Khớp Xương Là gì? Cấu Tạo Ra Sao? Có Mấy Loại Và Chức Năng

Khớp xương là cơ quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cấu thành bộ xương hoàn chỉnh. Hiện tại, khớp xương trên cơ thể được phân thành nhiều loại khác nhau và nắm giữ nhiều chức năng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như chức năng của khớp xương thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Khớp xương chính là điểm nối giữa các đầu xương trên cơ thể
Khớp xương chính là điểm nối giữa các đầu xương trên cơ thể

Khớp xương là gì?

Khớp xương được xác định là bộ phận nằm giữa các xương. Tác dụng của khớp là liên kết xương lại với nhau để tạo thành hệ thống xương hoàn chỉnh. Ở mỗi khớp khác nhau sẽ nắm giữ vai trò hỗ trợ các chuyển động khác nhau trên cơ thể.

Tại các khớp lớn trên cơ thể như khớp đầu gối, khớp khuỷu tay, khớp vai,… sẽ có cơ chế tự bôi trơn để hạn chế ma sát và lực tác động lên khớp xương. Lúc này, lực tác động từ trọng lượng cơ thể sẽ được phân tán đều, giúp chúng có thể thực hiện chuyển động một cách linh hoạt và chính xác. Còn các khớp nhỏ chỉ tham gia liên kết xương, ít tham gia vào các hoạt động trên cơ thể.

Trẻ sơ sinh vừa sinh ra sẽ có khoảng 270 xương, một số xương trong đó có khả năng hợp nhất với nhau theo quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Khi trưởng thành, cơ thể chỉ còn khoảng 206 xương gồm 86 xương trục và 126 xương mác. Do số lượng xương người có sự chênh lệch nhỏ nên khoa học vẫn chưa xác định được chính xác được số lượng khớp trên cơ thể. Nhưng theo ước tính, một người khỏe mạnh bình thường sẽ có từ 250 – 250 khớp xương.

Cấu tạo của khớp xương

Trên cơ thể người, khớp xương là một trong những cơ quan có cấu tạo khá phức tạp. Được biết, khớp được cấu thành từ nhiều bộ phận nhỏ khác nhau. Mỗi bộ phận này sẽ nắm giữ một chức năng khác nhau, giúp duy trì sức mạnh cũng như độ linh hoạt của khớp khi vận động. Cụ thể là:

Cấu tạo cơ bản của khớp xương hoạt dịch
Cấu tạo cơ bản của khớp xương hoạt dịch
  • Sụn khớp: Sụn khớp chính là lớp mô bao phủ nằm ở trên bề mặt xương. Tác dụng chính của sụn khớp là giảm ma sát khi chuyển động khớp và hạn chế gây tổn thương đến đầu xương.
  • Màng hoạt dịch: Chức năng chính của màng hoạt dịch bên trong khớp xương là tiết ra chất lỏng trong suốt để bôi trơn khớp, giúp khớp có thể hoạt động một cách linh hoạt.
  • Gân: Gân chính là mô liên kết có chức năng nối liền cơ với xương, giúp kiểm soát các chuyển động xảy ra tại khớp.
  • Dây chằng: Dây chằng là dải mô liên kết bao quanh khớp, chúng khá dẻo dai và có độ đàn hồi cao. Chức năng chính của dây chằng là hỗ trợ và hạn chế hoạt động của khớp. Ngoài ra, cơ quan này còn chịu trách nhiệm kết nối xương lại với nhau.
  • Bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch chính là các túi chứa đầy chất lỏng nằm ở giữa xương. Sự xuất hiện của bao hoạt dịch có tác dụng như một miếng đệm, giúp giảm ma sát giữa các đầu xương mỗi khi chuyển động khớp.
  • Dịch khớp: Dịch khớp là chất lỏng trong suốt được tiết ra từ màng hoạt dịch. Chức năng của dịch khớp là bôi trơn khớp giúp khớp chuyển động linh hoạt hơn.
  • Miếng đệm khớp: Miếng đệm khớp chính là miếng sụn cong hình lưỡi liềm lót giữa đầu xương. Nhiệm vụ của miếng đệm khớp là bảo vệ đầu xương, ngăn chặn chúng cọ xát vào nhau và gây ra tình trạng hao mòn.

