Axit Dạ Dày

Tổng quan

Axit dạ dày là một loại axit vô cơ mạnh được tìm thấy trong dịch vị. Khi hệ thống tự bảo vệ dạ dày hoạt động kém, axit này có thể góp phần gây ra viêm loét dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác. Để bảo vệ sức khỏe và tránh dư thừa hoặc thiếu hụt axit này, quý vị cần tham khảo các thông tin hữu ích dưới đây.

Định nghĩa

Axit dạ dày là một loại axit vô cơ mạnh có tên axit clohydric - HCL. Ở trạng thái cân bằng, axit này thường có nồng độ dao động trong khoảng 0,0001 đến 0,001 mol/l. Khi chỉ số đó cao hơn hoặc thấp hơn có thể là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường của sức khỏe tiêu hóa.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, axit dạ dày đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Nó được xem là chất dịch tiêu hóa được tiết ra từ niêm mạc dạ dày khi tế bào Oxyntic hình thành Clohydric, góp phần tạo nên dịch vị dạ dày.

Thực tế, bao tử sẽ tiết ra axit này theo một quá trình gồm 3 giai đoạn tương ứng với hoạt động tiêu hóa thức ăn. Cụ thể:

  • Giai đoạn 1 (cephalic): Sau khi tiếp nhận mùi vị của đồ ăn đi vào dạ dày, dây thần kinh phế vị ở tiểu não và cuống não sẽ được kích thích và truyền tín hiệu về hệ thần kinh trung ương. Tiếp đến, não bộ sẽ chỉ đạo hoạt động tiết axit (khoảng 30% chất này được sản sinh và sẵn sàng tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn).
  • Giai đoạn 2 (diễn ra ở dạ dày): Axit trong dạ dày vẫn liên tục được tiết ra đến 60% bởi hoạt động co bóp nghiền nhỏ thức ăn đang không ngừng sản sinh dịch vị.
  • Giai đoạn 3 (ở ruột): Lúc này thức ăn hầu như đã được nghiền hết và chuyển xuống ruột thì khoảng 10% axit còn lại sẽ được tiết ra nốt.

Như vậy có thể thấy rằng trong suốt quá trình tiêu hóa, dịch axit dạ dày liên tục được tiết ra và đảm nhận vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, lượng axit này chỉ nên được tiết ở mức vừa đủ để đảm bảo dịch vị trong trạng thái cân bằng.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, các triệu chứng dư axit dạ dày rất đa dạng. Nếu đang gặp phải tình trạng này, cơ thể bạn sẽ phát những tín hiệu sau:

  • Đầy hơi, triệu chứng sôi, tức ở bụng: Biểu hiện khó chịu này thường xuất hiện sau khoảng 1h khi đã ăn no. Bởi lúc này axit dịch vị thiếu hụt, làm thức ăn khó được tiêu hóa gây nên tình trạng ứ đọng, lên men.
  • Ợ chua: Hơi từ thực quản, dạ dày đẩy lên khoang miệng gây mùi chua khó chịu kéo dài, kèm theo các cơn ợ chua liên tiếp. Đây là hậu quả của việc thức ăn đã được lên men nhưng không thể tiêu hóa, chỉ được “giải quyết” qua các lần ợ tại khoang miệng.
  • Hôi miệng: Axit dư thừa làm cho các vi khuẩn có cơ hội tăng sinh trong dạ dày, khiến hơi thở xuất hiện mùi hôi khó chịu.
  • Trào ngược dạ dày: Hơi tồn đọng trong dạ dày quá lâu sẽ gây áp lực cho cơ vòng. Vì thế mà ngay cả khi không có thức ăn trong dạ dày thì người bị dư axit vẫn bị trào ngược.
  • Thèm ăn: Người bệnh có cảm giác đói ngay sau khi ăn bởi lúc này chức năng dạ dày đã suy giảm. Đồng thời, quá trình chuyển hóa, hấp thụ thức ăn cũng kém đi khiến người bệnh thèm ăn, tăng tiết dịch vị.

Bên cạnh những dấu hiệu kể trên, bệnh nhân bị dư axit dịch vị cũng có thể gặp phải tình trạng nước tiểu sẫm màu, đục hơn bình thường, tiêu chảy, phân đen bất thường. Đồng thời người bệnh dễ gãy móng tay, khó tập trung làm việc...

Nguyên Nhân

Lượng axit trong dạ dày cao chủ yếu liên quan đến thói quen ăn uống, sinh hoạt:

  • Lạm dụng chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá có thể làm cho niêm mạc dạ dày bị bào mòn, khiến dịch vị phải tiết nhiều hơn dẫn đến axit bị dư thừa. Lúc này, các cơn đau dạ dày sẽ trở nên dai dẳng và khó chữa hơn.
  • Đồ ăn, gia vị cay nóng: Thực phẩm bị tẩm ướp quá nhiều gia vị sẽ kích thích niêm mạc phải tiết nhiều hơn mức cho phép, dẫn đến các dấu hiệu dư axit dạ dày.
  • Thức ăn nhanh: Đồ ăn chiên qua nhiều dầu, đồ chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp cũng có thể dẫn tới hiện tượng dư axit.
  • Lo âu căng thẳng kéo dài: Stress thường xuyên gây căng thẳng, mệt mỏi và tác động không nhỏ đến hệ thần kinh. Điều này gây áp lực cho dạ dày và khiến bao tử dư thừa axit.
  • Ngủ muộn, bỏ ăn: Ngủ thiếu giấc, bỏ bữa nhiều khiến cho dạ dày phải liên tục co bóp trong tình trạng “trống rỗng”. Điều này làm cho dạ dày bị tổn thương, gây ra các ổ viêm loét, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể.

