Đau Cơ Xơ Hoá
Đau cơ xơ hóa còn được hiểu là tình trạng đau xơ cơ hoặc đau nhức toàn thân. Hội chứng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây đau cơ xơ hóa cũng như cách điều trị thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.
Định nghĩa
Đau cơ xơ hóa là một hội chứng rối loạn mãn tính với đặc trưng là đau lan rộng ở cơ và xương. Ở trường hợp này, bác sĩ không thể đo lường triệu chứng bằng cách xét nghiệm do không có nguyên nhân rõ ràng. Các nhà khoa học cho rằng, rối loạn này gây ra bởi tác động của bộ não trong việc xử lý tín hiệu đau. Điều này đã hình thành nên cơn đau nhức lan tỏa khắp cơ thể khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến người bệnh rơi vào trạng thái hoang mang lo lắng, làm gia tăng nguy cơ bị trầm cảm.
Trước đây, nhiều người bệnh thường tìm đến thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng đau nhức. Tuy nhiên, việc lạm dụng loại thuốc này trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Một vài nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra, việc thay đổi lối sống theo hướng tích cực sẽ tác động rất tốt đến việc kiểm soát triệu chứng đau nhức do đau cơ xơ hóa gây ra.
Hình ảnh
Triệu chứng
Triệu chứng của hội chứng đau cơ xơ hóa khá đa dạng và không rõ ràng, bạn rất dễ nhầm lẫn với tình trạng đau nhức do làm việc quá sức. Đây là bệnh lý này không đe dọa đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày. Một số triệu chứng đặc trưng của hội chứng này là:
- Đau nhức kéo dài và liên tục tại cơ nhưng không có tổn thương thực thể. Các điểm đau nhức thường gặp là khuỷu tay, sau đầu, vai, đầu gối, hông,… Một số yếu tố thúc đẩy cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn là thiếu ngủ, căng thẳng, làm việc quá sức,…
- Cơn đau xuất hiện bất chợt khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và trằn trọc suốt đêm. Ngoài ra, hội chứng này còn gây ra tình trạng ngưng thở không ngủ và hội chứng chân không yên. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ.
- Mắc phải hội chứng viêm khớp thái dương hàm với đặc trưng là đau ở vùng quai hàm và phát ra tiếng kêu lộp cộp mỗi khi chuyển động khớp này (khi ăn hoặc khi nói chuyện). Trường hợp nặng, cơn đau sẽ lan rộng đến các khu vực xung quanh như đau tai, đau đầu,…
- Bị đau đầu hoặc đau nửa đầu, cơn đau có thể diễn ra ở mức độ rất nghiêm trọng. Nếu người bệnh nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh hoặc ít ánh sáng, triệu chứng đau đầu sẽ dần được cải thiện.
- Người bệnh trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng, âm thanh và xúc giác. Điều này đã khiến cho thần kinh rơi vào trạng thái căng thẳng và kích thích cơn đau trở nên ngày càng tồi tệ hơn.
- Bị rối loạn chức năng não với các dấu hiệu như khó ghi nhớ, khó tập trung, lú lẫn,… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do não bị thiếu hụt oxy hoặc cơn đau tác động lên não và dây thần kinh
- Gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy,…
Nguyên Nhân
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, các triệu chứng của hội chứng đau cơ xơ hóa thường khởi phát sau một chấn thương thể chất, sau phẫu thuật, sau nhiễm trùng hoặc cú sốc tâm lý. Các triệu chứng của bệnh có thể trở nên nghiêm trọng theo thời gian mà không có yếu tố kích hoạt. Hiện tại, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng đau cơ xơ hóa. Tuy nhiên, hội chứng này sẽ khởi phát khi gặp phải các yếu tố thuận lợi sau đây:
- Nhiễm trùng: Mắc các bệnh lý nhiễm trùng trước đó là yếu tố thuận lợi cho bệnh khởi phát và khiến các triệu chứng của hội chứng này trở nên tồi tệ hơn.
- Di truyền: Hội chứng đau cơ xơ hóa thường có tính chất di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Nếu gia đình có người mắc hội chứng này thì các thành viên khác cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Đột biến gen chính là nguyên nhân chính gây ra hội chứng đau cơ xơ hóa ở trường hợp này.
- Chấn thương: Những người đã từng trải qua chấn thương về thể chất hoặc cảm xúc đều có nguy cơ mắc phải hội chứng đau cơ xơ hóa. Ví dụ như chấn thương sau sinh con, phẫu thuật điều trị bệnh, đổ vỡ hôn nhân,…
- Căng thẳng: Căng thẳng gây ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể, tình trạng này có thể kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm. Nếu bạn bị căng thẳng do rối loạn nội tiết tố sẽ là điều kiện thuận lợi cho hội chứng đau cơ xơ hóa khởi phát.
- Bất thường về Dopamine: Bệnh nhân FMS thường có hàm lượng Dopamine trong cơ thể bị giảm sút do quá trình tổng hợp và giải phóng Dopamine bị ảnh hưởng. Và những bệnh nhân này sẽ có nguy cơ bị đau cơ xơ hóa cao hơn bình thường.
Đối tượng có nguy cơ cao là:
- Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới, bệnh nhân nữ chiếm từ 80 – 90% trên tổng số ca bệnh.
