Ngứa Khắp Người Vào Mùa Hè
Ngứa khắp người vào mùa hè khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải. Độc giả muốn xác định tình trạng bệnh và phương hướng điều trị hiệu quả tình trạng ngứa da mùa hè hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây.
Định nghĩa
Gần đây, thời tiết nước ta có sự biến đổi rõ rệt. Nền nhiệt liên tục tăng cùng những cơn mưa rào bất chợt xuất hiện thường xuyên. Đây là dấu hiệu đặc trưng cho biết thời tiết đang có sự chuyển mình từ xuân sang hạ.
Viêm nang lông
Mùa hè tuyến mồ hôi hoạt động mạnh. Bã nhờn, bụi bẩn dính tích tụ, đọng lại tại các lỗ chân lông. Nếu không được loại bỏ kịp thời, chúng sẽ gây bít tắc, hình thành tình trạng viêm nang lông.
Các mụn nước hình thành tại vị trí viêm có thể gây cảm giác ngứa râm ran ở giai đoạn đầu khi mới hình thành hoặc sau khi mụn nước vỡ. Bệnh thường khởi phát tại các vùng da nhiều mồ hôi, khó làm sạch như lưng, đùi, mông...
Tuyến mồ hôi, bã nhờn của trẻ em chưa hoạt động ổn định. Phụ nữ ở cữ gặp hạn chế trong quá trình tắm rửa, vệ sinh cơ thể. Đây chính là những đối tượng dễ mắc viêm nang lông nhất.
Dị ứng nổi mề đay
Giao mùa có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh nắng… Cơ thể không thích nghi kịp dễ hình thành dị ứng thời tiết gây nổi mề đay.
Bên cạnh thời tiết, các yếu tố như phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất… cũng có thể khiến hệ miễn dịch xảy ra phản ứng quá mẫn, hình thành mề đay.
Bệnh lý nổi mề đay đặc trưng với các nốt mẩn hơi sưng phù ở bề mặt. Kích thước, hình dáng mẩn đa dạng, thường tập trung thành mảng lớn. Các vùng da dễ nổi mẩn gồm: lưng, bắp tay, cổ, đùi, bụng…
Mề đay gây nổi mẩn ngứa thành mảng. Càng gãi, các nốt mẩn càng lan nhanh ra các vùng da khác nhau trên cơ thể.
Khô da
Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh khiến cơ thể mất nước. Việc lạm dụng điều hòa, quạt cũng khiến da bị khô. Từ đó, gây kích ứng tại chỗ, hình thành triệu chứng ngứa râm ran khắp người không nổi mẩn.
Rôm sảy
Những người có thân nhiệt nóng, gan thận kém, độc tố tích tụ, mồ hôi không thoát ra được có thể bị nổi mẩn đỏ ngứa do rôm sảy. Bệnh đặc trưng với các nốt mẩn đỏ nhỏ li ti, thường tập trung tại một vùng da riêng. Số ít trường hợp có thể lan ra toàn cơ thể.
Ngoài ra, người bệnh có thể bị nổi mẩn, ngứa khắp người vào mùa hè do công trùng đốt, nhiễm ký sinh trùng, nấm da… Muốn xác định chính xác, bệnh nhân cần tới cơ sở y tế khám, tiến hành các kiểm tra cần thiết.
Nguyên nhân
Các nguyên nhân khách quan có thể khiến người bệnh bị ngứa khắp người đến từ môi trường sống, bao gồm:
- Thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió…) thay đổi đột ngột
- Ô nhiễm môi trường, chất lượng không khí kém, chứa nhiều chất độc hại
- Tia cực tím xâm nhập vào da, phá hủy tế bào biểu bì
- Vi khuẩn, virus, vi nấm tồn tại ngoài môi trường hoặc ký sinh trên các côn trùng
- Phấn hoa, lông động vật
Nguyên nhân chủ quan
Tuy nhiên, cùng tiếp xúc với những yếu tố môi trường như nhau, ở mỗi người, cơ thể sẽ có phản ứng khác nhau. Điều này do các nguyên nhân chủ quan quyết định:
- Cơ địa dị ứng thường ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền
- Làn da mẫn cảm có khả năng bị kích ứng dễ dàng hơn
- Hệ miễn dịch yếu dễ hình thành rối loạn khi gặp tác nhân kích thích
- Rối loạn hormone làm tăng nguy cơ hình thành nổi mề đay, dị ứng
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học gây suy giảm hệ miễn dịch
- Bệnh lý nền khiến cơ thể yếu, hoạt động dễ gặp trục trặc
- Chức năng gan, thận suy giảm, khí huyết lưu thông kém khiến khả năng đào thải độc tố yếu.
Như vậy, bị ngứa da vào mùa hè khởi phát thường do ảnh hưởng đồng thời từ yếu tố khách quan và chủ quan. Đây là lý do ngứa khắp người vào mùa hè thường khởi phát ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, cho con bú.
