Cách nhổ răng sữa cho bé tại nhà an toàn không đau

Trong quá trình phát triển của trẻ, răng sữa sẽ rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc và thực hiện chức năng an nhai. Tuy nhiên một số trường hợp răng không thể tự rụng, nếu không có sự can thiệp để kịp thời loại bỏ có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy khi nào nên nhổ răng sữa cho bé, thực hiện như thế nào sẽ đảm bảo an toàn? Để nắm rõ những kiến thức trước khi nhổ răng cho con, bạn hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Răng sữa là gì? Các giai đoạn thay răng của bé

Răng sữa là răng xuất hiện đầu tiên trong quá trình trẻ được sinh ra và lớn lên, thường mọc khi trẻ bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi. Đối với người bình thường, hàm răng sữa sẽ bao gồm 10 chiếc ở hàm trên và 10 chiếc hàm dưới, chúng tồn tại ở khoang miệng trong một thời gian nhất định và sẽ rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.

Răng sữa là răng xuất hiện đầu tiên trong quá trình trẻ được sinh ra và lớn lên
Răng sữa là răng xuất hiện đầu tiên trong quá trình trẻ được sinh ra và lớn lên

Rất nhiều người nghĩ rằng răng sữa không quan trọng, tuy nhiên trên thực tế, chúng lại mang đến nhiều lợi ích đối với răng miệng và sức khỏe tổng thể. Cụ thể:

  • Răng sữa ở giai đoạn đầu đời đóng vai trò nhai, nghiền nát thức ăn, đặc biệt trong thời kỳ bé bắt đầu ăn dặm.
  • Răng sữa hỗ trợ xương hàm phát triển. Từ sau 6 tháng tuổi, khi bé ăn nhai, cắn thức ăn sẽ tạo cơ hội để cơ và xương hàm phát triển bình thường, đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.
  • Trẻ có thể phát âm đúng chuẩn, tránh tình trạng nói ngọng, không rõ từ nhờ sự phát triển bình thường của răng sữa.
  • Răng sữa tạo điều kiện cho các răng vĩnh viễn sau này mọc đúng vị trí, không bị lệch lạc. Một số trường hợp răng sữa bị sâu, hỏng bắt buộc phải nhổ sớm có thể dẫn đến hiện tượng răng mọc chậm, lệch khớp cắn, mọc không đều,…

Cũng bởi vậy, phụ huynh nên chú ý hơn đến răng sữa và quan tâm đến vấn đề nhổ răng sữa cho trẻ đúng thời điểm để đảm bảo quá trình phát triển bình thường của hàm răng nói riêng và cơ thể nói chung.

Theo quy luật tự nhiên, đến một giai đoạn nhất định, tùy mỗi người, răng sữa sẽ tự rụng đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn theo đúng thứ tự răng mọc trước sẽ thay trước.

Xem thêm: Có Nên Nhổ Răng Sữa Chưa Lung Lay Không? Lưu Ý Cần Nhớ

Các nhà khoa học đã tìm hiểu và kết luận rằng, độ tuổi thay răng sữa ở trẻ chia thành các giai đoạn sau:

  • Từ 6 – 7 tuổi: Hai răng cửa giữa sẽ rụng, nhường chỗ cho răng cửa vĩnh viễn bắt đầu mọc.
  • Từ 8 – 9 tuổi: Hai răng cửa bên cạnh sẽ rụng.
  • Từ 9 – 10 tuổi: Các răng nanh sữa rụng để răng nanh vĩnh viễn mọc lên.
  • Từ 10 – 11 tuổi: Răng hàm sữa đầu tiên được thay bằng răng tiền hàm (răng cối nhỏ) vĩnh viễn.
  • Từ 11 – 12 tuổi: Răng hàm sữa thứ hai rụng, răng cối nhỏ sẽ mọc, đồng thời lúc này trẻ cũng mọc răng cối lớn thứ hai.
Từ 6 tuổi, răng sữa của trẻ bắt đầu rụng đi
Từ 6 tuổi, răng sữa của trẻ bắt đầu rụng đi

Thời điểm nên thực hiện nhổ răng sữa cho bé?

Trong thời gian khi con trẻ từ 6 – 12 tuổi, cha mẹ nên chú ý để nhận biết răng sữa lung lay và tìm cách nhổ đúng lúc. Nếu không được nhổ bỏ, răng có thể bị rơi ra trong quá trình ăn uống, vận động, lúc này trẻ dễ nuốt nhầm, vô cùng nguy hiểm.

Có một số trường hợp đã đến thời điểm thay răng vĩnh viễn nhưng răng sữa chưa lung lay, khi đó răng mới mọc lên không có chỗ, bị trồi lên và lệch ra khỏi vị trí đã được ấn định trên hàm. Bởi vậy, phụ huynh hãy theo sát quá trình thay răng của con để kịp thời nhổ bỏ khi cần thiết, tránh những ảnh hưởng về sau.

