Bà Bầu Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Bụng Không Ngứa
Bà bầu nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa thường không đáng lo ngại, nhưng có thể là biểu hiện ban đầu của bệnh lý nguy hiểm như Pemphigus hay ứ mật trong gan. Việc thăm khám và điều trị kịp thời quan trọng để tránh tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Nguyên nhân
Trong thai kỳ, bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa không phải là tình trạng hiếm gặp. Thông thường vào 3 tháng cuối, các vết mẩn đỏ sẽ xuất hiện gây khó chịu cho mẹ bầu. Hiện nay y khoa vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa.
Tuy nhiên tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, do sự thay đổi bên trong cơ thể hoặc từ tác động của môi trường bên ngoài.
Theo các chuyên gia sức khỏe, một số nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa bao gồm:
- Nội tiết tố thay đổi đột ngột: Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt phải kể đến nội tiết tố nữ. Sự thay đổi nhanh chóng của lượng estrogen trong cơ thể khiến da trở nên nhạy cảm, dễ nổi mề đay khiến vùng bụng nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa.
- Cơ thể mẹ phản ứng với thai nhi: Sự phát triển của tế bào thai nhi cũng có thể kích thích hệ thống miễn dịch của người mẹ. Hệ thống miễn dịch cho rằng đây là những tác nhân ngoại lai, từ đó dẫn đến tình trạng nổi mẩn ngứa ở bụng hoặc một số bộ phận khác.
- Da bụng căng quá nhanh: Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, bào thai sẽ phát triển rất nhanh khiến da bụng bị kéo căng trong thời gian ngắn. Sự thay đổi đột ngột này khiến các mô liên kết ở bụng bị tổn thương, dẫn đến tình trạng viêm da dưới, da nổi mẩn đỏ và phát ban. Hiện tượng này gọi là PUPPP. Ban đầu, trên da chỉ xuất hiện các vết phát ban nhỏ, màu đỏ, hơi phù nề quanh rốn. Sau đó, chúng nó thể lây lan ra cả vùng bụng, mông, đùi, cánh tay gây ngứa ngáy, khó chịu. Đôi khi có thể xuất hiện mụn nước nhỏ.
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Tình trạng nổi mẩn đỏ ngoài da cũng rất dễ xuất hiện khi mẹ bầu ăn nhiều thực phẩm cay nóng. Đặc biệt là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, đậu phộng, ốc,...
- Thời tiết thay đổi: Cơ thể của bà bầu đặc biệt nhạy cảm, vì vậy nếu thời tiết thay đổi đột ngột thì mẹ rất dễ bị dị ứng thời tiết. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là nổi mẩn đỏ ở bụng hoặc toàn cơ thể.
- Yếu tố di truyền: Nếu thế hệ trước đó có người từng bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa khi mang thai thì nguy cơ bà bầu gặp tình trạng này sẽ cao hơn.
- Nguyên nhân khác: Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên, một số bệnh da liễu như viêm da dị ứng, chàm,... cũng gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ ở bụng.
Chăm sóc tại nhà
- Tắm với bột yến mạch: Bột yến mạch được xem là dược liệu lành tính giúp cải thiện tình trạng dị ứng và viêm da hiệu quả. Thành phần hoạt chất Phenol trong bột yến mạch giúp chống viêm, còn thành phần vitamin E cung cấp độ ẩm cho da, bảo vệ da khỏi nhiều tác nhân gây dị ứng.
- Tắm bằng nước ấm: Tắm bằng nước ấm sẽ giúp cơ thể tuần hoàn máu tốt hơn, giảm tình trạng mẩn đỏ và giúp mẹ bầu thư giãn. Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý cần tắm với nước ấm vừa phải, nhiệt độ từ 35 - 37 độ C. Bởi nước quá nóng có thể tăng nhiệt độ bào thai, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
- Chườm lạnh: Chườm lạnh giúp cải thiện trình trạng nổi mẩn đỏ quanh bụng nhanh chóng và an toàn. Tuy vậy để tránh bỏng lạnh, mẹ có thể bọc đá trong một tấm vải sạch rồi chườm lên vùng da mẩn đỏ. Sau khoảng từ 5 đến 10 phút, mẹ bầu có thể ngừng, tránh chườm quá lâu ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Thoa kem dưỡng ẩm da: Trong một số trường hợp, bà bầu bị nổi mẩn đỏ không ngứa có thể do da khô hoặc thiếu độ ẩm. Để khắc phục tình trạng này nhanh chóng, chị em có thể dùng kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ thiên nhiên để làm mềm da. Chị em lưu ý cần lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, an toàn, không gây kích ứng da để cho hiệu quả tốt nhất.
- Massage bằng tinh dầu Mát xa bằng tinh dầu cũng giúp bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa cải thiện các triệu chứng một cách hiệu quả. Một số loại tinh dầu an toàn mẹ bầu có thể dùng như tinh dầu hoa cúc, bạc hà, đinh hương.
Trị mẩn đỏ cho bà bầu bằng thuốc Tây y
Việc sử dụng thuốc trong thai kỳ là điều cần hết sức hạn chế, tuy nhiên trong trường hợp bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc sau đây:
- Thuốc kháng Histamin như Cetirizine, Fexofenadine, Loratadin,... giúp cải thiện tình trạng mẩn đỏ nhanh chóng. Những thuốc này có thể sử dụng vào ban ngày vì không gây buồn ngủ. Một số loại thuốc kháng Histamine như Benadryl, Zyrtec, Atarax có thể được chỉ định vào ban đêm giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
- Thuốc mỡ hoặc kem Steroid giúp cải thiện tình trạng mẩn đỏ, chống viêm và tiêu sưng. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc sẽ khiến da bị mỏng và yếu đi, do đó mẹ bầu cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thông thường là không quá 7 ngày liên tục.
- Thuốc uống Steroid chỉ được sử dụng khi tình trạng nổi mẩn đỏ diễn biến xấu và nguy cơ gây biến chứng. Mẹ cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến thai nhi.