Chăm sóc tại nhà
Trong tự nhiên có nhiều loại thực vật tính mát, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa hiệu quả. Từ nhiều đời trước, ông cha ta đã biết ứng dụng các loại thảo dược này vào hỗ trợ giảm triệu chứng ngứa da vào mùa hè.
- Lá và cành khế non
Lá và cành khế non có công dụng diệt khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, cung cấp lượng lớn vitamin C giúp hỗ trợ phục hồi tổn thương da. Người bệnh bị mẩn ngứa, mề đay có thể dùng lá khế đun lấy nước tắm hoặc giã đắp lên da đều rất hiệu quả.
- Nha đam (lô hội)
Trong phần gel trắng của lá nha đam có chứa lượng lớn các vitamin, khoáng chất. Đắp gel nha đam giúp giảm ngứa, cấp ẩm nhanh, hỗ trợ phục hồi tổn thương da.
Tuy nhiên, phần mủ vàng ở lớp ngoài cùng có chứa chất gây kích ứng. Vì vậy, trong quá trình sơ chế, bạn cần cẩn thận, loại bỏ hoàn toàn vỏ và lớp nhựa vàng. Chỉ lọc lấy phần lõi trắng bên trong đắp lên vùng da bị mẩn.
Sau 15 phút rửa lại bằng nước sạch rồi lau khô. Lưu ý, không áp dụng phương pháp đắp với các vùng da có vết thương hở.
- Quả mướp đắng
Tắm nước đun từ quả mướp đắng là phương pháp trị mẩn ngứa hiệu quả. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với các trường hợp bé bị rôm sảy, hăm tã.
- Lá trà xanh
Theo Vua điện giải Nước Trà xanh chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn. Loại lá này rất thích hợp dùng cho người bị ngứa da vào mùa hè. Bạn có thể lấy lá trà xanh đun nước tắm để làm sạch lỗ chân lông, kháng viêm, giảm ngứa. Hoặc đun lấy nước uống hàng ngày giúp mát gan, giải độc, thanh nhiệt cơ thể.
Chữa ngứa da vào mùa hè bằng mẹo dân gian là phương pháp thích hợp với người bệnh nhẹ, mới khởi phát.
Điều trị
Với người bệnh nặng, các triệu chứng nghiêm trọng, nên thăm khám, sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Căn cứ vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây ngứa, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
- Thuốc bôi ngoài da chứa corticoid giúp chống viêm, tiêu sưng, giảm mẩn hiệu quả. Loại thuốc này thích hợp với diện tích tổn thương da nhỏ.
- Thuốc uống kháng histamin giúp ngăn phản ứng dị ứng nổi mề đay hiệu quả.
- Kem dưỡng ẩm bổ sung độ ẩm cần thiết cho da, ngăn triệu chứng ngứa do da khô. Đồng thời, hỗ trợ phục hồi tổn thương da do mẩn ngứa gây nên.
Dùng thuốc tân dược là cách điều trị phù hợp với bệnh nhân nổi mề đay, ngứa da cấp tính. Tuy nhiên, thuốc có tồn tại một số tác dụng phụ nên không thích hợp dùng cho các đối tượng nhạy cảm như phụ nữ sau sinh, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em.
Phòng ngừa
Ngứa da mùa hè là tình trạng rất dễ tái phát, lặp lại liên tục suốt nhiều năm. Để tránh tình trạng này, bên cạnh điều trị sớm, đúng cách, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
- Vệ sinh da mỗi ngày, đúng cách: Không tắm quá nhiều lần, không tắm ngay lập tức khi người đang đổ nhiều mồ hôi, không tắm nước quá lạnh. Đảm bảo các mọi vùng da đều được làm sạch, không còn xà phòng, sữa tắm dư thừa trên da.
- Uống đủ nước, bổ sung thêm các loại nước chứa chất điện giải, sinh tố hoa quả giàu vitamin.
- Không lạm dụng điều hòa, quạt tránh làm mất độ ẩm tự nhiên của da. Nếu cần có thể sử dụng thêm máy phun sương.
- Không lạm dụng đồ uống lạnh, có cồn, nhiều gas vừa bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm độc, vừa hạn chế nguy cơ viêm đường hô hấp.
- Sử dụng kem chống nắng, áo quần dài, mũ, kính râm, che chắn cơ thể kỹ càng trước khi đi ra ngoài.
- Bổ sung rau xanh, các loại trái cây giàu vitamin C, D, E như: rau cải, cà chua, cà rốt, súp lơ, chanh, bí đỏ… trong bữa ăn hằng ngày.
Câu hỏi thường gặp
Không có thời gian khỏi bệnh mề đay chính xác do còn tùy thuộc vào thể trạng bệnh, cơ địa mỗi người. Cụ thể, mề đay cấp tính có thể khỏi sau 1-2 ngày, thậm chí vài giờ. Nhưng mề đay mãn tính có thể cần điều trị trong khoảng 3-6 tháng. Riêng mề đay do di truyền thì người bệnh phải sống chung với bệnh tật cả đời. Để phòng bệnh, bạn cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt, có thể áp dụng các mẹo dân gian hoặc dùng thuốc khi bệnh trở nặng.
Xem chi tiết