Nội Tiết Tố Nữ Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân & Cách Bổ Sung Tốt Nhất
Nội tiết tố nữ đóng vai trò quyết định đến đặc điểm sinh lý, hình thể, vấn đề sinh sản… Chính vì vậy khi xảy ra sự mất cân bằng, thiếu hụt nội tiết sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, thẩm mỹ và sức khỏe. Tuy nhiên nhiều chị em hiện nay vẫn chưa hiểu rõ nội tiết tố nữ là gì, vai trò, các dấu hiệu thiếu hụt và hướng bổ sung cần thiết.
Nội tiết tố là gì?
Nội tiết tố nữ hay còn được gọi với tên khoa học là Estrogen, đây là loại hormone được tiết ra từ buồng trứng và có một phần ở tuyến thượng thận, nhau thai. Chúng sẽ đi theo máu, gắn vào các tế bào cổ tử cung, xương, não, tim, tuyến vú… điều chỉnh chức năng cho các cơ quan khác trong cơ thể để định hình tính nữ như: chu kỳ kinh nguyệt, ngực nở, eo thon, giọng nói, da dẻ, sinh lý…
Estrogen được tổng hợp từ 3 loại là:
- Estrone (ký hiệu E1): Là dạng khá yếu, dạng duy nhất còn tồn tại sau thời kỳ mãn kinh trong hầu hết các mô đặc biệt là cơ bắp và mỡ.
- Estradiol (ký hiệu E2): Là nội tiết tố mạnh nhất quyết định sinh lý, sắc đẹp và sức khỏe của chị em.
- Estriol (ký hiệu E3): Là dạng yếu nhất, còn được gọi là “chất thải” khi cơ thể khử estradiol và estron, được phát hiện nồng độ cao trong nước tiểu. Estrogen này không có khả năng chuyển đối thành E1 và E2.
Trên thực tế, hormone này đã hoạt động trong quá trình thai nhi phát triển sau đó bị gián đoạn đến đến tuổi dậy thì. Đến giai đoạn này, nội tiết tố hoạt động mạnh mẽ tạo sự phát triển về tuyến vú, vòng 1, vòng 2, thay đổi giọng nói, chu kỳ kinh nguyệt, khả năng sinh sản.
Trung bình nội tiết giao động trong khoảng 100mp/ml – 400mp-ml. Hiện tượng mất cân bằng xảy ra khi:
- Hormone nội tiết < 100pg/ml được gọi là nội tiết tố kém, thiếu hụt, suy giảm nội tiết nữ.
- Hormone nội tiết > 400pg/ml được gọi là nội tiết tố dư thừa, cường nội tiết.
Vai trò của nội tiết tố nữ
Sự khác nhau giữa nam giới và nữ giới là do nội tiết tố quyết định. Sau đây là những vai trò chính được chuyên gia liệt kê:
Về sinh lý
- Yếu tố quan trọng hình thành cơ quan sinh dục cho nữ giới như phát triển tuyến vú, âm đạo, buồng trứng, vòi trứng, tử cung.
- Kết hợp cùng progesteron tạo chu kỳ kinh nguyệt ổn định, duy trì ham muốn, khoái cảm tình dục.
- Tăng cường dịch nhờn âm đạo giúp quá trình quan hệ tình dục trơn tru hơn.
- Phát triển nang trứng, tăng nhu động vòi trứng, tạo điều kiện để thụ thai thành công.
Sức khỏe
- Cân bằng pH âm đạo, ức chế vi khuẩn, nấm ngừa bệnh phụ khoa.
- Ngăn ngừa quá trình oxy hóa, ngừa xơ vữa động mạch, ổn định huyết áp, giảm lưu lượng mạch vành.
- Giúp tăng cường giữ canxi, giảm quá trình mất xương, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai
- Điều chỉnh liên kết từ não đến tình dục.
- Điều tiết quá trình sản sinh cholesterol, giúp bảo vệ tim mạch…
Vóc dáng, sắc đẹp
- Hình thành khung xương nhỏ, ngắn hơn so với nam giới bên cạnh đó xương vai hẹp, xương hông nở
- Giúp phát triển 3 vòng rõ ràng, vòng 1 và vòng 3 nở nang, vòng 2 thon, ít gân cơ, lỗ chân lông nhỏ
- Ức chế phát triển lông tóc trên cơ thể, tóc mềm mượt, hơn.
