Nhổ Răng Sữa Bao Lâu Mọc Lại? Nguyên Nhân Và Biện Pháp Chăm Sóc
Nhổ răng sữa bao lâu mọc lại là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Vì hiện nay, có rất nhiều trẻ gặp phải tình trạng răng sữa rụng đi lâu mọc răng vĩnh viễn lại. Để nhận biết cũng như xử lý kịp thời vấn đề lâu mọc răng của trẻ, cha mẹ cũng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Nhổ răng sữa bao lâu mọc lại? Các yếu tố quyết định
Thông thường, sau khi nhổ răng sữa răng vĩnh viễn sẽ mọc lên trong khoảng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ nhổ răng sữa lâu mọc lại, khoảng từ 1 – 2 tháng sau răng bắt đầu mới nhú ra. Theo các bác sĩ đây là hiện tượng bình thường, phụ huynh không nên quá lo lắng.
Vì nhổ răng bao lâu mọc lại còn ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như:
Số lượng chân răng:
Đối với những chiếc răng có 1 chân sẽ mọc lên nhanh hơn so với các răng có nhiều chân. Cụ thể thời gian mọc lại sau khi nhổ răng sữa của các loại răng này như sau:
- Răng cửa: Từ 2 – 4 tuần sau khi răng sữa rụng đi, răng cửa vĩnh viễn mới mọc lên.
- Răng nanh: Sau khoảng 2 – 4 tuần nhổ răng sữa, răng nanh vĩnh viễn sẽ mọc lên.
- Răng hàm nhỏ: Sau 1 – 2 tháng kể từ khi rụng răng, răng hàm nhỏ mới bắt đầu có dấu hiệu nhú lên.
Khoảng trống trên cung hàm:
Răng sữa của trẻ thường lung lay và rụng đi lần lượt theo vị trí răng đã mọc lên ban đầu. Thông thường sẽ là 4 chiếc răng cửa rồi mới đến răng nanh, răng hàm nhỏ và răng hàm lớn. Nếu quy luật này bị phá vỡ thì các răng mọc sau sẽ còn lại ít khoảng trống và lâu nhú lên hơn.
Sức khỏe răng miệng của trẻ
Đối với trẻ có sức khỏe răng miệng tốt, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ thì răng sẽ mọc lên đúng thời gian quy định. Những trẻ mắc các bệnh lý về nha khoa như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… thì thời gian mọc răng có thể bị ảnh hưởng và lâu mọc lên hơn so với trẻ bình thường.
Sức khỏe tổng thể của trẻ
Nhổ răng sữa bao lâu mọc lại có thể do sức khỏe tổng thể của trẻ. Nếu cơ thể trẻ thiếu hụt dinh dưỡng, nhất là các chất giúp răng mọc lên khỏe mạnh như vitamin D, canxi sẽ khiến mầm răng yếu, không đâm được qua nướu.
Tuy nhiên, nếu sau 2 tháng răng của trẻ không có dấu hiệu mọc lại cha mẹ cần đưa trẻ đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám. Tại đây các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ nhổ răng sữa lâu mọc lại
Tình trạng răng trẻ mọc chậm hơn so với quy định rất dễ gặp phải trong cuộc sống hiện nay. Nguyên nhân chính khiến răng vĩnh viễn mọc chậm thường do:
- Tình trạng răng mọc ngầm, mọc lệch: Những chiếc răng không mọc lên đúng vị trí trên cung hàm mà có xu hướng mọc lệch sang răng bên cạnh nên sẽ mọc lên chậm và có thể mọc ngầm bên trong gây nhiều đau đớn cho trẻ.
- Nướu của trẻ bị xơ hóa: Nướu bị xơ hóa sẽ cứng và dày hơn so với bình thường, điều này khiến mầm răng mới khó trồi lên được.
- Thiếu mầm răng: Mầm răng bị thiếu có thể do bẩm sinh hoặc đã bị tổn thương khi trẻ vô tình bị va đập. Trường hợp này rất dễ gặp phải do mẹ không chăm sóc tốt khi mang thai và khi còn nhỏ trẻ rất hiếu động, nghịch ngợm.
- Thiếu dinh dưỡng: Nếu cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ khiến thời gian thay răng kéo dài.
- Thói quen xấu ở trẻ: Nếu trẻ mút tay, đẩy lưỡi, bú bình, nghiến răng thường xuyên cũng sẽ khiến răng trẻ mọc chậm hơn.
Tham khảo:
Ở trẻ nhỏ, khi răng nhổ lâu mọc có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Răng trẻ mọc lẩy, mọc ngầm, mọc lệch làm ảnh hưởng tới nướu và răng xung quanh. Vấn đề này có thể gây ra sưng má, mưng mủ hoặc các bệnh về nha chu khác.
