Ấn Vào Xương Sườn Thấy Đau Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm?

Ấn vào xương sườn thấy đau là hiện tượng thường gặp khi bị chấn thương hoặc do mắc các bệnh lý như viêm xương sườn ngực, thoát vị đĩa đệm, viêm gan. Trong một số trường hợp, hiện tượng đau xương sườn khi ấn vào còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh ung thư nguy hiểm.

Hiện tượng ấn vào xương sườn thấy đau

Ấn vào xương sườn thấy đau là hiện tượng khá nhiều người gặp phải. Bệnh nhân thường cảm thấy bị đau xương sườn bên trái hoặc bên phải xuất hiện rõ ràng khi dùng tay ấn vào. Cảm giác đau tăng lên khi vận động, nhất là khi uốn cong hoặc xoay vặn mình. Đôi khi, cơn đau còn lan rộng ra khu vực xung quanh gây đau ngực, đau vai hoặc đau lưng. Một số người cảm thấy bị đau xương sườn ngay cả khi hít thở sâu, ho, hắt hơi.

ấn vào xương sườn thấy đau là bị gì
Ấn vào xương sườn thấy đau là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe

Bên cạnh triệu chứng đau, tùy theo nguyên nhân cơ bản mà người bệnh còn có thể gặp các dấu hiệu khác như:

  • Có vết bầm tím ngoài da ở khu vực xương sườn.
  • Vùng xương sườn sưng đỏ
  • Căng lồng ngực, có thể sờ thấy khối u
  • Mệt mỏi
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Giảm khả năng vận động của cơ thể. Người bệnh gặp khó khăn và có thể cảm thấy đau đớn khi thực hiện các cử động ở vùng vai, cánh tay hoặc cúi gập người.
  • Khó thở…

Ấn vào xương sườn thấy đau là bị gì?

Hiện tượng ấn vào xương sườn thấy đau do nhiều nguyên nhân gây ra. Cơn đau xương sườn  bên phải hay bên trái thường khởi phát sau khi bị chấn thương, vận động sai cách hoặc do ảnh hưởng của một số bệnh lý.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng ấn vào xương sườn thấy đau:

1. Chấn thương

Các chấn thương ở vùng xương sườn có thể xảy ra do té ngã, va chạm mạnh, chơi thể thao quá sức, tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động. Chúng có thể khiến xương sườn bị đau đột ngột. Cơn đau tăng lên khi dùng tay ấn vào. Một số trường hợp không thể vận động được.

Một số chấn thương có thể gây đau bao gồm:

  • Gãy xương sườn: Xương sườn bị gãy có thể gây ra một cơn đau đớn nghiêm trọng, kéo dài. Cơn đau lan tỏa dọc theo xương sườn. Trường hợp nghiêm trọng còn bị biến dạng lồng ngực, khó thở.
  • Chấn thương thành ngực: Tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến xương sườn và gây đau khi ấn vào.
  • Tổn thương mô phổi: Các chấn thương, va đập mạnh ở xương sườn thường ảnh hưởng đến cả phổi và khiến mô phổi bầm tím, sưng đau, dễ bị nhiễm trùng. Đôi khi, cơn đau còn khởi phát khi có sự kết hợp giữa chấn thương mô phổi với tình trạng gãy xương sườn.
  • Giãn cơ: Đây cũng là một chấn thương thường gặp, có thể gây đau xương sườn khi ấn vào.

2. Ấn vào xương sườn thấy đau do thoát vị đĩa đệm

Một số trường hợp dùng tay ấn vào xương sườn thấy đau do ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Căn bệnh này thường xảy ra do đĩa đệm bị thoái hóa hoặc tổn thương, tạo điều kiện cho nhân nhầy trong bao xơ thoát ra ngoài. Nó có thể chèn ép vào tủy sống và dây thần kinh liên sườn khiến bệnh nhân bị đau dọc theo đường di chuyển của dây thần kinh. Cơn đau tăng nặng khi ấn vào hoặc khi vận động.

