Bắn Tàn Nhang
Bắn tàn nhang bằng laser là một trong những phương pháp can thiệp chuyên sâu mà nhiều người lựa chọn hiện nay. Vậy phương pháp này là gì, quy trình ra sao, có tốt không, nên điều trị ở đâu để đảm bảo?
Tổng quan
Bắn tàn nhang hay đốt tàn nhang là phương pháp trị tàn nhang chuyên sâu, sử dụng tia laser ở cường độ cao để tác động trực tiếp đến những đốm nâu, những mảng da cần điều trị.
Theo đó, ánh sáng tia laser sẽ xuyên qua lớp biểu bì, bóc tách và phá hủy cũng như đào thải các sắc tố melanin ra khỏi da. Từ đó, loại bỏ hắc sắc tố melanin, các vết nám tàn nhang được cải thiện rõ rệt ngay trong lần đầu tiên. Với ưu điểm là giải quyết tận gốc tàn nhang nhanh chóng, tiện lợi, đốt tàn nhang bằng laser là phương pháp được phái đẹp “lăng xê”.
Tùy theo từng loại da mà các chuyên gia sẽ tư vấn các phương pháp bắn tia laser trị tàn nhang phù hợp. Hiện nay, tại các trung tâm thẩm mỹ, bệnh viện thường áp dụng bắn, đốt tàn nhang với 4 loại laser sau:
- Đốt nám tàn nhang bằng Laser Fraxel: Đây là phương pháp bắn tia laser cực nhỏ vào da. Laser Fraxel có ưu điểm là điều trị nám tàn nhang mang lại hiệu quả nhanh mà lại ít rủi ro. Bên cạnh đó, loại laser này còn phù hợp với nhiều loại da, bạn sẽ ít gặp các vấn đề về sắc tố hơn sau khi điều trị.
- Bắn tàn nhang bằng laser Ruby Q-switched: Là laser có xung năng lượng rất ngắn chỉ kéo dài vài nano giây, Ruby Q-switched giúp tác động quang âm lên Melanin làm vỡ các hạt sắc tố, loại bỏ các vết tàn nhang chân sâu.
- Đốt tàn nhang bằng laser Q-Switched Medlite: Loại laser này giúp thu hút các sắc tố melanin, loại bỏ những mảng tàn nhang trên da. Do không tác động quá sâu vào da nên laser Medlite có thể không hiệu quả đối với vết tàn nhang nằm sâu hơn trong da. Tuy nhiên, với phương pháp này sẽ cảm thấy ít nóng hơn và phục hồi nhanh hơn.
- Bắn tàn nhang bằng laze Laser Gemini: Là loại laser rất thích hợp với cơ địa của người châu Á. Với phương pháp này, tia laser Gemini sẽ được bắn qua một cửa sổ kính được làm lạnh để tránh tổn thương cho da.
Tại sao nó được thực hiện
Có thể thấy, bắn tia laser trị tàn nhang có những ưu điểm nổi bật là tiện lợi và nhanh chóng. Ngay từ lần điều trị đầu tiên chị em có thể nhận thấy kết quả rõ rệt nhờ việc các tia laser tác động sâu vào bên trong da, loại bỏ nhanh chóng các đốm tàn nhang.
Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp kích thích sự sản sinh Collagen. Từ đó, hình thành các tế bào da mới, thay thế lớp da tàn nhang cũ, làm da trở nên đều màu, trắng sáng tự nhiên. Thực tế, nhiều người đã loại bỏ được nám, tàn nhang sau liệu trình điều trị.
Nguy cơ
Tuy nhiên, nếu không chăm sóc da đúng cách sau khi điều trị, tình trạng tàn nhang có thể tái phát, thậm chí ở mức độ trầm trọng hơn. Đó là do khi can thiệp bằng tia laser, da đã mất đi lớp bảo vệ, khiến da mỏng hơn và quá trình lão hóa nhanh hơn. Đặc biệt là với những người có làn da nhạy cảm, dễ bị tác động bởi ánh sáng mặt trời.
Ngoài ra, với người bị tàn nhang do các nguyên nhân nội sinh và di truyền thì bắn tàn nhang bằng laser chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định, nguy cơ tái phát là rất cao.
Chính vì vậy, khi áp dụng đốt nám tàn nhang bằng cách này, bạn nên tìm hiểu và cân nhắc kỹ những nguy cơ có thể mắc phải. Đồng thời nên lựa chọn những cơ sở uy tín, có đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm để điều trị cho an toàn và hiệu quả.