- Mắc các bệnh lý thấp khớp như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ,…
- Cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố
Phòng ngừa
Đau cơ xơ hóa là một dạng rối loạn mãn tính, có thể khởi phát trở lại khi gặp điều kiện thuận lợi. Điều này đã khiến bạn gặp phải rất nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Để phòng ngừa tình trạng này xảy ra thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Tạo ra nhóm hỗ trợ (nơi tập trung người bệnh), tại đây họ sẽ nhận được sự cảm thông và giúp đỡ từ những người đang phải sống chung với tình trạng này. Đồng thời, nhóm cũng nên có một nhân viên tư vấn để củng cố niềm tin và dạy họ cách đối phó với bệnh lý.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày có tác động rất tích cực đến bệnh nhân bị đau cơ xơ hóa. Thời gian đầu cơn đau sẽ tăng lên, nhưng nếu bạn duy trì thói quen này trong thời gian dài sẽ giúp kiểm soát cơn đau rất tốt. Tốt nhất, bạn nên tập aerobic tác động thấp, đi bộ, chơi bộ, chơi quần vợt,…
- Ngủ đúng giờ và đủ giấc, thiếu ngủ là nguyên nhân khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn và làm gia tăng nguy cơ bị trầm cảm. Bạn có thể tìm đến chuyên gia để được hướng dẫn cách đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, tránh tình trạng ngủ ngày thức đêm.
- Luôn để đầu óc được thư giãn, tránh rơi vào trạng thái căng thẳng. Bạn nên lên kế hoạch giảm stress hoặc thử các kỹ thuật kiểm soát căng thẳng được chuyên gia đánh giá cao như hít thở sâu, thiền định,…
- Duy trì lối sống và thói quen ăn uống lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe. Cần loại bỏ nhóm thực phẩm chứa chất kích thích ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày như cà phê, thuốc lá, rượu bia,…
- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi giúp cơ thể được thư giãn, học cách dàn trải công việc ra cả ngày, không nên làm việc quá sức.
Biện pháp chẩn đoán
Hiện tại, không có bất kỳ xét nghiệm chuyên khoa nào có thể giúp bạn phát hiện ra bệnh đau cơ xơ hóa. Tuy nhiên, việc chẩn đoán bệnh có thể thực hiện thông qua phương pháp xét nghiệm máu để loại bỏ các nguyên nhân tiềm ẩn gây đau mãn tính khác.
Biện pháp điều trị
Hiện tại, không có bất kỳ xét nghiệm chuyên khoa nào có thể giúp bạn phát hiện ra bệnh đau cơ xơ hóa. Tuy nhiên, việc chẩn đoán bệnh có thể thực hiện thông qua phương pháp xét nghiệm máu để loại bỏ các nguyên nhân tiềm ẩn gây đau mãn tính khác.
Khi bị đau cơ xơ hóa, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị giúp kiểm soát cơn đau nhức và cải thiện chất lượng cuộc sống. Vì vậy, phương pháp điều trị bệnh được áp dụng rộng rãi nhất là dùng thuốc Tây y và tự chăm sóc tại nhà.
Dùng thuốc Tây là phương pháp điều trị chứng đau cơ xơ hóa được áp dụng phổ biến nhất. Dược tính trong thuốc có tác dụng giảm đau tức thời và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Các loại thuốc thường được kê đơn là:
- Thuốc giảm đau: Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, acetaminophen,… Nếu bị đau nặng, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc giảm đau kê đơn như tramadol. Chỉ nên dùng thuốc giảm đau khi cần thiết, không được lạm dụng để tránh tình trạng kháng thuốc và phát sinh tác dụng phụ.
- Thuốc chống trầm cảm: Được kê đơn với những trường hợp bị lo âu hoặc trầm cảm có liên quan đến hội chứng đau cơ xơ hóa. Tác dụng chính của nhóm thuốc này là cải thiện chất lượng giấc ngủ. Thường dùng là duloxetine, milnacipran,…
- Thuốc chống động kinh: Thuốc chống động kinh Gabapentin cũng có thể sử dụng để điều trị bệnh đau cơ xơ hóa, đã được Cục Quản lý Thực Phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Ngoài việc dùng thuốc theo hướng dẫn mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra để cải thiện các triệu chứng của bệnh, bạn cũng nên thay đổi lại lối sống sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ cho quá trình điều trị nhanh mang lại hiệu quả. Cụ thể là:
- Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể, tăng cường sức khỏe tổng thể và duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Tập luyện còn giúp bạn phòng ngừa được rất nhiều bệnh lý khác nhau và giải tỏa stress rất tốt.
- Ngồi thiền hoặc tập yoga để ổn định tinh thần, giúp cải thiện tình trạng lo lắng và trầm cảm do bệnh lý này gây ra. Đây cũng được xem là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà rất tốt.
- Ngủ đúng giờ và đủ giấc, đây là phương pháp phục hồi cơ thể tốt nhất mà người bệnh không nên bỏ qua. Tuyệt đối không được thức quá khuya. Bạn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách uống sữa ấm, vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ, không sử dụng thiết bị điện tử,…
- Áp dụng một số phương pháp giảm đau an toàn khác để cải thiện triệu chứng của bệnh như vật lý trị liệu, châm cứu, massage trị liệu,… Nên thực hiện bởi những người có chuyên môn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh và cân bằng các nhóm dưỡng chất nạp vào cơ thể. Khi bị đau cơ xơ hóa bạn nên tăng cường tiêu thụ rau xanh và trái cây tươi, các loại hạt, đạm thực vật,.. Hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm nhiều đường và bổ sung đủ nước cho cơ thể.
- Chuyên gia
- Cơ sở