Phân loại khớp xương

Khớp xương trên cơ thể được phân loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như câu trúc, chức năng, cách kết nối,… Tuy nhiên, y khoa thường sẽ phân loại khớp dựa vào các chuyển động liên quan. Dưới đây là phân loại khớp theo từng yếu tố, bạn có thể tham khảo:

Trên cơ thể người có rất nhiều khớp xương và chúng được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau
Trên cơ thể người có rất nhiều khớp xương và chúng được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau

+ Phân loại dựa vào cấu trúc

  • Khớp dạng sợi: Khớp được tạo thành từ các mô liên kết dày đặc và giàu collagen. Đa số các khớp dạng sợi đều cố định, không có khả năng chuyển động hoặc chỉ có thể chuyển động với phạm vi rất nhỏ.
  • Khớp sụn: Loại khớp này được cấu tạo từ thành phần chính là sụn. Khớp sụn gồm có hai loại là khớp sụn nguyên sinh và khớp sụn thứ cấp. Phạm vi cử động của nhóm khớp sụn cũng ở mức khá thấp.
  • Khớp hoạt dịch: Cấu tạo của khớp hoạt dịch có một khoang hoạt dịch chứa đầy chất lỏng nằm ở khoảng trống giữa các đầu xương. Khoang hoạt dịch này chứa đầy chất lỏng có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát khi chuyển động và tăng độ linh hoạt của khớp. Các khớp hoạt dịch trên cơ thể có thể kể đến là đầu gối, vai, khuỷu tay,…
  • Khớp mặt: Khớp mặt chính là mặt phẳng nằm giữa các xương. Loại khớp này thường gặp ở vùng cột sống, giúp hỗ trợ và kiểm soát hoạt động của cột sống.

+ Phân loại dựa vào chức năng

  • Khớp bất động: Đây là nhóm khớp không có khả năng chuyển động hoặc có phạm vi chuyển động rất ít. Phần lớn khớp bất động là khớp sợi.
  • Khớp bán chuyển động: Nhóm khớp bán chuyển động thường nắm giữa chức năng nối các đầu xương với nhau và có khả năng di động nhẹ. Khớp sụn được xếp vào nhóm khớp bán chuyển động, điển hình là đĩa đệm.
  • Khớp hoạt dịch: Nhóm khớp này rất linh hoạt và có phạm vi chuyển động lớn. Khớp hoạt dịch là nhóm khớp thường gặp nhất trên cơ thể. Ví dụ như khớp vai, khớp gối,… Dựa vào chuyển động mà nhóm khớp này còn được chia thành 4 loại là chuyển động trượt, chuyển động góc, chuyển động xoay và chuyển động đặc biệt.
Bảng phân loại khớp xương dựa vào chức năng của khớp
Bảng phân loại khớp xương dựa vào chức năng của khớp

+ Phân loại theo cơ sinh học

  • Khớp đơn giản: Gồm những khớp có chức năng nối hai bề mặt xương lại với nhau. Ví dụ như khớp vai, khớp háng,…
  • Khớp phức tạp: Đây là nhóm khớp nối hai hoặc nhiều bề mặt xương với một đĩa khớp hoặc với sụn chêm, ví dụ như khớp gối.
  • Khớp ghép: Chính là các khớp liên kết ba hoặc nhiều bề mặt xương lại với nhau, ví dụ khớp cổ tay.

+ Phân loại theo giải phẫu

Dựa theo giải phẫu học thì khớp xương được phân thành rất nhiều loại khác nhau. Ví dụ như:

  • Khớp tay
  • Khớp cổ tay
  • Khớp nách
  • Khớp đốt sống
  • Khớp thái dương hàm
  • Khớp gối
  • Khớp chân

Chức năng của khớp xương

Khớp là điểm nối giữa các đầu xương nên có chức năng đặc biệt quan trọng đối với hệ xương khớp. Điển hình nhất là duy trì tính thống nhất của một bộ xương hoàn chính. Chuyên gia cũng cho biết, đa số các khớp xương đều là khớp hoạt dịch với tính linh hoạt cao. Điều này đã giúp cho cơ thể có thể thực hiện các vận động một cách linh hoạt nhất.

