Các Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Lupus và Điều Cần Biết

Lupus ban đỏ có triệu chứng khá giống với các bệnh lý tự miễn khác. Khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến bệnh viện để thăm khám chuyên khoa. Lúc này, bác sĩ sẽ dựa trên một số tiêu chuẩn chẩn đoán để đưa ra chẩn đoán xác định và lên phác đồ điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây là các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ bạn có thể tham khảo.

Tổn thương cánh bướm trên da mặt là triệu chứng đặc trưng của bệnh lupus ban đỏ
Tổn thương cánh bướm trên da mặt là triệu chứng đặc trưng của bệnh lupus ban đỏ

Điều cần biết về bệnh lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn mãn tính. Bệnh khởi phát khi hoạt động của hệ miễn dịch bên trong cơ thể bị rối loạn, tự tạo ra kháng thể chống lại tế bào khỏe mạnh bên trong cơ thể. Điều này đã khiến cho nhiều cơ quan bên trong cơ thể bị tổn thương cùng lúc như khớp, da, tim, thận, phổi, thần kinh,…

Chuyên gia cho biết, lupus ban đỏ có 4 mức độ tiến triển là thể cấp tính, mãn tính, bán cấp và hội chứng Sharp. Trong đó, thể cấp là nặng nhất do có tiến triển nhanh và có thể gây tử vong chỉ sau vài tháng. Một số biến chứng có thể gặp của bệnh lupus ban đỏ là nhiễm trùng cơ hội, suy thận mãn tính, tổn thương não bộ hoặc mạch máu,…

Hiện nay, y khoa vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lupus ban đỏ. Nhưng hầu hết các trường hợp khởi phát bệnh đều có liên quan đến yếu tố di truyền kết hợp với tác động của các yếu tố xấu từ bên trong môi trường.

Tiêu chuẩn chẩn đoán lupus ban đỏ

Nếu nghi ngờ bản thân bị lupus ban đỏ, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và lên phác đồ điều trị phù hợp. Tuy nhiên, việc chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ thường rất khó do triệu chứng của bệnh ở mỗi đối tượng là khác nhau. Đồng thời, triệu chứng của bệnh còn có thể thay đổi theo thời gian hoặc giống với các bệnh lý tự miễn khác.

Vì thế, bệnh lupus ban đỏ không được chẩn đoán bằng xét nghiệm đơn lẻ mà cần phải có sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau. Bên cạnh đó, bác sĩ còn phải tiến hành chẩn đoán phân biệt lupus ban đỏ với các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như bệnh thấp khớp cấp, viêm đa cơ, viêm khớp dạng thấp, bệnh lý trong hệ thống tạo máu, bệnh về tim phổi,…

Đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay khi có dấu hiệu của bệnh
Đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay khi có dấu hiệu của bệnh

Dưới đây là các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo Hội Thấp học Mỹ ACR

Tiêu chuẩn này được ra đời vào năm 1982 và đã chỉnh sửa bổ sung vào năm 1997. Việc chẩn đoán bệnh theo tiêu chuẩn của Hội Thâp học Mỹ ACR cần dựa trên 11 yếu tố. Cụ thể là: 

  • Phát ban đỏ trên mặt với hình dáng tương tự cánh bướm.
  • Phát ban đỏ dạng đĩa ở mặt và thân.
  • Làn da trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
  • Xuất hiện vết loét bên trong niêm mạc mũi, miệng và họng.
  • Gây tổn thương tại khớp với triệu chứng viêm đau nhưng không phá hủy khớp.
  • Viêm màng tim hoặc viêm màng phổi.
  • Gây tổn thương thận với chỉ số protein niệu > 500mg/24 giờ.
  • Tổn thương đến thần kinh với biểu hiện co giật và rối loạn tâm thần
  • Gặp một số vấn đề tại máu và cơ quan tạo máu như chảy máu dưới da, thiếu máu huyết tán, bạch cầu giảm dưới 4.000 /mm3, bạch cầu lympho giảm dưới 1.500/mm3, tiểu cầu giảm dưới 100.00/mm3.
  • Rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch với sự xuất hiện của một số kháng thể như Ds-DNA, Sm, Phospholipids,… Kiểm tra huyết thanh giang mai cho kết quả dương tính giả trên 6 tháng.
  • Kháng thể kháng nhân có hiệu giá cao không do sử dụng thuốc.

Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán xác định nếu người bệnh có từ 4 yếu tố trở lên.

2. Tiêu chuẩn chẩn đoán của những trung tâm cộng tác quốc tế về lupus ban đỏ

Đây là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ được ra đời vào năm 2012. Theo tiêu chuẩn này thì việc chẩn đoán bệnh cần dựa trên các yếu tố sau đây:

Ý nghĩa của một số loại kháng thể xuất hiện ở bệnh nhân lupus ban đỏ
Ý nghĩa của một số loại kháng thể xuất hiện ở bệnh nhân lupus ban đỏ

– Tiêu chuẩn lâm sàng

  • Tổn thương da cấp
  • Tổn thương da mạn
  • Loét niêm mạc miệng hoặc mũi
  • Rụng tóc không sẹo
  • Viêm thanh mạc
  • Viêm khớp
  • Tổn thương thận
  • Tổn thương thần kinh
  • Thiếu máu tan huyết
  • Bạch cầu giảm
  • Tiểu cầu giảm

– Tiêu chuẩn miễn dịch

  • Kháng thể ANA (+)
  • Khán thể Anti-DNA (+)
  • Kháng thể Anti-Sm (+)
  • KT Antiphospholipid (+)
  • Giảm bổ thể 
  • Test coombs trực tiếp

Chẩn đoán xác định lupus ban đỏ nếu bạn có nhiều hơn 4 yếu tố ở trên, trong đó có ít nhất một tiêu chuẩn lâm sàng và một tiêu chuẩn cận lâm sàng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh lupus ban đỏ

Hiện tại, y khoa vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh lupus ban đỏ nên đã khiến cho việc điều trị và  phòng ngừa gặp nhiều khó khăn. Nhưng để có thể hạn chế nguy cơ khởi phát bệnh thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Ăn uống khoa học giúp nâng cao hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh tự miễn
Ăn uống khoa học giúp nâng cao hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh tự miễn
  • Hình thành thói quen ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tốt nhất, bạn nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để cải thiện hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung thêm cá béo và ngũ cốc nguyên hạt vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và ánh sáng nhân tạo. Tia UV trong ánh nắng rất có hại cho da và còn khiến tổn thương trên da trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, khi ra ngoài đường bạn nên có thêm các biện pháp bảo vệ da như bôi kem chống nắng, mặc quần áo chống nắng,… Đồng thời, hạn chế ra ngoài trong khoảng 10 giờ sáng – 4 giờ chiều vì đây là thời điểm tia UV trong ánh nắng rất cao.
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc giúp cơ thể được nghỉ ngơi và có đủ thời gian phục hồi. Đồng thời, cách này còn có tác dụng phòng ngừa tái phát triệu chứng của bệnh ở những trường hợp lupus mạn tính. Kiểm soát tốt căng thẳng bằng cách cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, nghe nhạc, chơi thể thao,…
  • Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp cải thiện sức mạnh thể chất và tinh thần. Thói quen này còn giúp bạn giải tỏa căng thẳng, nâng cao sức khỏe tim mạch, phòng ngừa loãng xương cũng như biến chứng của lupus ban đỏ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tập luyện vừa sức và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp sớm phát hiện ra các vấn đề bất thường về sức khỏe và đưa ra phương án xử lý đúng cách ngay từ sớm. Tránh tình trạng phát hiện bệnh khi đã quá muộn, gây khó khăn cho việc điều trị và làm gia tăng nguy cơ phát sinh biến chứng.

Bài viết trên đây là các tiêu chuẩn chẩn đoán lupus ban đỏ bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Đây là bệnh lý mãn tính có độ nguy hiểm cao, nếu không xử lý đúng cách sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngay khi thấy cơ thể có các dấu hiệu của bệnh, bạn cần chủ động thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android