Biến chứng

Biến chứng có thể gặp phải:

  • Tăng sinh hại khuẩn trong dạ dày, gây nên hiện tượng rối loạn đường tiêu hóa thậm chí là viêm loét, xuất huyết, nguy hiểm nhất là ung thư.
  • Tăng nguy cơ tiểu đường, viêm gan, hen suyễn.

Từ những dấu hiệu và biến chứng kể trên, có thể thấy việc thiếu hụt axit dịch vị tương đối nguy hiểm. Khi không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp phù hợp, tình trạng này có thể dẫn tới nhiều rủi ro nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sức khỏe.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Khi nồng độ axit dạ dày bị mất cân bằng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng. Do vậy, mỗi người cần phải biết cách điều chỉnh, trả lại sự cân bằng cho loại axit đặc biệt này.

Biện pháp tại nhà

Nếu 1 người bị thừa axit trong dạ dày hoặc đang thiếu hụt axit dịch vị có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau để đưa các chỉ số về trạng thái cân bằng:

  • Kết hợp nghệ và mật ong: Sử dụng mật ong trộn cùng tinh bột nghệ rồi tạo thành viên hoàn. Mỗi ngày dùng 3-5 viên hoàn mật ong tinh bột nghệ để diệt khuẩn, giảm viêm, điều trị dư axit dạ dày, đưa nồng độ pH về trạng thái cân bằng.
  • Sử dụng gừng tươi: Dùng gừng tươi rửa sạch và thái thành từng lát mỏng, sau đó ngậm gừng trong miệng nhằm loại bỏ lượng axit dư thừa.
  • Baking soda: Nếu chưa biết giảm axit dạ dày bằng cách nào thì bạn có thể tham khảo bột baking soda. Hãy dùng 1 lượng nhỏ loại bột này thêm vào các món ăn hoặc pha nước ấm để uống hằng ngày .

Trong quá trình áp dụng các mẹo vặt này, bạn nên ăn uống, sinh hoạt khoa học, nhất là bỏ rượu bia. Đây là yếu tố quan trọng giúp axit dịch vị không tăng, đồng thời kiểm soát tốt tình trạng viêm loét dạ dày.

Dư axit dạ dày và cách điều trị bằng Tây y

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm tân dược đem lại hiệu quả cao tong trung hòa axit dịch vị, nâng nồng độ pH lên mức 4 để tạo điều kiện cho niêm mạc được làm lành, tăng khả năng tái tạo. Các loại thuốc thường được dùng để trung hòa axit:

  • Ranitidine (Zantac): Là thuốc không cần kê đơn, được xếp vào nhóm dược phẩm kháng thụ thể H2.
  • Nizatidine: Thuống kháng thụ thể H2, được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Esomeprazole: Chỉ được bác sĩ kê đơn trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân dùng theo đường uống, không nhai hay nghiền nát thuốc.
  • Pantoprazole: Thuộc nhóm ức chế PPI, có vai trò tác động và giúp môi trường dạ dày trở nên lý tưởng cho sự phát triển của các loại vi khuẩn có lợi, đồng thời ức chế hại khuẩn, ức chế tiết dịch vị.
  • Famotidine (Pepcid): Thuốc chẹn H2, hai loại thường được dùng phổ biến là thuốc uống và thuốc truyền tĩnh mạch.
  • Cimetidine (Tagamet HB): Giúp giảm nhanh các triệu chứng dư axit dạ dày, đưa hoạt động tiêu hóa về trạng thái bình thường.
  • Omeprazole (Prilosec): Ức chế proton, giúp cân bằng axit dịch vị và hỗ trợ làm lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
  • Lansoprazole (Prevacid 24HR): Hỗ trợ diệt khuẩn, khắc phục những tổn thương tại đường tiêu hóa.

Khi sử dụng các loại thuốc Tây, bệnh nhân cần đặc biệt tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng, tự ý thay đổi liều lượng vì có thể dẫn tới hiện tượng đầy bụng, chướng hơi, táo bón, nôn, chóng mặt… Nếu các triệu chứng này xảy ra cần báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ cụ thể.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Sự mất cân bằng của axit dịch vị có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống, sinh hoạt. Do vậy mỗi người cần chú ý:

  • Ưu tiên sử dụng các thực phẩm có lợi cho niêm mạc dạ dày, giúp cân bằng lượng dịch vị được tiết ra như dưa hấu, chuối, bí xanh, rau xà lách, rau chân vịt,…
  • Thường xuyên sử dụng tỏi trong các bữa ăn hằng ngày để hỗ trợ diệt khuẩn trong dạ dày.
  • Dùng dầu, bơ thực vật để thay thế cho mỡ động vật. Đồng thời bổ sung thêm Omega 3 và Omega 6 để tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Loại bỏ thịt đỏ, những món ăn được chế biến sẵn, đồ ăn chiên xào.
  • Tránh sử dụng thực phẩm cay nóng, các loại thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu, mù tạt…
  • Luôn ngủ sớm, ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh, đầu óc thêm thư giãn.

Axit dạ dày đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành dịch vị cũng như hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu nó thay đổi về nồng độ (cao hơn hoặc thấp hơn) có thể khiến cơ thể đối diện với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Do vậy mỗi người cần ăn uống điều độ, sinh hoạt khoa học, chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để các chỉ số axit dịch vị cân bằng, bảo vệ sức khỏe tối đa.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Nguyễn Đình Tùy
Bác Sĩ Nguyễn Đình Tùy
Verified
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android