Trẻ Bị Nổi Mẩn Đỏ Xung Quanh Miệng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng không thực sự nguy hiểm nhưng tình trạng kéo dài dễ ảnh hưởng đến sức khỏe và để lại sẹo ảnh hưởng đến trẻ. Chính vì vậy khi phát hiện con bị nổi mẩn ở xung quanh miệng, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời, đúng đắn nhất.
Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng
Theo VietmecGroup, hiện tượng bé bị nổi mẩn đỏ ở quanh miệng thường gặp ở những trẻ có cơ địa và sức đề kháng yếu. Sau đây là những nguyên nhân chính khiến tình trạng nổi mẩn đỏ xung quanh miệng xuất hiện ở bé.
Nước bọt chảy quanh miệng
Bé trong lúc đùa giỡn hay vào thời kỳ mọc răng, nước bọt sẽ chảy ra và dính xung quanh miệng. Ngoài ra, bé sẽ dụi vào gối mang theo cả nước bọt tạo môi trường cho vi khuẩn hoạt động và phát triển. Từ đó, nước bọt nhanh chóng làm bé bị nổi mẩn đỏ ở quanh miệng.
Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng do nấm
Xung quanh miệng bé nổi mẩn đỏ có thể phát sinh do loại nấm men Candida albicans thường có trong hệ tiêu hóa và miệng. Với cơ thể bình thường thì vi khuẩn nấm sẽ được chế ngự bởi hệ miễn dịch của cơ thể. Ngược lại, cơ thể không thể ngăn cản sự phát triển của nấm men khi hệ miễn dịch không đủ mạnh.
Trường hợp trẻ mắc bệnh hen suyễn hay bệnh phổi thì một thời gian uống thuốc kháng sinh sẽ làm cho khả năng mắc bệnh càng cao.
Bệnh tay, chân, miệng
Bên cạnh những nốt mẩn đỏ trên làn da, miệng của bé sẽ có các vết giống như nhiễm trùng và lở ra thành những vết loét. Bệnh có ở miệng, bàn tay, bàn chân và mông. Hằng năm, rất nhiều trẻ mắc phải vấn đề tay, chân, miệng vào khoảng tháng 3-5 và tháng 9-12.
Loại virus gây bệnh tay, chân, miệng là entero lây nhiễm từ bé này sang bé khác bằng đường hắt hơi hoặc ho. Bố mẹ có thể nhìn thấy dấu hiệu bệnh rõ nhất trong khoảng từ 3-6 ngày.
Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng do thủy đậu
Trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh miệng có thể là dấu hiệu của bệnh thủy đậu. Mặc dù bé được tăng sức đề kháng thông qua nguồn sữa mẹ nhưng thủy đậu vẫn có thể xảy ra. Các nốt thủy đậu thường chứa nước bên trong xuất hiện quanh miệng, mặt và toàn thân. Bố mẹ không phát hiện sớm thì bé sẽ dễ mắc các bệnh như viêm màng não, viêm phổi… rất nguy hiểm.
Bệnh lở miệng
Với những trẻ bị lở miệng sẽ có các vết mụn rộp quanh miệng. Bệnh này có khả năng lây lan nhanh từ người qua người. Chỉ cần bé đụng vào bé khác mắc bệnh sẽ dễ bị lây theo. Trường hợp bé dùng chung đồ hay có tiếp xúc với người lớn bị bệnh cũng sẽ có khả năng bị lây.
Bị dị ứng
Dị ứng có dấu hiệu đặc trưng là các nốt mẩn đỏ lớn và ngứa ngáy. Bé rất có thể bị dị ứng với thuốc, ăn những món ăn bị dị ứng hoặc bị côn trùng cắn. Dị ứng xuất phát từ đường miệng nên dẫn đến bé bị nổi mẩn đỏ ở quanh miệng, ảnh hưởng đến việc ăn uống. Dị ứng ban đầu chỉ có ở chỗ bị cắn hoặc bị viêm nhiễm sau đó có khả năng lan đến những vùng khác.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị mẩn đỏ quanh miệng
Bố mẹ có thể nhận biết mẩn đỏ xuất hiện quanh miệng của trẻ với những dấu hiệu đặc trưng sau đây.
- Những vết mẩn đỏ xuất hiện rõ trên da. Theo từng bệnh mà bé có thể có nhiều hoặc ít những nốt đỏ.
- Trẻ có cảm giác mệt mỏi, không hiếu động, ăn không nhiều và biếng ăn.
