Đứt gân Achilles
Gân Achilles là một sợi dây chắc khỏe nối các cơ ở phía sau bắp chân với xương gót chân. Nếu bạn căng gân Achilles quá mức, nó có thể bị đứt hoàn toàn hoặc chỉ một phần. Đứt gân Achilles là một chấn thương ảnh hưởng đến mặt sau của cẳng chân.
Định nghĩa
Đứt gân Achilles là một chấn thương ảnh hưởng đến mặt sau của cẳng chân. Nó có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng chủ yếu xảy ra ở những người chơi thể thao với cường độ cao.
Gân Achilles là một sợi dây chắc khỏe nối các cơ ở phía sau bắp chân với xương gót chân. Nếu bạn căng gân Achilles quá mức, nó có thể bị đứt hoàn toàn hoặc chỉ một phần.
Nếu đứt gân Achilles, bạn có thể nghe thấy tiếng, sau đó là cơn đau nhói ngay lập tức ở phía sau mắt cá chân và cẳng chân, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng đi lại của người bệnh. Phẫu thuật thường được thực hiện để sửa chữa vết đứt. Tuy nhiên, đối với nhiều người không cần phải điều trị phẫu thuật.
Hình ảnh
Triệu chứng
Người bệnh khi bị đứt gân Achilles sẽ có các triệu chứng sau:
- Cảm giác như bị đá vào phần bắp chân.
- Đau, có thể sưng gần gót chân.
- Không thể uốn cong bàn chân xuống.
- Không thể kiễng chân.
- Nghe thấy âm thanh bốp hoặc tách khi chấn thương xảy ra.
Nguyên Nhân
Gân Achilles giúp bạn hướng bàn chân xuống, kiễng chân và đẩy bàn chân ra khi đi bộ. Chúng ta hầu như sẽ cần dựa vào nó mỗi khi bạn đi bộ và di chuyển bàn chân của mình.
Sự đứt gãy thường xảy ra ở phần gân nằm trong phạm vi 2 1/2 inch (khoảng 6cm) tính từ điểm bám vào xương gót chân. Phần này có thể dễ bị vỡ do lưu lượng máu kém, điều này cũng có thể làm giảm khả năng lành vết thương.
Sự đứt gãy thường xảy ra do sự gia tăng đột ngột áp lực lên gân Achilles của bạn. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Chơi thể thao với cường độ cao, đặc biệt là các môn liên quan đến nhảy.
- Bị ngã từ độ cao xuống đất.
- Bước hụt xuống một cái lỗ.
Biện pháp chẩn đoán
Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ sẽ kiểm tra cẳng chân của bạn xem có đau và sưng tấy không. Bác sĩ có thể cảm nhận được khoảng trống trên gân của bạn nếu nó bị đứt hoàn toàn.
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn quỳ trên ghế hoặc nằm sấp, hai chân buông thõng qua cuối bàn khám. Sau đó, bác sĩ có thể bóp cơ bắp chân của bạn để xem bàn chân có tự động uốn cong hay không. Nếu không, có thể bạn đã bị đứt gân Achilles.
Nếu có thắc mắc về mức độ chấn thương gân Achilles của bạn - dù nó bị đứt hoàn toàn hay chỉ đứt một phần - bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm hoặc chụp MRI. Những thủ thuật này tạo ra hình ảnh các mô trong cơ thể bạn.
Biện pháp điều trị
Việc điều trị đứt gân Achilles thường phụ thuộc vào độ tuổi, cường độ hoạt động và mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Nhìn chung, những người trẻ tuổi năng động, đặc biệt là các vận động viên, có xu hướng chọn phẫu thuật để chữa đứt gân Achilles hoàn toàn, trong khi những người lớn tuổi lại chọn phương pháp điều trị không phẫu thuật.
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã cho thấy hiệu quả của 2 phương pháp phẫu thuật và không phẫu thuật là như nhau.
Điều trị không phẫu thuật
- Sử dụng nạng để di chuyển.
- Chườm đá vào vùng gân bị đau.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn.
- Giữ mắt cá chân không cử động trong vài tuần đầu tiên, thường là bằng giày đi bộ có miếng đệm gót hoặc bó bột với bàn chân gập xuống.
Điều trị không phẫu thuật tránh được những rủi ro liên quan đến phẫu thuật, chẳng hạn như nhiễm trùng. Tuy nhiên, phương pháp không phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ bị tái phát trở lại và quá trình hồi phục có thể mất nhiều thời gian hơn.
Điều trị phẫu thuật
Quy trình này thường bao gồm việc rạch một đường ở phía sau cẳng chân của bạn và khâu phần gân bị rách lại với nhau. Tùy thuộc vào tình trạng của mô bị rách, việc điều trị có thể được tăng cường bằng các gân khác.
Các biến chứng có thể bao gồm nhiễm trùng và tổn thương các thần kinh. Các thủ thuật xâm lấn tối thiểu sẽ làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng so với các thủ thuật mở.
Phục hồi chức năng
Người bệnh sẽ được áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để tăng cường cơ bắp chân và gân Achilles. Hầu hết mọi người có thể đi lại bình thường trong vòng 4-6 tháng. Điều quan trọng là phải tiếp tục rèn luyện sức mạnh và sự ổn định của gân Achilles để tránh cơn đau tái phát. Một phương pháp phục hồi chức năng cũng tập trung vào sự phối hợp của các bộ phận cơ thể và cách bạn di chuyển. Mục đích là đưa bạn trở lại cuộc sống hàng ngày.
- Chuyên gia
- Cơ sở