Các triệu chứng khác có thể gặp khi bị thoát vị đĩa đệm:

  • Đau lưng trên
  • Tê và ngứa ran ở khu vực bị ảnh hưởng
  • Yếu tay hoặc teo các cơ ở tay
  • Rối loạn cảm giác
  • Đau dọc vùng gáy…

3. Bệnh viêm xương sườn ngực

Chứng viêm xương sườn ngực có thể xảy ra do nhiễm trùng hoặc phát triển sau một chấn thương. Khi bị viêm, lớp sụn bảo vệ ở đầu xương bị phá vỡ làm tăng lực ma sát khi ấn vào hoặc khi vận động, từ đó dẫn đến các cơn đau với nhiều mức độ khác nhau. Đôi khi cảm giác đau còn lan đến cả tay chân.

Nếu không được kiểm soát tốt, tình trạng viêm có thể lây lan đến dây thần kinh gây đau thần kinh liên sườn. Người bệnh sẽ thường xuyên phải đối mặt với tình trạng tê và ngứa ran ngoài da dọc theo khung xương sườn và cả vùng ngực, bụng.

Mặc dù hiếm gặp nhưng chúng ta cũng không nên loại trừ khả năng phát sinh cảm giác ấn vào xương sườn thấy đau do bệnh viêm xương sườn ngực.

4. Bệnh thuyên tắc phổi gây đau xương sườn khi ấn vào

Thuyên tắc phổi là tình trạng tắc nghẽn xảy ra ở các động mạch nằm sâu trong phổi. Lúc này, trong động mạch sẽ hình thành cục máu đông khiến máu bị ứ đọng lại, không thể lưu thông ra ngoài.

ấn vào xương sườn thấy đau do bệnh phổi
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gây đau khi ấn vào xương sườn

Bên cạnh triệu chứng đau xương sườn khi ấn vào, người bệnh thuyên tắc phổi còn gặp các dấu hiệu khác như:

  • Thở gấp
  • Hụt hơi
  • Ho nhiều, một số trường hợp bị ho ra máu
  • Chóng mặt
  • Rối loạn nhịp tim
  • Cơ thể đổ nhiều mồ hôi.

Thuyên tắc phổi là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và xử lý sớm. Nếu gặp phải các dấu hiệu trên, người bệnh nên nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh.

5. Đau cơ xơ hóa

Bệnh đau xơ xơ hóa có tính chất mãn tính và thường gây đau nhức khắp cơ thể. Người bệnh cũng có thể cảm thấy những cơn đau nhức âm ỉ tăng nặng khi dùng tay ấn vào lồng xương sườn. 

Các triệu chứng khác có thể gặp khi bị đau cơ xơ hóa bao gồm:

  • Buồn ngủ
  • Chân không yên
  • Nhức đầu
  • Đau hàm
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng.

6. Bệnh viêm màng phổi

Trường hợp ấn vào xương sườn thấy đau kèm theo các triệu chứng khác như ho nhiều, đau tức ngực, khó thở… người bệnh nên thận trọng với bệnh viêm màng phổi. Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở lớp lót trong ngực và phổi. Các dấu hiệu bệnh có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần tùy theo mức độ viêm nhiễm.

7. Bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi là một bệnh lý nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh có thể gây đau ở khu vực xương sườn, đau lồng ngực. Cảm giác đau tăng nặng hơn khi ho, hắt hơi, cười, hít thở sâu hoặc dùng tay ấn vào.

Bệnh nhân bị ung thư phổi còn xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường khác như:

  • Ho ra máu hoặc ho có đờm đặc
  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Giảm cân
  • Khàn giọng,…

8. Ấn vào xương sườn thấy đau do các nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân trên, người bệnh có thể bị đau vùng xương sườn khi ấn vào vì những lý do khác như:

  • Vận động không đúng tư thế khiến xương sườn, các cơ hay dây chằng bị tổn thương.
  • Làm việc quá sức, thường xuyên bưng bê, khuân vác vật nặng gây sức ép lên các cơ và xương sườn.
  • Viêm ngoài màng tim
  • Viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm tụy
  • Viêm sụn sườn
  • Các vấn đề ở thận: Sỏi thận, nhiễm trùng thận, ung thư thận
  • Bệnh ở gan: Viêm gan, ung thư gan hay áp xe gan
  • Sỏi túi mật…

Ấn vào xương sườn thấy đau có nguy hiểm không?

Trong một số trường hợp, cảm giác đau ở xương sườn khi ấn vào chỉ xuất hiện thoáng qua và biến mất từ từ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài hoặc cơn đau nghiêm trọng có thể khiến người bệnh lo lắng, mất ngủ và giảm khả năng vận động, từ đó ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng sống và năng suất lao động.