- Nhiệt độ cơ thể tăng lên cao. Trẻ có thể sốt đến 38, 39 độ C kèm với triệu chứng đau họng.
- Bé hay ngứa ngáy, khó chịu và gãi thường xuyên.
- Nếu trẻ bị nấm thì lưỡi, má và môi sẽ có những mảng trắng giống như phô mai.
Cách xử trí khi bé bị nổi mẩn đỏ ở quanh miệng
Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng cần có phương pháp điều trị kịp thời. Bố mẹ có thể tham khảo một số cách xử lý mẩn đỏ ngay sau đây.
Một số mẹo dân gian chữa mẩn đỏ quanh miệng
Khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng nhẹ thì một số mẹo dân gian sau sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng.
- Chườm đá lạnh: Cho đá vào chiếc khăn sạch rồi chườm lên vùng da bị nổi mẩn đỏ sẽ giúp giảm nhẹ cảm giác ngứa ngáy.
- Đắp nha đam: Thành phần bên trong nha đam có thể chống viêm, cấp ẩm cho làn da. Bố mẹ chỉ cần dùng phần ruột trắng bên trong để đắp lên vùng miệng bị tổn thương của bé.
- Đắp bột yến mạch: Bột yến mạch có tác dụng tăng độ ẩm và nhanh chóng làm lành vết thương. Bố mẹ chỉ cần trộn yến mạch và sữa chua tạo thành hỗn hợp sệt rồi đắp lên xung quanh miệng bé khoảng 30 phút và mỗi ngày cứ thực hiện cho đến các vết mẩn đỏ biến mất.
- Khử trùng bằng mật ong: Chỉ cần dùng một lượng mật ong vừa đủ rồi thoa lên trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch miệng của trẻ với nước.
Thuốc tây y
Thông thường bố mẹ sẽ có xu hướng dùng một số loại thuốc tây y để giúp trẻ loại bỏ triệu chứng nổi mẩn đỏ.
XEM NGAY: Trẻ bị NỔI MỀ ĐAY, NỔI MẨN ĐỎ và cách khắc phục an toàn, trẻ 1-2 tuổi cũng có thể áp dụng
- Bôi kháng histamin để giảm ngứa ngáy và phòng chống nhiễm khuẩn.
- Sử dụng thuốc Corticosteroid điều trị mẩn đỏ, ngứa ngáy ở giai đoạn nặng.
- Sử dụng kem bôi ngoài da cấp ẩm làn da và hỗ trợ làm lành vết thương bên trên da.
- Bổ sung các loại thuốc, thực phẩm chức năng giàu vitamin A, B, C giúp tái tạo lớp niêm mạc làn da.
- Sử dụng các loại thuốc kháng virus và ký sinh trùng.
Lưu ý: Những loại thuốc này cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm. Đối với thuốc dạng kem cha mẹ nên thoa một ít lên vùng da tay trước nhằm đảm bảo da không bị kích ứng và tác dụng của thuốc chỉ mang tính chất tạm thời, không có khả năng trị tận gốc bệnh. Nếu tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng không giảm bớt thì bố mẹ nên chuyển sang phương pháp khác.
Thuốc đông y
Những bài thuốc Đông Y được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên nên an toàn và lành tính với trẻ. Ngoài ra, phương pháp cũng đem lại độ hiệu quả nhờ cơ chế trị tận gốc bệnh, hạn chế tình trạng tái phát bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc chữa mẩn đỏ quanh miệng được sử dụng phổ biến.
Cách phòng ngừa nổi mẩn đỏ quanh miệng cho trẻ cha mẹ nên biết
Ngoài việc sử dụng các thuốc đặc trị khi trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng, bố mẹ nên chú ý đến việc chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho trẻ.
- Cho trẻ chơi ở những khu vực thoáng mát, tránh tiếp xúc gần với chó mèo, phấn hoa.
- Thường xuyên lau dọn nhà cửa nhằm loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây hại.
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý và cân bằng, hạn chế đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Lau miệng cho bé hằng ngày với khăn ấm.
- Hạn chế cho trẻ ăn các món ăn lạ.
- Không để trẻ đưa tay sờ lên miệng.
- Không cho bé cào gãi mạnh tay ở vùng quanh miệng.
Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng không phải là vấn đề sức khỏe quá nghiêm trọng nhưng bố mẹ vẫn cần lưu tâm nhiều hơn đến những sự thay đổi của trẻ. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường thì cần đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa can thiệp ngay để tránh bệnh trở nặng và nguy hiểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!