Các trường hợp cần nhổ răng sữa cho bé:

  • Răng sữa đang gặp các vấn đề như sâu, vỡ, mẻ, sún,….
  • Trẻ mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi, chết tủy răng, nhiễm trùng chân răng,…
  • Nhìn thấy răng vĩnh viễn đã trồi lên nhưng răng sữa không có dấu hiệu lung lay hoặc đã lung lay lâu ngày nhưng không rụng.
  • Trường hợp răng sữa bị tụt nướu, viêm nhiễm và có nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng cần được điều trị trước khi nhổ răng.

Việc nhổ răng sữa đúng thời điểm giúp răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, tránh tình trạng lệch lạc, gây ra một số bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và đảm bảo trẻ có hàm răng đẹp, chắc khỏe nhất về sau.

Tuy nhiên có rất nhiều phụ huynh do chưa có kiến thức về răng sữa nên đã nhổ răng cho con từ quá sớm. Điều này cũng khiến răng bị xáo trộn, mọc không đều, không đẹp, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Tham khảo: Nhổ Răng Sữa Lung Lay NÊN Hay KHÔNG NÊN?

Nhổ răng sữa cho bé khi còn quá nhỏ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu
Nhổ răng sữa cho bé khi còn quá nhỏ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu

Nếu trẻ không gặp các bệnh lý nghiêm trọng về răng miệng, việc nhổ răng sữa quá sớm còn khiến vị trí răng trên cung hàm bị trống một thời gian dài, không chỉ tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ mà còn làm giảm khả năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn. Lúc này sự phát triển của mô và xương hàm bị hạn chế và làm chậm quá trình thay răng so với bạn bè cùng lứa tuổi. Đặc biệt để tình trạng lợi bị trống lâu ngày còn gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu khi răng mới mọc lên.

Có nên nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà không?

Như đã nói, theo quy luật, đến một giai đoạn nhất định, răng sữa sẽ tự lung lay và rụng đi, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí cần thay thế. Tuy nhiên có không ít trường hợp đã đến tuổi cần thay răng nhưng răng sữa không có dấu hiệu lung lay hoặc không thể tự rụng. Trong khi đó răng vĩnh viễn đã bắt đầu mọc lên nhưng không có chỗ trống, lúc này cha mẹ có thể nhổ răng sữa cho bé tại nhà.

Cần chú ý nếu thực hiện không đúng thao tác, không đảm bảo vệ sinh sẽ gây nên tổn thương nghiêm trọng cho con trẻ và xuất hiện một số biến chứng như:

  • Không loại bỏ hoàn toàn chân răng hoặc dụng cụ thiếu vệ sinh dẫn đến nhiễm trùng, viêm lợi hoặc áp xe răng lan rộng gây sưng mặt.
  • Không có kỹ năng xử lý vết thương khiến chảy máu nhiều.
  • Lực tác động mạnh khiến trẻ sợ hãi, lo lắng, quấy khóc hay vô tình nuốt phải răng vừa nhổ.
  • Một số trẻ có cơ địa yếu, bị chứng suy giảm miễn dịch, thần kinh yếu hoặc bị các bệnh lý về tim mạch, khi nhổ răng tại nhà có thể bị nhiễm trùng máu, suy đa cơ quan, sốc nhiễm trùng và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Do lo lắng về những biến chứng và ảnh hưởng xấu đến răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể của con trẻ, các bậc phụ huynh thường hạn chế tự nhổ răng tại nhà, thay vào đó sẽ mang con đến cơ sở nha khoa để thực hiện nhổ bỏ răng sữa.

Nhổ răng không đúng cách có thể khiến trẻ quấy khóc
Nhổ răng không đúng cách có thể khiến trẻ quấy khóc

Cách nhổ răng sữa cho trẻ đảm bảo an toàn

Nhổ răng sữa đúng thời điểm là việc làm vô cùng quan trọng nhằm giúp con có sự phát triển tốt nhất, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính thẩm mỹ của răng miệng. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhổ răng như thế nào để đảm bảo an toàn nhất.

Nhổ răng tại nhà

Rất nhiều trường hợp phụ huynh muốn tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà vì đây là việc khá đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ năng hay dụng cụ phức tạp, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian. Để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến con trẻ, cha mẹ cần thực hiện theo đúng hướng dẫn dưới đây:

Xem thêm: Răng Trẻ Mọc Lẫy Là Gì?