Khớp xương giúp có thể có thể vận động một cách linh hoạt nhất có thể

Khớp xương giúp có thể có thể vận động một cách linh hoạt nhất có thể

Dưới đây là các chức năng chính của khớp xương bạn có thể tham khảo:

  • Giúp cơ thể có thể chuyển động một cách tự do và linh hoạt.
  • Hỗ trợ thực hiện các chuyển động xoay tròn và uốn cong
  • Cho phép xương di chuyển qua lại
  • Nâng đỡ cơ thể và hệ vận động

Các vấn đề gây ảnh hưởng đến khớp xương

Viêm khớp là tình trạng thường gặp nhất tại khớp và gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của khớp. Hiện tại, viêm khớp được chia thành hai dạng cơ bản là viêm khớp do thoái hóa và viêm khớp do viêm trong cơ thể. Trong đó, viêm do thoái hóa là thể bệnh phổ biến nhất, tình trạng này xảy ra do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa bên trong cơ thể. Thoái hóa khớp có thể khởi phát ở bất kỳ khớp nào nhưng thường gặp nhất là đầu gối, cột sống và tay.

Còn thể viêm khớp do viêm bên trong cơ thể thường gặp nhất là viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh lý tự miễn, bệnh khởi phát khi hoạt động của hệ miễn dịch bị rối loạn, đã tấn công và kích thích phản ứng viêm xảy ra tại khớp khỏe mạnh. Thường gặp nhất là khớp cổ tay, khớp ngón tay và khớp giữa các nhóm tay. Một số loại viêm khớp do viêm bên trong cơ thể khác có thể kể đến là gout, trật khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp thái dương hàm,….

Biện pháp chăm sóc sức khỏe khớp

Khớp xương phải tham gia vào rất nhiều vận động của cơ thể nên rất dễ bị chấn thương và gây ra một số vấn đề không mong muốn. Nếu không chăm sóc sức khỏe khớp đúng cách, chúng sẽ dần suy yếu và làm giảm chức năng vốn có. Lúc này, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các cử động tại khớp. Để khớp luôn khỏe mạnh và hoạt động linh hoạt thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý để tránh gây áp lực quá mức lên khớp xương
Nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý để tránh gây áp lực quá mức lên khớp
  • Kiểm soát cân nặng ở mức ổn định và hợp lý. Tránh để trọng lượng cơ thể gây áp lực lên khớp, khiến tốc độ thoái hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nếu đang bị thừa cân béo phì, bạn cần tiến hành giảm cân khoa học để đưa cân nặng về mức hợp lý.
  • Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức mạnh hệ xương khớp và phòng ngừa bệnh lý. Chuyên gia khuyến khích nên thực hiện các bài tập có tác động thấp như bơi lội, đạp xe đạp,…
  • Xây dựng hệ thống cơ bắp săn chắc và khỏe mạnh bằng cách tập luyện thể hình. Mục đích của việc tăng cơ là hỗ trợ nâng đỡ cơ thể, hạn chế gây áp lực lên khớp khi thực hiện các hoạt động sống hàng ngày. Đặc biệt là vùng cơ lưng, cơ hông, cơ đùi, cơ bụng,…
  • Duy trì tư thế tốt khi thực hiện các hoạt động sống hàng ngày. Khi đứng và ngồi, nên giữ thẳng lưng để bảo vệ khớp cột sống. Chú ý khiêng và nâng vật nặng đúng cách.
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ khi tham gia các hoạt động dễ gây chấn thương khớp như chơi thể thao, lao động nặng,…
  • Chế độ ăn uống hàng ngày cần cung cấp đầy đủ các thành phần khoáng chất cần thiết cho hệ xương khớp. Đặc biệt là canxi, vitamin D, protein,… Các thành phần này có rất nhiều trong sữa và chế phẩm từ sữa, rau xanh, thịt nạc,…

Khớp xương là điểm nối giữa các đầu xương, giúp ổn định cấu trúc xương và cho phép cơ thể vận động một cách linh hoạt. Tuổi tác càng cao sẽ khiến quá trình lão hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Lúc này, chức năng khớp sẽ giảm dần theo thời gian, dễ chấn thương và khởi phát bệnh lý. Tốt nhất, bạn nên có các biện pháp cải thiện sức khỏe xương khớp giúp hệ vận động luôn khỏe mạnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android