Những cách phòng chống bệnh gout hiệu quả được nhiều người áp dụng
Hiện nay, số lượng những người mắc bệnh gout đang có xu hướng ngày một gia tăng. Chính vì vậy, để bệnh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, bạn cần phải nắm vững những cách phòng chống bệnh gout tại nhà.
Tổng hợp các cách phòng chống bệnh gút
Bệnh gout là hệ quả của sự rối loạn chuyển hóa nhân purin có ở trong thận. Khi đó, thận sẽ không thể đảm nhiệm chức năng lọc axit uric từ máu khiến axit uric tích tụ thành các tinh thể muối urat tại các khớp và gây đau. Triệu chứng điển hình của người bệnh khi bị gout đó là các khớp bị sưng đỏ, nhất là khớp ở ngón chân cái. Để phòng chống bệnh gout, người bệnh cần phải duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho lành mạnh.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học
Chế độ ăn uống cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành của bệnh gout. Vậy khi bị bệnh gout, bạn nên ăn gì và kiêng gì?
Bệnh gout nên ăn gì?
- Cải bẹ xanh: Theo một số nghiên cứu cho thấy, trong cải bẹ xanh có chứa những hoạt chất như acid lactic, albumin…rất tốt đối với những người mắc bệnh gout. Chúng có tác dụng đào thải lượng acid uric ra khỏi cơ thể và cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.
- Rau cần tây: Rau cần tây có chứa rất nhiều chất xơ, tinh dầu và hàm lượng acid hữu cơ cao. Ngoài ra, lượng khoáng chất và vitamin có trong rau cần tây còn giúp kiểm soát lượng acid uric và giúp cho quá trình hồi phục bệnh trở nên nhanh hơn.
- Bí xanh: Lượng vitamin, kali, glucid có trong bí xanh rất dồi dào. Do đó, khi sử dụng bí xanh thường xuyên, quá trình đào thải lượng acid uric ra khỏi cơ thể sẽ tốt hơn. Không chỉ vậy, lượng purin có trong bí xanh chiếm hàm lượng rất ít nên bệnh nhân có thể dùng dứa trong một thời gian dài mà không phải lo lắng về vấn đề tích tụ acid uric ở trong máu.
- Dứa: Dứa là loại quả chứa nhiều vitamin nhóm B như vitamin B1, vitamin B3 và khoáng chất rất dồi dào. Những hoạt chất này có tác dụng giúp làm tan sự kết tủa urat và đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Ngoài việc ăn dứa trực tiếp, bạn có thể ép dứa để lấy nước uống mỗi ngày hoặc có thể chế biến dứa thành các món ăn.
Bệnh gout nên kiêng gì?
- Thực phẩm chứa nhiều purin: Việc hấp thụ đồ ăn có quá nhiều purin sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh gout rất cao. Một khi đi vào cơ thể, hoạt chất này sẽ chuyển hóa thành axit uric và khiến cho lượng tinh thể urat bị tích trữ nhiều hơn tại các khớp. Theo đó, một số thực phẩm có chứa nhiều purin mà bạn nên tránh xa như phô mai, nội tạng của động vật, các loại đậu, nấm…
- Thực phẩm có chứa lượng đường cao: Các loại thức uống, đồ ăn như sinh tố, nước ngọt có ga, sâm bổ lượng… khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ khiến cho quá trình chuyển hóa cũng như đào thải lượng acid uric ra khỏi cơ thể bị ngăn cản. Khi đó, tình trạng sưng tấy và đau nhức tại các khớp xương bị gout sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Do đó, để phòng chống bệnh gout, bạn nên loại bỏ các loại thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày.
- Thực phẩm dồi dào vitamin C: Những thực phẩm có lượng vitamin C dồi dào khi đi vào cơ thể sẽ làm cho mức độ kết tủa tại cầu thận trở nên tăng cao. Khi ấy, quá trình đào thải lượng acid uric ra khỏi cơ thể sẽ bị cản trở. Điều này không chỉ khiến cho bệnh gout ngày càng trầm trọng mà còn khiến cho bệnh nhân có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh sỏi thận. Những triệu chứng như sưng tấy, đau nhức sẽ trở nên trầm trọng hơn và gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh.
