Xét Nghiệm Nước Tiểu
Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp để kiểm tra các thành phần có trong nước tiểu nhằm đánh giá sản phẩm (chất thải) của thận. Nếu tiến hành thường xuyên, nghiệm pháp này sẽ giúp tìm ra nguyên nhân của những bất thường ở hệ bài tiết. Bài viết sau đây sẽ làm rõ những chỉ số nước tiểu quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Tại sao nó được thực hiện
Tất cả các hoạt động chân tay cho tới việc ăn uống đều tác động đến sự cấu thành thành phần của nước tiểu - chất thải từ thận. Vì vậy, xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp các bác sĩ đánh giá được tình trạng sức khỏe, khả năng hoạt động của thận.
Thành phần của nước tiểu phản ánh sức khỏe thận và các bộ phận liên quan, kể cả gan, mật. Đó là lý do chính khiến chúng ta cần xét nghiệm nước tiểu. Từ xét nghiệm này, bác sĩ có thể phát hiện ra nhiều bệnh lý ở hệ bài tiết. Chẳng hạn như bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu ra máu, tiểu són.
Ngoài việc xét nghiệm tiểu đường, gan, thận để phát hiện sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu, suy giảm chức năng gan hoặc suy giảm chức năng thận, cao huyết áp…, người ta cũng cần kiểm tra nước tiểu để phát hiện bệnh. Bởi lẽ một số thành phần trong chất thải này sẽ phản ánh rõ tình trạng bệnh.
Ở những người thường xuyên chăm sóc sức khỏe, người ta còn xét nghiệm nước tiểu nhằm điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để bảo vệ thận tốt nhất.
Ngoài ra, người ta còn xét nghiệm nước tiểu khi mang thai nhằm xác định nồng độ hCG có trong nước tiểu, từ đó đánh giá khả năng thụ thai.
Thực hiện
Các bác sĩ có thể tiến hành hơn 100 xét nghiệm khác nhau trên nước tiểu. Tuy nhiên, trên thực tế, người ta chỉ quan tâm đến một số chỉ số chính.
Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số
Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số là phương pháp phổ biến ở nhiều bệnh viện. Trong đó bao gồm những nghiệm pháp cơ bản sau:
- Tỷ trọng - Specific gravity (SG): Đây là xét nghiệm kiểm tra số lượng các chất trong nước tiểu. Nó phản ánh khả năng cân bằng lượng nước trong nước tiểu của thận. Chỉ số Specific gravity bình thường ở khoảng 1.015 đến 1.025. Specific gravity cao tức là nước tiểu chứa nhiều chất rắn. Bạn cần uống nhiều nước hơn để giảm tỷ trọng.
- Độ pH nước tiểu: Độ pH phản ánh nước tiểu mang tính kiềm hay axit. Khi chỉ số này nằm trong khoảng từ 4.8 đến 7.4 thì được coi là bình thường. Độ pH ngoài ngưỡng này đều không thực sự tốt. Nước tiểu quá kiềm (pH trên 9) hoặc quá axit (pH dưới 4) đều dễ dẫn đến sỏi thận. Xét nghiệm pH nước tiểu giúp bác sĩ có căn cứ điều chỉnh phương pháp chữa bệnh và hướng dẫn bạn giữ cân bằng pH nước tiểu.
- Protein (PRO): Ở người bình thường, nước tiểu không chứa protein hoặc hàm lượng từ 7.5 đến 20mg/dl hay 0.075 đến 0.2 g/l. Tuy nhiên khi bị sốt, mắc bệnh về thận, lao động nặng hoặc mang thai, nước tiểu sẽ lẫn protein. Protein nước tiểu cao sẽ phản ánh tình trạng viêm cầu thận, cao huyết áp hoặc đái tháo đường. Các bác sĩ cần kiểm tra chỉ số protein để đánh giá mức độ bệnh.
- Glucose (GLU): Đây là loại đường chủ yếu được tìm thấy trong máu và hiếm khi có ở nước tiểu. Trừ khi lượng đường trong máu tăng rất cao thì đường mới tràn vào nước tiểu. Vì thế, xét nghiệm nước tiểu có glucose không là một nghiệm pháp được ứng dụng nhiều trong chẩn đoán bệnh tiểu đường. Chỉ số GLU thông thường là 50 đến 100 mg/dl hoặc 2.5 đến 5 mmol/l. Nếu cao hơn, người đó có thể mắc các bệnh như viêm tụy, tiểu đường, bệnh ở ống thận…
- Nitrit (NIT): Ở người bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cơ thể có chứa vi khuẩn gây bệnh. Enzyme của nó có khả năng biến đổi nitrat trong nước tiểu thành Nitrit. Vì vậy, chỉ số Nitrit trong nước tiểu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán các trường hợp nghi bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Người bình thường có chỉ số Nitrit là 0.05 đến 0.1 mg/dl, nếu vượt quá ngưỡng này có nghĩa là bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Esterase bạch cầu (LEU): Đây là chỉ số bạch cầu (tế bào trắng). Nếu trong nước tiểu có chứa thành phần này có nghĩa là bệnh nhân đang bị nhiễm trùng đường tiểu. Trường hợp không có tế bào trắng, chỉ số LEU nằm trong khoảng 10 đến 25 Leu/Ul.
- Hồng cầu (RBC): Hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu khi cơ thể có hiện tượng xuất huyết hoặc bị nhiễm trùng thận, thận đa nang… Chỉ số hồng cầu nước tiểu cho phép nằm trong khoảng dưới 10 𝛍l.
- Ketone (KET): Thành phần này được tạo ra khi chất béo được chia nhỏ để tạo thành năng lượng. Nó được thải ra qua đường tiểu của bạn. Lượng ketone tăng cao khi bạn ăn uống thiếu đường và tinh bột hoặc bị đói nhiều ngày, nôn ói liên tục. Người bình thường có chỉ số Ketone từ 2.5 đến 5 mg/dL hay 0.25 đến 0.5 mmol/l. Nếu cao hơn mức này, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn bị mất nước do tiêu chảy hoặc đái tháo đường.
- Bilirubin (BIL): Chỉ số BIL trong xét nghiệm nước tiểu cho biết bệnh gì? Bình thường, thành phần này chiếm 0.4 đến 0.8 mg/dl hoặc 6.8 đến 13.6 mmol/l trong nước tiểu. Nếu ngoài khoảng này, người được xét nghiệm có thể đang mắc bệnh vàng da tắc mật, viêm gan, xơ gan…
- Urobilinogen (UBG): UBG trong xét nghiệm nước tiểu phát hiện bệnh gì? Chỉ số này phản ánh tình trạng viêm gan do nhiễm khuẩn, suy tim xung huyết, ung thư đầu tụy, tắc ống mật chủ… Nếu không mắc bệnh, UBG nằm trong khoảng từ 0.2 đến 1.0 mg/dl hoặc 3.5 đến 1.17 mmol/l.
Xét nghiệm nước tiểu bao lâu có kết quả còn tùy thuộc vào loại thông số cần xác định. Đa phần kết quả phân tích nước tiểu được trả về ngay trong buổi lấy mẫu hoặc trong 24 giờ kể từ khi chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm.
Các xét nghiệm khác
Bên cạnh xét nghiệm 10 thông số, các bác sĩ còn tiến hành một vài nghiệm pháp khác để đánh giá nước tiểu, đó là:
Phân tích mẫu nước tiểu dưới kính hiển vi
Với nghiệm pháp này, bác sĩ sẽ đưa nước tiểu vào máy ly tâm để các trầm tích lắng xuống phía dưới. Sau đó trầm tích lan vào quang trường để bác sĩ quan sát dưới kính. Từ những hình ảnh nhìn thấy qua kính hiển vi, bác sĩ có thể phát hiện ra nhiều bệnh lý quan trọng.
Đánh giá màu sắc
Màu sắc của nước tiểu cũng phản ánh tình trạng sức khỏe ở thận. Nó được quy định bởi sự cân bằng chất lỏng, chế độ dinh dưỡng và việc sử dụng thuốc chữa bệnh. Nước tiểu màu vàng tươi sáng cho biết bạn đã dung nạp nhiều vitamin B. Ngược lại, nếu có màu đỏ nâu, đó có thể là biểu hiện của tình trạng lẫn máu trong nước tiểu do uống thuốc, ăn củ cải đường, quả mâm xôi…
Xét nghiệm nước tiểu có máu là bệnh gì, nguy hiểm hay không? Điều này có thể phản ánh tình trạng sỏi bàng quang, viêm bàng quang, ung thư, phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới, viêm đường tiết niệu, polyp niệu đạo ở nữ giới.
Xét nghiệm độ trong
Mẫu nước tiểu màu trong hoặc hơi vàng tươi cho thấy sức khỏe thận bình thường. Nếu nước có màu đục thì bệnh nhân có thể bị nhiễm khuẩn, đường tiểu có nhiều chất nhầy, nhiễm tinh trùng đường tiểu hoặc tiểu ra máu. Các trường hợp khác như nước tiểu chứa bọt, có màu nâu đậm, xanh… cũng phản ánh bất thường ở hệ bài tiết.
Xét nghiệm mùi
Nước tiểu thông thường vốn có mùi hơi khai, tuy nhiên không quá nồng. Nếu kiểm tra nước tiểu thấy có mùi lạ chứng tỏ người được lấy mẫu có khả năng nhiễm khuẩn E. coli. Ngoài ra, người ta còn cho rằng mùi nước tiểu thay đổi do ảnh hưởng của việc bạn uống đủ nước hay không. Hoặc cũng có thể do bị các bệnh như tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm âm đạo ở nữ giới, bệnh trichomonas ở nam giới.