Trẻ Sơ Sinh Uống Sữa Ngoài Bị Táo Bón Và Cách Xử Lý
Trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón là tình trạng thường gặp. Do lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thể hấp thu được toàn bộ thành phần dưỡng chất có trong sữa. Ngoài ra, táo bón cũng có thể xảy ra nếu mẹ pha sữa sai công thức, cho trẻ uống sữa không phù hợp với độ tuổi,… Khi trẻ bị táo bón, mẹ cần chủ động đưa ra biện pháp khắc phục. Tránh để táo bón diễn ra kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón do uống sữa ngoài
Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ được xem là thức ăn và là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ. Chuyên gia khuyến cáo, trẻ sơ sinh nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời giúp nâng cao sức đề kháng và tránh gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa. Nhưng nếu mẹ ít sữa không đủ cho con bú hoặc bị tắc sữa, bắt buộc phải cho trẻ sử dụng thêm sữa ngoài để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Tuy nhiên, trong sữa ngoài có hàm lượng đạm rất cao, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ không thể tiêu hóa được hết. Vì thế, trẻ bú sữa ngoài rất dễ bị táo bón, đầy bụng và khó tiêu.
Mẹ có thể nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón do uống sữa ngoài thông qua các dấu hiệu điển hình sau đây:
- Trẻ sơ sinh có số lần đi đại tiện trung bình là 2 – 3 lần/ngày, nếu số lần đi tiêu của trẻ ít hơn bình thường thì sẽ có nguy cơ bị táo bón rất cao. Đặc biệt là trường hợp đi tiêu ít hơn 4 lần/tuần.
- Phân đào thải ra bên ngoài có tính chất khô rắn, vón cục thành từng viên nhỏ, có màu đen hoặc xám. Trẻ hay quấy khóc khi đi đại tiện và thời gian đi tiêu kéo dài quá 15 phút/lần. Hậu môn của trẻ bị tổn thương với triệu chứng sưng đỏ sau mỗi lần đi tiêu.
- Phân tích tụ bên trong cơ thể khiến trẻ cảm thấy chướng bụng và khó chịu. Lúc này, bé sẽ thường xuyên quấy khóc, biếng ăn và ngủ không sâu giấc.
TIN HỮU ÍCH: Cách Nhận Biết Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón nhanh nhất dành cho mẹ
Tại sao trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón?
Táo bón rất dễ xảy ra ở những trẻ sơ sinh phải bổ sung thêm sữa ngoài, đây là tình trạng thường gặp nên mẹ không cần quá lo lắng. Khi thấy con có dấu hiệu táo bón do uống sữa ngoài, mẹ cần tập trung tìm ra nguyên nhân để có thể đưa ra phương án xử lý đúng cách.
Thông thường, triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh uống sữa ngoài thường xảy ra do các nguyên nhân sau đây:
- Cơ quan tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh: Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa thể thực hiện được đầy đủ các chức năng như người lớn. Lúc này, cơ thể trẻ chỉ có thể hấp thụ dưỡng chất từ sữa mẹ do sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Nếu cho trẻ sử dụng sữa ngoài quá sớm sẽ khiến hoạt động của hệ tiêu hóa bị rối loạn và gây ra tình trạng táo bón do dư thừa dưỡng chất.
- Pha sữa sai công thức: Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, pha sữa đặc sẽ giúp bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho con. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Pha sữa quá đặc hay quá loãng đều làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Táo bón rất dễ xảy ra ở những trẻ uống sữa công thức pha quá đặc, điều này đã khiến cho hoạt động của đường ruột bị trì trệ và rối loạn.
- Cho trẻ uống sữa sai cách: Cho trẻ sơ sinh uống sữa ngoài từ sớm với số lượng quá nhiều sẽ khiến cơ thể không kịp hấp thu dưỡng chất. Lúc này, chất cặn bã sẽ tích tụ lại và gây ra tình trạng táo bón. Đồng thời, táo bón cũng có thể xảy ra nếu mẹ cho bé uống sữa công thức không đúng với độ tuổi và cân nặng của trẻ.
- Không dung nạp protein trong sữa bò: Không dung nạp protein trong sữa bò cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ. Khi gặp phải trường hợp này trẻ sẽ có một số triệu chứng như buồn nôn, khó chịu,…
- Do bệnh lý: Trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón cũng có thể là do tác động của một số bệnh lý tiềm ẩn như phình đại tràng bẩm sinh, bệnh về tuyến giáp, bệnh về cột sống hay bệnh về thần kinh,…
NHẤP VÀO ĐÂY: Trẻ Dưới 1 Tháng Tuổi Bị Táo Bón phải làm sao?
