Bị Sỏi Thận Uống Nước Cam Được Không?
Người bị sỏi thận vẫn có thể uống nước cam nhờ hàm lượng citrat cao, kết hợp với canxi tạo thành muối hòa tan ngăn hình thành sỏi thận. Khi sử dụng cần lưu ý:
- Uống dưới 300ml mỗi lần, không nên uống hàng ngày.
- Chọn nước cam nguyên chất, ít đường hoặc không đường, vắt tươi.
- Uống sau bữa ăn 1-2 tiếng.
- Tránh uống khi bụng đói, sau bữa ăn, trước khi ngủ.
- Không kết hợp với sữa hoặc củ cải.
Người bị sỏi thận uống nước cam được không?
Mặc dù cam rất giàu vitamin C, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng việc sử dụng chúng đối với bệnh nhân sỏi thận cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Nguyên nhân là vì:
Lợi ích:
- Nước cam cung cấp hàm lượng citrat, kết hợp với canxi tạo thành muối hòa tan mang đến hiệu quả loại bỏ canxi dư thừa, ngăn ngừa kết tủa với oxalat.
- Nước cam giúp tăng độ pH của nước tiểu, tạo tính kiềm, hỗ trợ ngăn ngừa sỏi thận.
- Một nghiên cứu trên 194.095 người cho thấy những người uống nước cam thường xuyên có nguy cơ sỏi thận thấp hơn 12% so với người không uống.
Nguy cơ tiềm ẩn:
- Hàm lượng vitamin C cao trong cam nếu tiêu thụ quá nhiều có thể chuyển hóa thành oxalat, một nguyên nhân chính hình thành sỏi.
- Lượng vitamin C dư thừa cũng có thể dẫn đến lắng đọng oxalat, tạo thành cặn sỏi.
Với những lợi và hại nếu trên, chúng ta có thể kết luận rằng: Người bị SỎI THẬN CÓ THỂ UỐNG NƯỚC CAM, tuy nhiên cần chú ý đến liều lượng. Cụ thể, bệnh nhân sỏi thận không nên uống nước cam hàng ngày. Lượng nước cam khuyến nghị cho mỗi lần uống là dưới 300ml.
Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp nước cam với chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm giàu oxalate để kiểm soát nguy cơ hình thành sỏi.
Cách sử dụng nước cam an toàn cho người sỏi thận
Như đã nói, nước cam chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng bạn cần biết cách uống để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Uống nước cam loại nào tốt?
Người bệnh sỏi thận nên uống các loại nước cam như:
- Nước cam nguyên chất, vắt tươi: Giữ được trọn vẹn dưỡng chất và hạn chế chất phụ gia.
- Nước cam ít đường hoặc không đường: Giảm nguy cơ tăng lượng đường trong máu và các vấn đề sức khỏe khác.
- Nước cam hữu cơ: Hạn chế tiếp xúc với thuốc trừ sâu và hóa chất.
Uống nước cam đúng thời điểm
Thời điểm tốt nhất để uống nước cam là sau bữa ăn sáng hoặc trưa 1-2 tiếng. Lúc này, hệ tiêu hóa đã hoạt động, giúp hấp thu vitamin C và enzyme từ nước cam tốt hơn.
Ngoài ra, người bệnh nên uống nước cam ngay sau khi vắt để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng. Bạn cần chọn cam tươi, hạn chế sử dụng nước cam đóng hộp vì chúng chứa rất nhiều đường và chất bảo quản.
Không nên uống nước cam khi nào?
Những thời điểm bạn nên tránh uống nước cam để hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:
- Khi bụng đói: Axit trong nước cam kết hợp với axit trong dạ dày dư thừa, dẫn đến đau dạ dày, lâu dài có thể gây viêm loét.
- Sau bữa ăn: Đường trong nước cam ức chế quá trình tiêu hóa thức ăn, gây chướng bụng, khó tiêu.
- Trước khi ngủ: Nước cam kích thích sản sinh tân dịch, dẫn đến đi tiểu nhiều, gây mất ngủ. Axit trong nước cam bám trên răng cũng dễ làm hư hỏng men răng.
Các thực phẩm kỵ với nước cam
Uống nước cam mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để tối ưu hiệu quả và tránh tác dụng phụ, bạn nên lưu ý không kết hợp nước cam với một số thực phẩm sau:
- Sữa: Protein trong sữa có thể phản ứng với axit citric trong nước cam, dẫn đến khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy. Nên uống sữa cách xa nước cam ít nhất 1 tiếng.
- Củ cải: Nước cam chứa flavonoid, kết hợp với thiosulfate trong củ cải có thể tạo ra chất thiocyanate, ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
Tóm lại, người bị sỏi thận vẫn có thể uống nước cam, tuy nhiên với liều lượng không quá 1 ly/ngày. Đồng thời người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để nâng cao hiệu quả tăng cường sức khỏe.