  • Bước 1: Rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn, sau đó lau khô.
  • Bước 2: Bạn có thể khuyến khích con tự lắc lư răng hoặc trực tiếp dùng tay mình để thực hiện nhằm xác định chính xác tình trạng răng, liệu đã nhổ được hay chưa.
  • Bước 3: Khi răng sữa có thể nhổ, bạn dùng miếng gạc sạch để giữ tại vị trí chân răng, tiếp đến dùng lực tác động nhẹ và nhổ răng một cách dứt khoát rồi nhanh chóng đưa răng ra khỏi miệng của con.
  • Bước 4: Lúc này hãy dùng thêm một miếng gạc sạch đè lên vùng nướu vừa nhổ răng nhằm mục đích cầm máu. Hiện tượng chảy máu có thể xảy ra khoảng 1 – 2 phút, bạn nên động viên, trấn an tinh thần để con bớt hoảng sợ.
  • Bước 5: Hướng dẫn bé súc miệng để làm sạch máu và tránh vi khuẩn xâm nhập, đồng thời kiểm tra lại vị trí vừa nhổ răng để chắc chắn rằng chân răng đã được loại bỏ hoàn toàn.
Chú ý cẩn thận khi nhổ răng cho con tại nhà
Chú ý cẩn thận khi nhổ răng cho con tại nhà

Nhổ răng tại nha khoa

Thực tế đã có không ít trường hợp nhổ răng sữa cho bé tại nhà gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nên phụ huynh cũng có xu hướng cho con đến nha khoa để an tâm hơn khi nhổ răng sữa. Quy trình nhổ răng đúng chuẩn tại nha khoa như sau:

  • Thăm khám tổng quát: Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng cho trẻ để phát hiện các bệnh lý nếu có, đồng thời cân nhắc xem liệu trẻ có đủ điều kiện để tiến hành nhổ răng sữa tại thời điểm đó hay không. Tiếp đến trao đổi thông tin, tư vấn quá trình và số lượng răng cần nhổ với phụ huynh, nếu phụ huynh đồng ý sẽ thực hiện nhổ răng.
  • Làm sạch răng miệng và gây tê: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là việc làm cần thiết để loại bỏ những tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thực hiện, tránh tình trạng nhiễm trùng, đảm bảo an toàn cho trẻ. Đồng thời, bác sĩ sẽ gây tê cho bé theo đúng quy trình.
  • Nhổ răng: Khi thuốc gây tê đã phát huy tác dụng, bác sĩ trực tiếp nhổ răng cho bé. Hoạt động này được diễn ra trong môi trường vô trùng, có sử dụng các thiết bị máy móc chuyên dụng nên thời gian thực hiện nhanh, không gây đau đớn hay xâm lấn.
  • Kê đơn thuốc và hướng dẫn: Khi răng đã được nhổ bỏ thành công, bác sĩ lúc này sẽ kê đơn thuốc chống viêm, giảm đau cho trẻ. Bên cạnh đó, phụ huynh sẽ được bác sĩ hướng dẫn về cách vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống, sinh hoạt để bảo vệ vị trí vừa nhổ răng và tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Tìm hiểu thêm: Nhổ Răng Sữa Còn Sót Chân Răng Có Tác Hại Gì?

Nhổ răng sữa cho bé tại nha khoa đảm bảo an toàn
Nhổ răng sữa cho bé tại nha khoa đảm bảo an toàn

Những lưu ý quan trọng khi nhổ răng sữa cho trẻ

Sau quá trình nhổ răng sữa cho bé, phụ huynh cần chú ý theo dõi để kịp thời xử lý nếu có biến chứng xảy ra. Khi đó bạn nên chú ý đến những vấn đề sau đây:

  • Hướng dẫn trẻ đánh răng 2 – 3 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và dùng lực nhẹ tác động để tránh làm tổn thương nướu.
Hướng dẫn trẻ đánh răng 2 - 3 lần mỗi ngày
Hướng dẫn trẻ đánh răng 2 – 3 lần mỗi ngày
  • Không cho con ăn quá nhiều đồ ngọt, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh gây ê buốt, thay vào đó hãy bổ sung các loại sữa, rau, trái cây, thực phẩm mềm, dễ nhai vào thực đơn hàng ngày của trẻ.
  •  Bổ sung nhiều canxi thông qua thực phẩm để kích thích sự phát triển của răng.
  • Không để trẻ uống nước ngọt có gas, thực phẩm đậm màu vì nó ảnh hưởng đến màu răng và chất lượng men răng.
  • Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc và thăm khám định kỳ để tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng.
  • Thường xuyên quan sát vị trí mọc răng mới và cho con đến nha khoa ngay khi phát hiện tình trạng răng sâu, răng mọc lệch, mọc chậm.

Nhổ răng sữa cho bé là vấn đề cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính thẩm mỹ răng miệng. Hãy chú ý đến thời gian loại bỏ răng và lựa chọn cách nhổ răng đúng chuẩn để đảm bảo an toàn cho con trẻ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android