Trễ Kinh 20 Ngày Thử Que 1 Vạch Có Thai Hay Không? Cách Xử Lý Đúng
Chị em có quan hệ tình dục trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch liệu đã có thai hay đang mắc bệnh? Là nữ giới trong độ tuổi sinh sản, bạn cần đặc biệt chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt của mình. Bất cứ bất thường nào của cơ thể cũng phải được xem xét và xử lý đúng cách. Chị em cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Chuyên gia giải đáp trễ kinh 20 ngày que thử 1 vạch có thai không?
Hiện tượng trễ kinh ở nữ giới đã dậy thì xảy ra khá nhiều, đặc biệt khi mới thành niên, cơ quan sinh sản đang hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu thời gian trễ lên đến 20 ngày thì có khả năng cơ thể bạn đang thay đổi lớn. Trong trường hợp đã quan hệ tình dục và bị chậm kinh, việc dùng que thử thai lúc này là rất cần thiết.
Việc chậm kinh 3 ngày thử que 1 vạch là điều dễ thấy bởi vì lúc này nồng độ hormone trong cơ thể có thể chưa đủ cao. Thông thường, chị em chậm kinh khoảng 1 tuần là thử que có thể cho kết quả đúng. Trong hướng dẫn cách dùng que thử thai, nhà sản xuất cho biết cách đọc kết quả như sau:
- Nếu lên 2 vạch tức là bạn có thai.
- Trường hợp chỉ xuất hiện 1 vạch ở trên thì không có thai.
- Nếu chỉ có 1 vạch ở dưới thì que bị hỏng.
- Nếu que thử thai không lên vạch nào thì cần xem lại cách dùng.
Theo đó, chị em bị chậm kinh và thử thai thấy que lên 2 vạch tức là đã mang thai. Vậy trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch có thai không? Vì sao trễ kinh hơn 3 tuần mà que vẫn báo 1 vạch? Các chuyên gia cho biết có nhiều trường hợp dễ xảy ra như sau:
Có thai nhưng que 1 vạch
Có người cho rằng chậm kinh 2 ngày thử que 1 vạch thì kết quả bị sai, nhưng nếu trễ kinh 15 ngày thử que 1 vạch thì nhất định không có thai. Sự thật không phải vậy. Thực tế cho thấy không ít trường hợp dùng que thử thai lên 1 vạch nhưng chị em lại đang có bầu.
Que thử thai hoạt động dựa trên sự thay đổi của nồng độ HCG trong nước tiểu. Hormone này có nồng độ thay đổi theo tình trạng bệnh lý, sức khỏe của người bệnh. Trong đó, thời điểm mang thai thường lên cao nhất, làm que thử thai xuất hiện 2 vạch. Tuy nhiên, có một số người trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch, đi khám bác sĩ kết luận có thai. Lý do là vì:
- Nồng độ hormone thấp: Chị em đang mang thai nhưng nồng độ hormone HCG đạt dưới 12.4 mIU/mL thì thử thai bằng que cho kết quả sai đến 95%. Thông thường, tình trạng này xảy ra trong khoảng 1 tháng đầu tiên của thai kỳ. Nếu thử que 1 vạch nhưng thử máu có thai thì chứng tỏ bạn đã có bầu.
- Do tiến hành sai: Có thai nhưng thử que 1 vạch có thể do bạn tiến hành sai cách. Que thử thai thường cho kết quả sau khi nhúng vào nước tiểu 1 đến 3 phút. Việc bạn chờ kết quả quá lâu có thể làm cho kết quả thử mất chính xác.
- Que thử chất lượng kém: Một trường hợp nữa khiến bạn trễ kinh nhiều ngày thử que 1 vạch là do que thử kém chất lượng hoặc hết hạn sử dụng.
- Mang thai ngoài tử cung: Trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch là một trong những biểu hiện của mang thai ngoài tử cung. Nếu chị em còn bị đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo và buồn nôn thì nên đi kiểm tra ngay. Mặc dù chỉ có 4% chị em rơi vào tình trạng này nhưng nếu không xử lý kịp thời, nó có thể đe dọa đến tính mạng.
- Phụ nữ nuôi con bú: Trong thời kỳ trẻ bú sữa mẹ, cơ thể chị em dễ bị mất cân bằng hormone. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trễ kinh nhiều ngày do có thai nhưng thử que chỉ có 1 vạch.
- Mang đa thai: Phụ nữ mang thai đôi hoặc ba có nồng độ HCG cao bất thường. Vì vậy, hoạt động của que thử thai bị sai lệch, dễ cho kết quả âm tính giả.
