Xét Nghiệm Chức Năng Thận

Tổng quan

Xét nghiệm chức năng thận rất cần thiết trong kiểm tra sức khỏe. Bởi lẽ, thận là cơ quan quan trọng, thực hiện nhiều nhiệm vụ và liên quan đến một số cơ quan khác. Có rất nhiều bệnh hình thành khi chức năng thận bị suy giảm, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Tổng quan

Xét nghiệm chức năng thận là cần thiết đối với mọi người. Đặc biệt, nhóm những người có biểu hiện mắc các bệnh sau đây cần tiến hành kiểm tra ngay:

  • Suy thận cấp tính.
  • Suy thận mãn tính.
  • Viêm cầu thận.
  • Thiếu máu lên thận.
  • Viêm ống thận.
  • Bệnh thận đa nang.
  • Sỏi thận.
  • Nhiễm trùng máu làm thận tổn thương.
  • Phì đại tuyến tiền liệt.
  • Bị viêm đường tiết niệu.
  • Gặp biến chứng trong thai kỳ như tiền sản giật, sản giật, hội chứng HELLP…
  • Nhiễm độc do dùng thuốc hoặc thực phẩm…
  • Mắc bệnh tiểu đường.
  • Trào ngược bàng quang.
  • Viêm đài bể thận.

Tại sao nó được thực hiện

Bệnh ở thận diễn ra âm thầm với các dấu hiệu rất khó để ý. Cho đến phi phát hiện ra thì tình trạng đã nặng, chức năng thận đã giảm nhiều. Vì vậy, ngay khi thấy những biểu hiện sau, bạn nên tiến hành xét nghiệm chức năng gan thận:

  • Chân tay phù nề.
  • Tiểu tiện nhiều lần, ngày nhiều hơn 8 lần, đêm nhiều hơn 1 lần.
  • Nước tiểu có bọt, lượng nước mỗi lần tiểu ít hoặc nhiều hơn bình thường.
  • Căng tức khi đi tiểu hoặc nước tiểu có máu.
  • Mệt mỏi, ớn lạnh, thở nông và chóng mặt.
  • Suy giảm trí nhớ.
  • Nổi mẩn ngứa trên da.
  • Hơi thở có mùi khí amoniac.
  • Đau thắt lưng…

Thực hiện

Xét nghiệm chức năng thận gồm những gì, dựa trên mẫu máu, nước tiểu hay chẩn đoán hình ảnh? Trong cơ thể, thận có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ chất thải và các dịch thừa. Để kiểm tra hoạt động của thận, người ta có thể sử dụng các biện pháp sau:

Xét nghiệm sinh hóa máu

Xét nghiệm máu kiểm tra chức năng thận là loại xét nghiệm sinh hóa. Trong đó bao gồm:

Kiểm tra ure máu

Ure là sản phẩm của protein thoái hóa, được cầu thận lọc trước khi thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Hàm lượng ure trong xét nghiệm máu cho phép bác sĩ đánh giá chức năng thận và theo dõi bệnh lý liên quan.

Khi chức năng thận bình thường, chỉ số Ure trong máu đạt từ 2.5 - 7.5 mmol/l. Nếu mẫu máu cho thấy hàm lượng Ure cao hơn bình thường thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm cầu thận hoặc viêm ống thận… Ure trong máu giảm phản ánh tình trạng thiếu protein hoặc suy giảm chức năng gan.

Kiểm tra ure máu
Kiểm tra ure máu

Kiểm tra hàm lượng Creatinin trong huyết thanh

Creatinin là sản phẩm do Creatin trong cơ thoái hóa tạo ra, nó được đào thải ở thận. Vì vậy, đây cũng là một trong các chỉ số xét nghiệm máu cho phép đánh giá chức năng thận.

Ở nam giới, hàm lượng Creatinin bình thường là từ 0.6 đến 1.2 mg/dl, chỉ số này ở nữ là 0.5 - 1.1 mg/dl. Khi nồng độ Creatinin tăng lên, nó đang phản ánh tình trạng rối loạn chức năng thận. Đặc biệt, ở người bị suy thận, hàm lượng Creatinin tăng lên rõ rệt. Cụ thể:

  • Bệnh nhân suy thận cấp độ 1 có hàm lượng Creatinin dưới 130 mmol/l.
  • Người bị suy thận cấp độ 2 có hàm lượng Creatinin từ 130 đến 299 mmol/l.
  • Nếu suy thận cấp độ 3a, Creatinin ở ngưỡng 300 đến 499 mmol/l.
  • Suy thận cấp độ 3b, hàm lượng Creatinin là 500 đến 899 mmol/l.
  • Trường hợp suy thận cấp độ 4, chỉ số Creatinin lên đến trên 900 mmol/l.

Ngoài ra, các yếu tố như độ tuổi, giới tính, khối lượng cơ và tần suất hoạt động thể lực cũng ảnh hưởng đến chỉ số này. Vì vậy, khi nghi ngờ chỉ số Creatinin không phản ánh đúng tình trạng của thận, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm xét nghiệm Cystatin C máu. Nếu chỉ số này nằm ngoài khoảng 0.31 đến 0.99 mg/l, có thể kết luận về chức năng thận của người bệnh.

Phương pháp điện giải đồ

Khi chức năng thận bị suy giảm, nó sẽ kéo theo sự mất cân bằng các chất điện giải. Vì vậy, điện giải đồ là một cách giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng của thận. Trong đó gồm các chỉ số:

  • Sodium (Natri): Chỉ số Natri trong máu ở người bình thường khoảng 135 đến 145 mmol/l. Đối với bệnh nhân suy thận, vi khoáng này bị mất qua da, đường tiêu hóa và thận nên nồng độ bị giảm mạnh.
  • Potassium (Kali): Ở người bình thường, nồng độ Kali máu là 3.5 đến 4.5 mmol/l. Nếu bị suy thận, chỉ số này tăng lên do thận đào thải kém.
  • Canxi máu: Thông thường chỉ số canxi máu là 2.2 đến 2.6 mmol/l. Khi bị suy thận, lượng canxi máu sẽ giảm, đồng thời phosphate sẽ tăng lên.

Kiểm tra cân bằng kiềm toan

Người bình thường có pH máu kiềm nhẹ, ở khoảng 7.37 đến 7.43. Đây là mức kiềm toan tốt nhất cho các hoạt động của men tế bào, protein co cơ và máu. Khi bị suy giảm chức năng thận, khả năng cân bằng kiềm toan của cơ thể sẽ rối loạn. Cụ thể, axit chuyển hóa ít được đào thải, dẫn đến nồng độ axit tăng, pH trong máu và các cơ quan cũng nặng tính axit.

Xét nghiệm axit uric

Ngoài đánh giá chức năng thận, xét nghiệm uric trong máu còn giúp chẩn đoán tình trạng bệnh gout. Theo đó, nồng độ axit uric tiêu chuẩn là từ 180 đến 420 mmol/l (ở nam) và 150 đến 360 mmol/l (ở nữ). Nếu nồng độ này tăng lên thì bệnh nhân có thể bị bệnh thận, gout hoặc vảy nến.

Ngoài các chỉ số xét nghiệm chức năng thận, người ta còn quan tâm đến lượng protein toàn phần trong huyết tương, Albumin huyết thanh và lượng hồng cầu máu.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm chức năng thận bằng nước tiểu có nhiều hình thức. Cụ thể bao gồm:

Tổng phân tích nước tiểu

Tỷ trọng nước tiểu ở người bình thường là khoảng 1.01 đến 1.02. Tuy nhiên, khi chức năng thận suy giảm, độ cô đặc của nước tiểu cũng giảm dẫn đến tỷ trọng thấp hơn. Tổng phân tích nước tiểu cũng giúp bác sĩ xác định hàm lượng protein, từ đó nhận định và chỉ định xét nghiệm đạm niệu 24 giờ nếu cần thiết.

Xét nghiệm đạm niệu 24h

Khi nghi ngờ người bệnh bị suy giảm chức năng thận qua phương pháp xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra đạm niệu 24h. Ở người khỏe mạnh, chỉ số protein trong nước tiểu là 0.0 đến 0.2g/l/24h. Khi có tổn thương ở cầu thận hoặc bị suy thận, viêm cầu thận cấp, tăng huyết áp hay đái tháo đường, chỉ số đạm niệu sẽ tăng lên từ 0.3g/l/24h.

Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu

Các phương pháp khác

Bên cạnh xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu, y học hiện đại còn có nhiều cách kiểm tra chức năng thận khác. Điển hình như là:

  • Chẩn đoán hình ảnh (chụp CT Scan): Phương pháp này được chỉ định kết hợp với xét nghiệm sinh hóa máu và nước tiểu nhằm đánh giá toàn diện chức năng thận.
  • Siêu âm ổ bụng: Để phát hiện tình trạng ứ nước do tắc nghẽn niệu quản người ta tiến hành siêu âm ổ bụng. Việc phát hiện thận bị ứ nước 2 bên có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có khả năng bị suy thận cấp hoặc mãn tính, thận đa nang, sỏi thận và phát hiện khối u.
  • Xạ hình thận: Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ là cách duy nhất để đánh giá chức năng thận từng bên. Thông qua phương pháp này, bác sĩ có thể đánh giá rõ chức năng lọc, phần trăm tưới máu và khả năng tham gia của từng bên thận. Đây cũng là cách để đánh giá mức độ tắc nghẽn niệu quản tốt nhất.

Có thể thấy các xét nghiệm chức năng thận hiện nay rất đa dạng và bao gồm nhiều kỹ thuật nhỏ liên quan. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ về các chỉ số cũng như chi phí thực hiện khi được chỉ định làm xét nghiệm này.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Để cải thiện tình trạng yếu sinh lý, nam giới có thể áp dụng các phương pháp sau::

  • Sử dụng liệu pháp tâm lý để giảm bớt căng thẳng, lo lắng cho vợ
  • Sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng yếu sinh lý
  • Thay đổi chế độ sống khoa học và tăng cường các hoạt động để chất để tăng chất lượng khi quan hệ.
Xem chi tiết

Người bị sỏi thận vẫn có thể uống nước cam nhờ hàm lượng citrat cao, kết hợp với canxi tạo thành muối hòa tan ngăn hình thành sỏi thận. Khi sử dụng cần lưu ý:

  • Uống dưới 300ml mỗi lần, không nên uống hàng ngày.
  • Chọn nước cam nguyên chất, ít đường hoặc không đường, vắt tươi.
  • Uống sau bữa ăn 1-2 tiếng.
  • Tránh uống khi bụng đói, sau bữa ăn, trước khi ngủ.
  • Không kết hợp với sữa hoặc củ cải.
Xem chi tiết
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android