- Góp phần hình thành dây thanh quản nhỏ, thanh âm ngắn hơn giúp giọng nói trong, cao.
- Tác dụng giữ nước, lớp mỡ dưới da giúp da mịn màng, căng bóng hồng hào
Dấu hiệu nhận biết khi bị mất cân bằng nội tiết tố nữ
Khi hormone nội tiết trong cơ thể gặp vấn đề, chủ yếu là suy giảm estrogen, nữ giới có thể dễ dàng nhận thấy những thay đổi của cơ thể như:
- Rối loạn kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ là 28-32 ngày. Nếu chu kỳ này quá ngắn hoặc quá dài cùng các biểu hiện như màu sắc bất thường, lượng kinh ra ít, bị rong huyết.
- Giảm ham muốn tình dục: Chị em không còn hứng thú, giảm ham muốn trong chuyện “ân ái” thậm chí né tránh cũng là một biểu hiện của nội tiết tố không ổn định.
- Khô hạn: Âm đạo tiết ra ít chất nhầy hơn dẫn đến khô, nóng rát quan hệ gây đau đớn, khó đạt khoái cảm.
- Dễ bị viêm nhiễm phụ khoa: Chị em thường xuyên bị viêm nhiễm phụ khoa dù đã quan hệ tình dục hay chưa quan hệ tình dục cũng có khả năng do nội tiết thay đổi. Bởi một phần âm đạo không đủ chất nhờn, môi trường âm đạo tạo điều kiện để vi khuẩn, nấm phát sinh.
- Da khô sạm, nổi mụn: Da thường xuyên nổi mụn nội tiết tố, sưng đau, da khô sạm, xuất hiện tàn nhang, nám da…
- Thay đổi vóc dáng: Chị em bị tăng cân không kiểm soát, mỡ tích tụ lại vùng bụng, đùi, ngực chảy xệ, người kém săn chắc.
- Không kiểm soát được tâm trạng: Chị em dễ cáu gắt, khó chịu, buồn vui thất thường…
- Mất ngủ, kém tập trung: Nhiều chị em gặp tình trạng khó ngủ, mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi, kém tập trung, đổ mồ hôi, nóng bốc hỏa trong người…
Xác định tình trạng nội tiết tố tăng trưởng, sụt giảm thông qua các triệu chứng kể trên chỉ là một phần. Để biết chính xác nồng độ nội tiết của mình ở mức bao nhiêu chị em nên đến các cơ sở chuyên khoa để được xét nghiệm, kiểm tra. Từ đó có hướng xử lý phù hợp.
Những nguyên nhân dẫn đến nội tiết tố nữ suy giảm, mất cân bằng
Rất nhiều yếu tố được các bác sĩ chỉ ra gồm có:
- Tuổi tác: Độ tuổi càng cao, nội tiết tố càng suy giảm, đặc biệt là từ thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.
- Mang thai, sau sinh: Đây là 2 giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về nội tiết có thể đạt ngược rất cao trong thời gian mang thai để bảo vệ, giúp thai nhi phát triển. Sau sinh do nuôi con mà nhiều yếu tố khác mà rất nhiều chị em bị thiếu hụt nội tiết.
- Áp lực tâm lý: Thường gặp ở dân văn phòng, những người làm việc trong môi trường chịu áp lực cao, dễ căng thẳng, stress.
- Cắt buồng trứng, hóa xạ trị: Do hormone này được sinh ra chủ yếu từ buồng trứng nếu cắt đi 1 hoặc cả 2 bên sự thiếu hụt mất, cân bằng sẽ xảy ra. Bên cạnh đó quá trình điều trị ung thư, hóa xạ trị giảm nội tiết tố ở phụ nữ.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh: Chế độ thiếu chất béo, ăn uống không khoa học khiến estrogen được sản xuất sụt giảm, gây tiền mãn kinh, mãn kinh sớm.
- Thường xuyên tiếp xúc chất độc hại: Tiếp xúc hóa chất, sống trong môi trường ô nhiễm, dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu… khiến nội tiết tố suy giảm.
- Lạm dụng thuốc, sản phẩm tránh thai: Uống thuốc tránh thai hay sử dụng que tránh thai cũng ức chế hormone nếu lạm dụng.
Cách bổ sung nội tiết tố nữ hiệu quả nhất
Khi đã xác định được cơ thể thừa hay thiếu nội tiết tố estrogen chị em nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để ổn định lại nội tiết tố, giúp bản thân trẻ khỏe trở lại. Dưới đây là những cách bổ sung nội tiết khi cơ thể bị rối loạn, thiếu hụt đang được nhiều chị em thực hiện và bác sĩ khuyến khích.
Điều chỉnh qua sinh hoạt hàng ngày
Thói quen trong sinh hoạt cũng có thể là tác nhân dẫn đến nội tiết tố không ổn định. Do đó hãy điều chỉnh lại để ổn định hormone này:
- Đi ngủ sớm trước 23 giờ và ngủ đủ giấc 8 tiếng/ngày.
- Tập luyện các bài tập tốt cho cơ thể và quá trình trao đổi chất, kích thích sản sinh nội tiết tố nữ như yoga, bơi lội,…
- Thư giãn tinh thần qua việc đi du lịch, xem chương trình giải trí…
Chế độ dinh dưỡng, biết nên ăn gì, kiêng gì?
Rất nhiều thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu estrogen tác dụng tốt trong việc cải thiện nồng độ nội tiết tố trong cơ thể. Do đó khi bị rối loạn chị em có thể tham khảo, sử dụng những thực phẩm như:
- Đậu nành: Kích thích cơ thể sản sinh estrogen tự nhiên, làm chậm quá trình lão hóa.
- Hạt lanh: Chứa hàm lượng lớn phytoestrogens (estrogen nguồn gốc thực vật), giúp tăng cường nội tiết cho chị em cũng như bảo vệ tim mạch.
- Bông cải xanh: Giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, có tác dụng tăng cường trao đổi estrogen cho cơ thể.
Ngoài ra, chị em nên bổ sung thực phẩm giàu omega-3, omega-6 và thực phẩm chứa chất béo lành mạnh.
Sử dụng thuốc tây y, thực phẩm chức năng tăng cường nội tiết
Sau thăm khám, xét nghiệm trong trường hợp nội tiết tố suy giảm, bác sĩ sẽ chỉ định chị em dùng:
Liệu pháp hormone thay thế
- Estrogen đơn thuần: Loại viên uống có tác dụng toàn thân, các dạng miếng dán, viên đặt âm đạo, gel bôi cho tác dụng tại chỗ. Gồm Estrace, kem bôi Estraderm, miếng dán Climara…
- Loại kết hợp giữa Estrogen và Progesterone: Gồm thuốc Femhrt, Activella…
Các chế phẩm hormone sinh học
Thuốc thường được dùng cho chị em bị rối loạn nội tiết tố nặng như: teo buồng trứng, cắt buồng trứng, chuyển giới, mãn kinh sớm…
Cần dùng theo đơn từ bác sĩ, tránh tự ý dùng có thể gây tác dụng phụ như xuất huyết tử cung, tăng kích thước khối u thậm chí tăng nguy cơ ung thư.
Thực phẩm chức năng bổ sung estrogen
Bên cạnh thuốc, bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên sử dụng thực phẩm chức năng để duy trì nội tiết tố như: Sâm Angela, Bảo Xuân, Dầu hoa anh thảo…
Biện pháp phòng ngừa mất cân bằng nội tiết tố nữ
Để duy trì nồng độ hormone nội tiết tố, dù trong độ tuổi nào chị em cũng nên chú ý thực hiện các cách sau:
- Thay đổi lối sống sinh hoạt, làm việc tránh xa các chất độc hại.
- Lên kế hoạch, sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi giảm tối đa áp lực, căng thẳng.
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày tối thiểu là 2 lít nước (gồm cả nước lọc, nước canh, sinh tố…)
- Bổ sung hoa quả giàu vitamin, thực phẩm chứa nhiều estrogen, tránh để cơ thể thiếu chất béo, cân bằng đạm, các khoáng chất khác.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày hay dùng que tránh thai.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tăng cường sức khỏe tổng thể, ổn định hoạt động cho các cơ quan.
- Thăm khám sản phụ khoa, xét nghiệm nội tiết tố nữ định kỳ.
Đừng thờ ơ với nội tiết tố nữ khi bệnh đang có xu hướng trẻ hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ, hạnh phúc gia đình hay khả năng có con. Tiến hành bổ sung kịp thời nếu thấy thiếu hụt và duy trì lối sống lành mạnh để tinh thần, cơ thể luôn ở trạng thái tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!