- Uống nhiều nước trước khi thử que: Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nhiều nước trước khi thử thai bằng que đã làm nước tiểu bị pha loãng. Do đó, kết quả kiểm tra có thể giảm độ chính xác. Chính bởi vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên làm xét nghiệm nước tiểu vào lúc sáng sớm, sau khi mới thức dậy.
- Do dùng thuốc: Một số tân dược như nhóm chứa paracetamol hay thuốc an thần có thể làm sai kết quả của que thử thai.
Trễ kinh 20 ngày que thử 1 vạch, không mai thai
Trễ kinh 20 ngày que thử 1 vạch không phải tất cả đều do mang thai. Trái lại, có nhiều trường hợp chị em trễ kinh nhiều ngày vì những nguyên nhân khác. Đó là:
- Stress, căng thẳng: Áp lực từ cuộc sống, công việc cũng kéo theo nhiều thay đổi trong hormone, làm chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến chị em phải đối mặt với nhiều bệnh lý. Khi đó, có thể họ không chỉ trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch nữa mà thời gian trễ sẽ lên đến cả chu kỳ.
- Trọng lượng cơ thể nhỏ: Cân nặng quá thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt của bạn. Cụ thể, nó ức chế quá trình rụng trứng, làm bạn chậm kinh. Đặc biệt, chị em nào chán ăn, mất cảm giác ăn uống rất dễ bị lâm vào tình trạng trễ kinh nửa tháng thử que 1 vạch.
- Béo phì: Cơ thể quá nặng cũng làm nội tiết tố bị rối loạn và dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Tuyến giáp có bất thường: Như chúng ta đã biết, tuyết giáp là nơi sản xuất hormone, nó có tác động không nhỏ đến hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Nếu bộ phận này có bất thường, khả năng cân bằng các hormone, bao gồm cả estrogen của chị em cũng kém đi. Do đó, chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, chị em hay rụng tóc hoặc mất kiểm soát cân nặng.
- U nang buồng trứng: Bệnh khởi phát do mất cân bằng hormone sinh lý trong cơ thể. Nó khiến chị em bị trễ hoặc mất kinh. Bạn nên thận trọng nếu bị rối loạn kinh nguyệt kèm theo các biểu hiện như tăng cân, lượng máu kinh rất ít hoặc quá nhiều, mọc lông nhiều ở mặt hoặc đùi, rụng tóc…
- Tiền mãn kinh: Mãn kinh cũng là một nguyên nhân khiến chị em trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch. Không mang thai nhưng do hàm lượng estrogen bị giảm nên chu kỳ kinh nguyệt cũng thay đổi, dẫn đến chậm kinh.
Trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch cần đi khám không? Cách xử lý
Việc trễ kinh nhiều ngày thử que 1 vạch có thể liên quan đến nhiều vấn đề. Trong đó bao gồm cả khả năng mang thai và việc mắc bệnh lý. Để xác định đúng nguyên nhân, chị em cần đi khám ngay để tiến hành xét nghiệm phân tích và xử lý kịp thời.
Bằng cách chẩn đoán nhanh và xét nghiệm, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác khiến bạn trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch. Sau đó, họ sẽ hướng dẫn, chỉ định cách điều trị hiệu quả nhất cho chị em.
Nếu bạn trễ kinh do có thai nhưng nồng độ hormone thấp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số thuốc tăng cường nội tiết tố và an thai cho bạn. Trường hợp bạn mang thai ngoài ý muốn, bác sĩ sẽ cùng bạn tư vấn hướng giải quyết thích hợp.
Nếu trễ kinh thử thai 1 vạch không phải do có thai, bạn cần điều trị bệnh lý liên quan một cách triệt để, khoa học. Tránh để bệnh phụ khoa làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản của bạn.
Dù lý do đằng sau là gì, chị em cũng cần chú ý theo dõi sức khỏe và ghi chép đầy đủ những biến đổi bất thường của cơ thể như:
- Ra máu giữa chu kỳ (thời điểm rụng trứng).
- Bị sốt cao, ra mồ hôi trộm, cảm giác nóng bừng cơ thể kèm theo đau bụng dưới dữ dội.
- Kỳ “dâu” kéo dài trên 1 tuần lễ chưa hết sạch.
- Xuất huyết âm đạo sau khi đã mãn kinh hoàn toàn trên 1 năm.
- Căng thẳng, buồn nôn.
Để trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch không còn là nỗi lo, chị em cần xây dựng lối sống lành mạnh và ăn uống, làm việc khoa học để nâng cao sức khỏe. Hãy thận trọng theo dõi kinh kỳ của mình, nhất là khi đang trong mối quan hệ có tình dục.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!