- Hải sản: Các loại hải sản như ghẹ, cua, tôm… khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ khiến cho các triệu chứng bệnh gút trở nên nặng hơn. Do đó, đây là một trong số những thực phẩm mà người mắc bệnh gout không nên sử dụng.
Cách phòng chống bệnh gout bằng việc uống nhiều nước
Nước có tác dụng đào thải độc tố và sự ứ đọng của các tinh thể urat ở trong thận. Do đó, để phòng ngừa bệnh gout, bạn nên uống đủ từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày. Tuy vậy, người bệnh nên chú ý không được uống nước trước thời điểm đi ngủ bởi sẽ rất dễ gây ra chứng tiểu đêm nhiều lần và gây gián đoạn giấc ngủ.
Cách phòng tránh bệnh gout bằng việc nói không với chất kích thích và rượu bia
Theo một số nghiên cứu cho thấy, nguy cơ mắc bệnh gout ở những người thường xuyên sử dụng nhiều rượu bia và chất kích thích thường cao hơn so với người bình thường. Nguyên nhân là do các chất này thường gây ảnh hưởng không tốt đối với chức năng và hoạt động của gan thận. Điều đó sẽ gây ra sự mất ổn định trong quá trình chuyển hóa lượng acid uric trong cơ thể và gây ra bệnh gout.
Phòng ngừa bệnh gout bằng việc duy trì cân nặng ổn định
Có thể nói rằng, thừa cân béo phì chính là một trong số các yếu tố gây ra bệnh gout nói riêng và một số bệnh lý khác nói chung. Chính vì vậy, để giúp bản thân có được sức khỏe dẻo dai, bạn nên giữ cân nặng ở mức trạng thái ổn định. Điều này được lý giải là do khi khối lượng cơ thể tăng, nồng độ acid uric ở trong máu sẽ bị tăng cao. Bên cạnh đó, hệ thống xương khớp sẽ phải chịu áp lực lớn. Do đó, duy trì chế độ ăn uống điều độ và tránh tình trạng bị thừa cân, béo phì là cách phòng chống bệnh gout hiệu quả.
Ngoài ra, để phòng chống bệnh gout hiệu quả, bạn nên ăn đủ bữa trong một ngày, không để bụng quá đói. Bởi lẽ một khi bạn bị đói trong khoảng thời gian dài, lượng acid uric ở trong máu sẽ bị tăng cao và mất kiểm soát. Đây chính là yếu tố tiềm ẩn gây ra những cơn đau gout cấp tính.
Tăng cường khả năng vận động, tập luyện thể dục thể thao
Để giải phóng lượng acid uric cũng như giúp các khớp xương luôn được dẻo dai, linh hoạt, bệnh nhân cần phải tập luyện các bài tập rèn luyện sức khỏe tại nhà. Khi tập luyện thường xuyên, bạn sẽ ngăn ngừa nguy cơ mắc phải bệnh gout.
Tùy thuộc vào thể trạng của cơ thể mà bạn nên lựa chọn các bài tập phù hợp. Theo đó, mỗi ngày bạn chỉ cần tập luyện các bài tập từ 30 đến 45 phút mỗi ngày. Bạn không nên thực hiện các bài tập đòi hỏi nhiều kỹ thuật khó và quá nặng bởi sẽ gây ra một số nguy hại đối với sức khỏe.
Giữ tâm trạng luôn được thoải mái, tránh căng thẳng, stress
Nếu như bạn thường xuyên phải thức khuya, đầu óc lúc nào cũng ở trong trạng thái stress, căng thẳng, cơ thể sẽ bị rối loạn chuyển hóa. Đây chính là một trong số những yếu tố khiến cho bệnh gout bị tái phát. Do đó, để phòng ngừa bệnh gout, bạn nên cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi cũng như cần ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Cách phòng chống bệnh gout bằng việc kiểm soát tốt những bệnh lý mãn tính
Thông thường, bệnh gout thường có mối liên hệ với các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, bệnh thận, rối loạn sự chuyển hóa ở cơ thể. Một khi bạn kiểm soát được những bệnh lý này, bạn sẽ ngăn ngừa nguy cơ mắc phải bệnh gout.