Cách khắc phục táo bón ở trẻ sơ sinh do uống sữa ngoài
Khi trẻ sơ sinh bị táo bón do uống sữa ngoài, mẹ cần chủ động đưa ra biện pháp cải thiện cho trẻ. Nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ. Bên dưới đây là hướng dẫn cách khắc phục táo bón ở trẻ sơ sinh do uống sữa ngoài mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:
+ Chú ý khi cho trẻ sử dụng sữa ngoài
- Không cho trẻ sử dụng sữa ngoài nếu không thực sự cần thiết. Chỉ nên cho trẻ bú sữa ngoài khi sữa mẹ ít, không đủ cung cấp dưỡng chất cho con.
- Hỏi ý kiến chuyên gia để thay đổi loại sữa ngoài phù hợp với độ tuổi và cân nặng của trẻ. Cần chú ý pha sữa theo đúng tỷ lệ in trên bào bì để hệ tiêu hóa của trẻ có thể hấp thụ một cách tốt nhất.
- Ưu tiên cho trẻ sử dụng các loại sữa ngoài có tính chất gần giống với sữa mẹ, sữa có chứa lượng đường dễ tiêu hóa và cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể.
- Trường hợp trẻ bị táo bón do không dung nạp protein trong sữa bò, mẹ có thể tìm đến các loại sữa ngoài được chế biến từ protein thực vật cho bé sử dụng.
- Cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn do thành phần dưỡng chất trong sữa mẹ rất đa dạng và dễ tiêu hóa, khi trẻ sử dụng sẽ hạn chế được tình trạng táo bón.
- Khi trẻ bị táo bón, mẹ nên cho bé uống thêm 50 – 100 ml nước mỗi ngày giúp cấp nước cho đường ruột. Điều này sẽ hạn chế được các triệu chứng như táo bón, khó tiêu,…
THAM KHẢO NGAY: Bài thuốc thảo dược trị DỨT ĐIỂM táo bón – AN TOÀN cho mọi đối tượng
+ Biện pháp hỗ trợ bé đi ngoài dễ hơn
- Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc đào thải phân, mẹ có thể tiến hành ngâm hậu môn trẻ trong nước ấm. Nước ấm có tác dụng làm mềm phân, kích thích nhu động ruột và làm giãn cơ hậu môn. Từ đó, việc đào thải phân sẽ diễn ra thuận tiện và đơn giản hơn.
- Tiến hành massage bụng cho trẻ mỗi ngày giúp tăng nhu động ruột và cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa. Từ đó, các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như táo bón, đầy bụng, khó tiêu,.. sẽ thuyên giảm đáng kể.
- Ngoài ra, mẹ cũng có thể thoa dầu oliu hoặc dầu dừa vào trong hậu môn của trẻ giúp bôi trơn niêm mạc. Từ đó, quá trình đi đại tiện sẽ diễn ra dễ dàng hơn.
- Với trẻ đang trong chế độ ăn dặm, mẹ có thể bổ sung thêm một số loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng vào trong thực đơn ăn uống của trẻ như rau mồng tơi, rau dền, bưởi, chuối,… Nên chế biến món ăn dưới dạng mềm nhuyễn và dễ tiêu để cho bé sử dụng.
+ Đưa trẻ đến gặp bác sĩ
Táo bón ở trẻ sơ sinh uống sữa ngoài là tình trạng thường gặp. Nhưng nếu táo bón xảy ra do bệnh lý thì mẹ tuyệt đối không được chủ quan trong việc điều trị. Đồng thời, nếu mẹ để tình trạng táo bón diễn ra kéo dài còn khiến bé có nguy cơ mắc các bệnh lý về hậu môn – trực tràng như trĩ, áp xe hậu môn, rò hậu môn,… Vì thế, nếu thấy trẻ bị táo bón kèm theo các triệu chứng sau đây thì mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ:
- Táo bón không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà.
- Trong phân có lẫn máu hoặc mủ kèm theo mùi hôi khó chịu
- Trẻ không đi tiểu trong suốt 24 tiếng
- Biếng ăn kéo dài, màu sắc da và mặt tối dần
- Trẻ quấy khóc trong nhiều giờ liền
- Sốt cao, co giật, có dấu hiệu nhiễm độc phân
Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh do uống sữa ngoài mẹ có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ nên chủ động có các biện pháp cải thiện cho trẻ. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị chuyên khoa.
CÁC BÀI HỮU ÍCH
- Làm Thế Nào Khi Bị Táo Bón Lâu Ngày? Có nguy hiểm không?
- 10 Biện Pháp Phòng Ngừa Táo Bón cần biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!