng không mong muốn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!