- Răng bị mất quá lâu ảnh hưởng đến xương hàm, trường hợp nặng có xu hướng bị tiêu biến khiến cung hàm thu hẹp hoặc viêm xương hàm. Nếu gặp phải biến chứng này, trong tương lai trẻ có thể bị móm, hô vẩu.
- Răng vĩnh viễn mọc lên khi các răng bên cạnh đã mọc đủ nên bị thiếu khoảng trống dẫn đến tình trạng mọc khấp khểnh, lộn xộn gây mất thẩm mỹ.
- Răng sữa bị mất quá lâu, các khoảng trống trên cung hàm có thể ảnh hưởng đến phát âm của trẻ, khiến trẻ dễ bị ngọng, nói không rõ ràng.
- Trong một số ít trường hợp trẻ nhổ răng sữa lâu mọc lại có thể gây tiêu xương hàm gây biến dạng khuôn mặt.
Đối với tình trạng nhổ răng sữa lâu mọc lại, giải pháp khắc phục tốt nhất là cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Sau khi thực hiện các bước thăm khám, tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ chỉ định áp dụng một số giải pháp sau:
- Trường hợp nướu dày: Bác sĩ sẽ sẽ thực hiện thủ thuật cắt bỏ phần nướu dày làm lộ chân răng giúp răng vĩnh viễn mọc lên dễ dàng hơn. Đây là thủ thuật đơn giản, không gây đau đớn cho trẻ và răng sẽ mọc lên sau khoảng 4 tuần.
- Răng mọc ngầm hoặc mọc lệch: Đối với trường hợp mọc lệch bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu để lộ mầm răng giúp răng mọc lên như bình thường. Sau đó, khi răng mọc lên bị xô lệch, bác sĩ sẽ tiến hành niềng răng cho trẻ để đưa chúng về đúng vị trí trên cung hàm.
- Trường hợp thiếu mầm răng hoặc răng cứng khớp: Nếu trẻ gặp tình trạng này thì giải pháp tốt nhất là trồng răng giả để khôi phục chức năng ăn nhai của trẻ và giúp đảm bảo thẩm mỹ.
- Thiếu dinh dưỡng: Bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ bổ sung các chất dinh dưỡng mà trẻ đang thiếu. Trong đó việc bổ sung vitamin D và canxi là quan trọng nhất giúp mầm răng khỏe mạnh dễ mọc hơn. Có 2 cách để bổ sung các chất dinh dưỡng là thay đổi khẩu phần ăn uống hoặc cho trẻ sử dụng các loại thuốc ở dạng uống.
Biện pháp chăm sóc trẻ sau khi nhổ răng sữa
Ngoài việc quan tâm đến sau khi nhổ răng sữa sau bao lâu thì mọc lại, cha mẹ cũng cần chú ý chăm sóc trẻ sau khi nhổ răng để răng con mọc lên đúng quy trình và đều đẹp hơn. Do đó cha mẹ cần:
- Nên vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên và đúng cách: Cha mẹ cần tạo thói quen đánh răng cho trẻ ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Sau khi ăn cần cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng chuyên dụng để loại sạch mảng bám tích tụ vi khuẩn gây bệnh.
- Chú ý đến dinh dưỡng của trẻ: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian mọc răng cũng như sức khỏe răng miệng của trẻ. Vậy nên, cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho con, đặc biệt nên bổ sung các chất giúp răng chắc khỏe như vitamin, canxi, kẽm, magie,… Đối với trẻ biếng ăn, phụ huynh cũng nên thay đổi món ăn thường xuyên để kích thích khả năng ham ăn của trẻ.
- Tránh sử dụng thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Trẻ rất thích uống nước có gas và ăn đồ ngọt, tuy nhiên các loại đồ ăn, đồ uống này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng. Ngoài ra, cho trẻ ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng khiến răng trẻ nhạy cảm và làm răng vĩnh viễn mọc lâu hơn.
- Loại bỏ các thói quen xấu: Trẻ cũng hay có những thói quen xấu làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng như lấy lưỡi đẩy răng, mút tay, nghiến răng khi ngủ, bú bình, gặp đồ vật cứng,… Cha mẹ cần chú ý hơn, khi thấy con xuất hiện các thói quen này cần áp dụng các biện pháp giúp trẻ không thực hiện nữa.
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên: Việc kiểm tra răng miệng giúp phát hiện và có giải pháp phòng ngừa các vấn đề xấu về răng miệng có thể xảy ra. Do đó, ngay cả khi trẻ chưa có biểu hiện bệnh về răng, cha mẹ cũng nên cho bé tới nha khoa thăm khám sức khỏe miệng định kỳ 6 tháng/lần.
Trên đây là một số kiến thức giải đáp cho câu hỏi nhổ răng sữa bao lâu mọc lại ở trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ còn băn khoăn về thời gian cũng như tình trạng thay răng của con, có thể trực tiếp đến các cơ sở nha khoa để nhờ bác sĩ thăm khám và tư vấn thêm.
Xem ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!