Chuẩn bị
- Bước 1: Chuyên gia thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị
Đây là bước quan trọng để chuyên gia có thể xác định tình trạng tàn nhang thông qua soi da. Từ các đặc điểm như độ sâu, kích thước, màu sắc của tàn nhang… bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị, liệu trình và phương pháp bắn tàn nhang bằng tia laser thích hợp nhất.
- Bước 2: Làm sạch vùng da bị nám tàn nhang
Trong bước này các chuyên viên thẩm mỹ sẽ tiến hành làm sạch da mặt, tẩy tế bào chết, làm sạch sâu lỗ chân lông… để tránh nhiễm trùng và nâng cao hiệu quả trị tàn nhang.
Thực hiện
- Bước 1: Gây tê cho vùng da cần điều trị
Trước khi tiến hành đốt tàn nhang khoảng 30-45 phút, người bệnh sẽ được gây tê lên vùng da mặt để giảm đau và thoải mái nhất trong quá trình thực hiện.
- Bước 2: Tiến hành bắn tia laser tàn nhang
Từ các phương pháp đã xác định ở bước 1, bác sĩ sẽ tiến hành bắn tàn nhang bằng laser theo bước sóng và tần số laser phù hợp với tình trạng tàn nhang của người điều trị. Dựa trên tình trạng và mức độ của tàn nhang có thể điều trị mới từ 1-3 lần mới có thể loại bỏ hết đốm nâu.
- Bước 3: Chườm lạnh và bôi kem dưỡng da
Đây là bước giúp thư giãn da, khắc phục tình trạng da ửng hồng hoặc sưng đỏ. Đồng thời bổ sung các dưỡng chất giúp tái tạo lại tế bào da, mang đến cho bạn một làn da khỏe mạnh, sáng mịn.
- Bước 4: Hướng dẫn chăm sóc da sau điều trị
Sau các buổi trị liệu, chuyên gia sẽ tư vấn thường hướng dẫn các phương pháp chăm sóc và bảo vệ da phù hợp và lên lịch cho buổi trị liệu tiếp theo.
Kết quả
Bắn tia laser trị tàn nhang có những ưu điểm nổi bật là tiện lợi và nhanh chóng. Ngay từ lần điều trị đầu tiên có thể nhận thấy kết quả rõ rệt nhờ việc các tia laser tác động sâu vào bên trong da, loại bỏ nhanh chóng các đốm tàn nhang.
Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp kích thích sự sản sinh Collagen. Từ đó, hình thành các tế bào da mới, thay thế lớp da tàn nhang cũ, làm da trở nên đều màu, trắng sáng tự nhiên. Thực tế, nhiều người đã loại bỏ được nám, tàn nhang sau liệu trình điều trị.
Thông thường, sau khi bắn tia laser trị tàn nhang khoảng 3 – 4 ngày, các vết thương trên da sẽ bắt đầu đóng vảy, các tế bào da bắt đầu tái tạo. Và chỉ sau 10-30 ngày, da bạn sẽ lành lặn hẳn, trở về trạng thái như trước. Có thể rút ngắn thời gian làm lành vết thương bằng cách áp dụng chế độ chăm sóc sau điều trị hợp lý.
Tuy nhiên, nếu quá trình thực hiện xảy ra sai sót hoặc bạn không tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không những thời gian phục hồi lâu hơn mà có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như đau nhức, bỏng rát mặt, kích ứng nổi mẩn. Hay một số hiện tượng như da trở nên nhạy cảm, nổi nhiều mụn hoặc gây ra sẹo, nhiễm trùng da. Vì vậy, chăm sóc da sau điều trị vô cùng quan trọng.
- Chuyên gia
- Cơ sở
Câu hỏi thường gặp
Sau khi đốt tàn nhang bạn không nên rửa mặt ngay trong vòng 24 giờ đầu tiên. Lúc này, làn da của bạn rất yếu, nhạy cảm và đang trong quá trình phục hồi, việc rửa mặt có thể làm tổn thương da và khiến da dễ bị kích ứng.
Sau 24 giờ đầu tiên, bạn có thể bắt đầu rửa mặt nhẹ nhàng bằng nước ấm, nước muối sinh lý hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ nếu được bác sĩ chỉ định. Nên tránh sử dụng các sản phẩm tẩy rửa mạnh hoặc có chứa hạt vì chúng có thể làm tổn thương da, gây chảy máu.
Xem chi tiết