Ấn vào xương sườn thấy đau có nguy hiểm không?
Hiện tượng ấn vào xương sườn thấy đau có thể kéo dài hoặc phát sinh thêm nhiều biến chứng nguy hiểm nếu nguyên nhân căn bản không được khắc phục sớm

Hơn nữa, tình trạng đau xương sườn khi ấn vào còn là dấu hiệu tiềm ẩn của rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Một số bệnh lý khá nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được chữa trị sớm. 

Do vậy, nếu sau khi đã nghỉ ngơi và thực hiện các phương pháp giảm đau tại nhà vài ngày mà vẫn còn hiện tượng đau ở vùng xương sườn khi ấn vào, người bệnh nên đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau và tích cực điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Chẩn đoán nguyên nhân ấn vào xương sườn thấy đau

Các nguyên nhân gây bệnh đau xương sườn khi ấn vào khá phong phú. Chúng có nhiều triệu chứng tương đồng nên dễ bị chẩn đoán nhầm nếu không thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Bên cạnh các dấu hiệu lâm sàng và kiểm tra bên ngoài, bác sĩ có thể áp dụng một số kỹ thuật để chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ấn vào xương sườn thấy đau. Chẳng hạn như:

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X-quang vùng xương sườn, phổi
  • Chụp CT scan
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Nội soi dạ dày…

Một số trường hợp không thể xác định được nguyên nhân gây đau xương xương khi ấn vào hoặc có nhiều vấn đề kết hợp cùng lúc gây đau. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả chẩn đoán để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Ấn vào xương sườn thấy đau phải làm sao?

Một số giải pháp đang được áp dụng để khắc phục cơn đau ở xương sườn khi ấn vào. Bao gồm:

Điều trị và chăm sóc tại nhà

Các mẹo giảm đau tại nhà được áp dụng cho người bị đau xương sườn mức độ nhẹ. Bao gồm:

  • Liệu pháp nhiệt: Chườm nóng, chườm lạnh, tắm nước ấm giảm đau
  • Băng nén vùng ngực để giảm đau, hạn chế sự tác động lên khung xương sườn mỗi khi vận động. Không áp dụng cách này cho các trường hợp có biểu hiện khó thở hoặc bị viêm phổi.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng cho vùng xương sườn để kích thích lưu thông máu, làm thư giãn dây thần kinh, giảm co thắt cơ. Điều này có thể giúp cải thiện cơn đau và thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương bên trong.
  • Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau không kê đơn khi bị đau nhiều hoặc vùng xương sườn có dấu hiệu sưng viêm.
  • Nghỉ ngơi nhiều, hạn chế các hoạt động ảnh hưởng đến vùng xương sườn.
cách điều trị ấn vào xương sườn thấy đau
Băng nén cố định có thể giúp giảm đau xương sườn khi ấn vào

Ấn vào xương sườn thấy đau uống thuốc gì?

Nếu tình trạng ấn vào xương sườn thấy đau không thuyên giảm sau khi được nghỉ ngơi, chăm sóc tại nhà, người bệnh có thể được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị. Được chỉ định phổ biến là các nhóm thuốc dưới đây:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa steroid
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc giảm đau thần kinh
  • Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng
  • Thuốc an thần…

Phẫu thuật

Phẫu thuật là sự lựa chọn sau cùng để điều trị cơn đau xương sườn khi ấn vào. Người bệnh được chỉ định mổ trong những trường hợp sau:

  • Điều trị nội khoa không hiệu quả. Cơn đau kéo dài hoặc ngày càng trở nên nghiêm trọng làm giảm chất lượng sống, sức khỏe cũng như khả năng vận động của người bệnh.
  • Bị gãy xương sườn, đứt dây chằng
  • Ấn vào xương sườn thấy đau liên quan đến ung thư hoặc các vấn đề khác như thoát vị đĩa đệm, bệnh phổi tắc nghẽn.

Trong ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị, sửa chữa tổn thương ở xương và các bộ phận khác. Trường hợp bị ung thư, khối u sẽ được cắt bỏ trước hoặc sau khi hóa trị, xạ trị để ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ác tính.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android