Xét Nghiệm PCR
Xét nghiệm PCR là một trong những loại xét nghiệm cho hiệu quả cao, được dùng để phát hiện sự tồn tại của virus, đặc biệt và virus SARS-CoV-2 nhằm sàng lọc chính xác đối tượng nhiễm bệnh. Cũng bởi sự phổ biến của loại xét nghiệm này, rất nhiều người có nhu cầu tìm hiểu về PCR - Chi phí xét nghiệm, thời gian trả kết quả, địa chỉ xét nghiệm uy tín. Những thắc mắc này của bạn đọc sẽ được giải thích chi tiết trong bài viết sau đây.
Tổng quan
Xét nghiệm PCR còn được gọi là xét nghiệm sinh học phân tử, phát minh vào năm 1985 bởi nhà khoa học người Mỹ Kary Mullis. Đây là một kĩ thuật nhằm tạo ra lượng lớn bản sao ADN mục tiêu trong ống nghiệm, dựa vào các chu kỳ nhiệt. Bên cạnh đó PCR cũng dùng để phát hiện vật liệu di truyền của virus nếu bị nhiễm bệnh tại thời điểm xét nghiệm. Đặc biệt, loại xét nghiệm này cũng có thể phát hiện ra các mảnh virus ngay cả khi cơ thể không còn nhiễm bệnh.
Trước khi phát minh ra phương pháp PCR, trong xét nghiệm, người ta thường dùng kỹ thuật test Elisa - test nhanh kháng thể. Elisa cho độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu thấp, đồng nghĩa với tỷ lệ dương tính giả cao. Trong khi đó, xét nghiệm PCR đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực công nghệ sinh học do phản ứng rất nhạy và cho kết quả đặc hiệu. PCR thường cho kết quả có độ chính xác rất cao, tuy nhiên kết quả này còn phụ thuộc vào trình độ của kỹ thuật viên, thiết bị máy móc tại cơ sở y tế đó.
Nhờ khả năng phát hiện được ADN nên ngày nay, PCR được ứng dụng rộng rãi trong Y học, giúp chẩn đoán nhiều bệnh có nguyên nhân liên quan đến các loại virus mà phương pháp xét nghiệm máu trước đó không thể chuẩn xác như:
- Viêm gan B, C, sốt xuất huyết do virus Dengue, HIV, cúm A/H5N1, HPV,...
- Phát hiện khuẩn lậu: Legionella, Chlamydia, Mycoplasma, Treponema pallidum,..
- Phát hiện tác nhân nuôi cấy bị thất bại do có sự xuất hiện của bệnh phẩm, đã từng bị điều trị kháng sinh trước đó.
- Phát hiện mầm mống ung thư: Ung thư cổ tử cung, ung thư đại tràng, ung thư vú,...
- Hỗ trợ nghiên cứu kháng nguyên bạch cầu người.
- Phát hiện các chủng loại vi khuẩn kháng thuốc.
- PCR có khả năng xác định độc tố của các loại vi sinh vật.
- Xét nghiệm sinh học phân tử được tương tự như xét nghiệm ADN, dùng trong việc phát hiện gen, dòng hóa gen, lập bản đồ gen, giải mã trình tự ADN,...
Do chưa thực sự hiểu rõ về PCR nên nhiều người nhầm tưởng PCR và RT-PCR là một phương pháp. Vậy thực chất xét nghiệm RT-PCR là như thế nào?
RT-PCR và PCR cùng thuộc phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử. Về bản chất, xét nghiệm PCR là định tính, chỉ cho biết có sợi ADN của virus không chứ không định lượng được virus. Trong khi đó, phương pháp RT-PCR thuộc bán định lượng, ngoài xác định sự xuất hiện của sợi DNA còn xác định được tải lượng virus đang có trong cơ thể của người bệnh, vì vậy RT-PCR ưu việt hơn hẳn PCR.
Phương pháp xét nghiệm RT-PCR có thể phát hiện được virus SARS-CoV-2 ở giai đoạn cuối của thời kỳ ủ bệnh và giai đoạn toàn phát bệnh. Do đó, phương pháp RT-PCR được xem là tiêu chuẩn để chẩn đoán người bệnh nhiễm Covid-19.
Thực hiện
Được biết, quá trình tiến hành phương pháp PCR giống với khi xét nghiệm NIPT hay phương pháp xét nghiệm HPV cần trải qua nhiều bước, sau khi lấy mẫu sẽ được chuyển về phòng xét nghiệm, bảo quản kỹ càng, sau đón nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành phân tích bằng máy móc chuyên dụng. Thông thường thời gian có kết quả PCR thường khoảng 4 - 6 giờ, tuy nhiên cũng có trường hợp cần 1 ngày để trả kết quả cho bệnh nhân. Thời gian này chênh lệch phụ thuộc vào số lượng mẫu xét nghiệm, trình độ kỹ thuật viên, phương tiện máy móc,...
Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp PCR có thể giúp bác sĩ xác định được tình hình tiến triển của bệnh, đồng thời đánh giá được hiệu quả quá trình trị liệu. Nếu kết quả trả về là dương tính, đối tượng xét nghiệm được xác định có thể có chứa virus, có khả năng lây lan cho người khác. Ngược lại trong trường hợp âm tính, tức là người bệnh không bị nhiễm virus tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm.