Hội Chứng Thắt Lưng Hông

Tổng quan

Hội chứng thắt lưng hông là bệnh lý thường gặp tại vùng cột sống thắt lưng. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là gây đau nhức nghiêm trọng ở thắt lưng và đau lan tỏa theo đường đi của dây thần kinh hông to. Ngoài ra, người bệnh còn có thêm triệu chứng yếu cơ khiến khả năng vận động bị suy giảm đáng kể.

Định nghĩa

Rễ thần kinh phân bố ở cột sống thắt lưng có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau, tham gia điều khiển hoạt động của phần thân dưới. Khi một rễ thần kinh bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ khu vực này. Hội chứng thắt lưng hông là bệnh lý thường gặp ở vùng cột sống thắt lưng. Đây là hiện tượng tổn thương đồng thời tại cột sống thắt lưng và thần kinh hông to. Hội chứng này khởi phát có liên quan đến rễ thần kinh vùng thắt lưng và vùng tủy cùng.

Chuyên gia cho biết, hội chứng thắt lưng hông gồm có hai hội chứng nhỏ là hội chứng rễ thần kinh và hội chứng cột sống. Khi hội chứng này khởi phát, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức nghiêm trọng ở vùng thắt lưng. Sau đó cơn đau nhanh chóng lan tỏa đến những vị trí xung quanh kèm theo tê yếu chi. Điều này đã khiến cho khả năng vận động của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hội chứng thắt lưng hông là bệnh lý nguy hiểm. Nếu bạn không điều trị đúng cách sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như bại liệt hai chi dưới, rối loạn cảm giác, rối loạn thần kinh thực vật, hội chứng chùm đuôi ngựa, mất khả năng vận động,...

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Khi mắc phải hội chứng thắt lưng hông, người bệnh phải đối mặt với hai hội chứng nhỏ cùng lúc là hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh. Ở mỗi hội chứng sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau. Cụ thể là:

+ Hội chứng cột sống

  • Cơn đau xuất hiện đột ngột sau một chấn thương hoặc cũng có thể xuất hiện từ từ. Tính chất cơn đau có thể là dữ dội hoặc âm ỉ. Khi dùng tay ấn vào mỏm gai đốt sống bị tổn thương sẽ gây ra triệu chứng đau nhói.
  • Cột sống bị biến dạng khiến đường cong sinh lý bị thay đổi. Ví dụ như giảm ưỡn, mất ưỡn,... Nhưng cũng có nhiều trường hợp bị gù hoặc lệch vẹo cột sống.
  • Biên độ hoạt động của cột sống giảm đáng kể, khó thực hiện các động tác cúi người, nghiêng người, xoay cột sống,...

+ Hội chứng rễ thần kinh

  • Xuất hiện cơn đau nhức chạy dọc theo đường đi của rễ thần kinh (kéo dài từ hông cho đến bần chân)
  • Cơn đau sẽ được cải thiện khi nghỉ ngơi và tăng lên khi đi đứng, ho hoặc hắt hơi.
  • Gây rối loạn vận động hoặc phản xạ khiến bạn khó thực hiện các hoạt động như đi lại, lao động,...

Nguyên Nhân

Việc nắm rõ nguyên nhân gây ra hội chứng thắt lưng hông sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh. Dưới đây là các nguyên nhân gây ra hội chứng này thường gặp mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

  • Tác động cơ học: Một số tác động cơ học tạo cơ hội cho hội chứng thắt lưng hông khởi phát là bưng bê vật nặng sai cách, vận động sai tư thế, bong gân, tổn thương cột sống thắt lưng, chấn thương,... Nguyên nhân gây bệnh này thường xảy ra ở những người thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể thao mạnh hoặc ngồi sai tư thế trong thời gian dài.
  • Thoát vị đĩa đệm: Phần nhân nhầy giữa các đốt sống khi bị kích thích quá mức sẽ dẫn đến tình trạng phồng lồi. Theo thời gian, bao xơ bao bọc bên ngoài sẽ bị rách khiến nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên rễ thần kinh. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức ở vùng lưng hông.
  • Tính chất công việc: Hội chứng thắt lưng hông thường khởi phát ở những người có tính chất công việc tác động trực tiếp lên vùng cơ lưng như vận động viên thể thao, nhân viên khuân vác, nhân viên văn phòng ngồi nhiều và ngồi sai tư thế.
  • Tuổi tác: Bệnh lý xương khớp rất dễ khởi phát ở người đã bước qua độ tuổi trung niên do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa tự nhiên. Khi tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh cũng ngày càng tăng lên. Lúc này, hệ thống xương khớp không còn dẻo dai và linh hoạt, rất dễ tổn thương khi bị tác động.

Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh là:

  • Nam giới ngoài 40 và nữ giới ngoài 50
  • Mắc các bệnh lý về cột sống như thoái hóa cột sống, dị tật cột sống bẩm sinh,...
  • Bị chấn thương cột sống nhưng không điều trị đúng cách
  • Mắc các bệnh lý nhiễm trùng

Phòng ngừa

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, hội chứng thắt lưng hông có thể điều trị khỏi hoàn toàn và phòng ngừa biến chứng nếu được phát hiện sớm. Khi bản thân mắc phải bệnh lý này, bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Tránh làm việc quá sức, thay vào đó hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Nên nằm nghỉ trên giường cứng, không nằm võng hoặc đệm có độ lún sâu.
  • Không vận động mạnh vùng thắt lưng và hai chân. Luôn giữ thẳng lưng khi tham gia các hoạt động sống hàng ngày. Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ. Sau mỗi giờ làm việc, nên đứng lên đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng.
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định và hợp lý, tiến hành giảm cân nếu đang bị thừa cân béo phì. Cân nặng của cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên đĩa đệm và khiến tổn thương tại cột sống trở nên tồi tệ hơn.
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày với cường độ vừa phải giúp cải thiện độ dẻo dai của cơ lưng. Nên ưu tiên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, không gây áp lực lên vùng cột sống thắt lưng.
  • Chế độ dinh dưỡng cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là canxi và vitamin D. Bên cạnh đó, bạn cũng nên từ bỏ thói quen tiêu thụ đồ uống có cồn hoặc chất kích thích
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Hội chứng thắt lưng hông cần được chẩn đoán thông qua việc kiểm tra triệu chứng lâm sàng, kiểm tra thể chất và làm một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Ví dụ như chụp x-quang, chụp MRI, chẩn đoán điện hoặc tủy đồ,... Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị sao cho hợp lý. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hội chứng thắt lưng hông bạn có thể tham khảo:

Tự điều trị tại nhà

Khi cơn đau nhức khởi phát ở mức độ nhẹ sẽ gây ra một số phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Ở trường hợp này, bạn có thể tự cải cải thiện bằng các mẹo giảm đau đơn giản tại nhà sau đây:

+ Chườm nóng hoặc lạnh: Cho nước nóng hoặc đá lạnh vào túi chườm rồi áp trực tiếp lên khu vực bị đau nhức trong khoảng 20 phút. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên tiến hành chườm lạnh trước rồi chườm ấm sau.

+ Sử dụng thảo dược tự nhiên: Đây là mẹo giảm đau khá an toàn và có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh khá tốt. Bạn có thể tự thực hiện tại nhà theo hướng dẫn bên dưới đây:

  • Dùng lá mật gấu: Rửa sạch một nắm lá mật gấu, đem đun sôi cùng với 1 lít nước lọc trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Chia lượng nước sắc thu được thành 3 phần, sử dụng để uống sau mỗi bữa ăn.
  • Dùng lá đinh lăng: Rửa sạch 1 nắm lá đinh lăng rồi vớt ra để cho ráo nước. Đem lá đinh lăng đi sao vàng cùng với muối, bọc trong chiếc khăn mỏng sạch rồi tiến hành chườm lên khu vực đau.

Dùng thuốc Tây y

Đa số các trường hợp bệnh đều được kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y, giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp áp dụng đối với những trường hợp đau nhẹ hoặc trung bình. Các loại thuốc thường được kê đơn là:

  • Thuốc giảm đau
  • thuốc kháng viêm không steroid
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc an thần
  • Vitamin nhóm B

Việc dùng thuốc Tây y điều trị hội chứng thắt lưng hông cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Nếu bạn quá lạm dụng sẽ gây ra tình trạng lờn thuốc và phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe. Sau 6 tháng điều trị nội khoa mà bệnh không chuyển biến tốt, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định thực hiện phẫu thuật.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android