Trong trường hợp người bệnh buộc phải sử dụng những loại thuốc như thiazid, aspirin,… người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn từ bác sĩ. Vì các loại thuốc này có thể là nguyên nhân gây ra các cơn gout cấp.
Cách phòng chống bệnh gout cấp tiến triển thành gout mãn tính bằng thuốc
Thuốc phòng ngừa bệnh gout có tác dụng làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh lý và giúp cho người bệnh hạn chế những biến chứng có thể xảy ra. Có hai nhóm thuốc được sử dụng để phòng tránh bệnh gout đó là nhóm thuốc Tây y và nhóm thuốc Đông y.
Nhóm thuốc Tây y
Các loại thuốc Tây y điều trị bệnh gout thường có tác dụng giảm đau tức thời và đem đến tác dụng ngay tại chỗ. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Ngay sau khi ngưng sử dụng thuốc, nhiều người bệnh cho thấy các triệu chứng bệnh lý có dấu hiệu bị tái phát trở lại. Theo đó, các loại thuốc Tây y được sử dụng phổ biến là:
- Thuốc Allopurinol: Loại thuốc này có tác dụng đào thải lượng acid uric và ngăn ngừa sự lắng đọng của các tinh thể muối urat trong các khớp.
- Thuốc Febuxostat: Có tác dụng trung hòa lượng acid uric ở trong máu.
- Thuốc Lesinurad: Giúp làm lành những tổn thương và hỗ trợ sự tái tạo tại các mô sụn khớp.
- Thuốc Rasburicase, Pegloticase: Thuốc có tác dụng hạn chế sự hình thành của những hạt tophi có trong khớp và làm giảm nồng độ acid uric một cách nhanh chóng.
Thuốc Đông y
Y học ngàn đời đã chứng minh hàm lượng hoạt chất có trong những bài thuốc Đông y có khả năng tấn công mầm mống gây bệnh từ sâu bên trong và đem đến hiệu quả điều trị bệnh bền vững. Mặc dù khi sử dụng các bài thuốc Đông y, bệnh nhân phải mất một thời gian nhất định mới có thể thấy được sự tiến triển của bệnh lý. Tuy nhiên, nếu kiên trì áp dụng, bệnh sẽ có thể được điều trị dứt điểm hoàn toàn.
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm thổ phục linh, ý dĩ, thất diệp mỗi loại 24g, nhẫn đông đằng 30g, một dược 10g, hoàng bá 15g, huyền sâm 16g, ngưu tất 12g, 12g đương quy, phòng kỷ 12g, tân giao 12g. Bạn đem sắc toàn bộ các vị thuốc trên và mỗi ngày dùng một thang.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị nguyên liệu gồm thi giải, thổ phục linh, ý dĩ, hoàng kỳ mỗi loại 24g, bạch thược, tam sa, xích thược mỗi loại 12g và 6g cam thảo. Bạn đem đi sắc nước toàn bộ và uống trong ngày.
- Bài thuốc 3: Bạn cho 30g hoàng kỳ, ngưu tất, uy linh tiên, thương truật, xích thược mỗi loại 15g, 6g xuyên khung, bì giải, mao đông thanh mỗi loại 24g, 12g đương quy và 10g xuyên sơn giáp. Bạn đem sắc uống mỗi ngày một thang và uống cho đến khi cơn đau thuyên giảm.
Việc điều trị gout bằng đông y được nhiều chuyên gia và người bệnh đánh giá là hiệu quả lâu dài, ít tái phát và thường không gây hại cho gan, thận, dạ dày như việc điều trị bằng thuốc Tây thông thường vì sử dụng 100% thảo dược tự nhiên chữa bệnh. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của thuốc Tây là thời gian sử dụng thuốc lâu dài, ít nhất phải mất 3 – 5 tháng mới mang lại hiệu quả rõ rệt và hình thức sử dụng là thuốc dạng thang cần đun sắc hàng ngày để sử dụng. Nhìn chung cách dùng thuốc dạng thang đã không còn phù hợp với đời sống của người bệnh hiện đại, hầu hết người bệnh mong muốn tìm kiếm một giải pháp tốt, sử dụng tiện lợi hơn rất nhiều.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!