Sa trực tràng trẻ em
Sa trực tràng trẻ em gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề đại tiện ở trẻ. Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Do đó, cha mẹ cần nắm vững những kiến thức về sa trực tràng xảy ra ở trẻ để có nhanh chóng có giải pháp xử lý kịp thời.
Hình ảnh
Triệu chứng
Trẻ em gặp phải tình trạng sa trực tràng tức là niêm mạc trực tràng hoặc thành trực tràng không ở bên trong cơ thể mà chui qua lỗ hậu môn. Đây chính là phần dưới của ruột già.
Khi trẻ bị sa trực tràng sẽ rất dễ nhận biết. Do đó, chỉ cần cha mẹ để ý một chút là có thể phát hiện ra với những triệu chứng điển hình như sau:
- Cha mẹ có thể phát hiện ở hậu môn của trẻ có một khối màu đỏ sẫm nhô ra. Đôi khi, khối màu đỏ sẫm này có thèm chất nhầy hoặc máu.
- Sa trực tràng thường khiến bé không thể tự chủ trong hoạt động đại tiện.
- Bé thường xuyên phải đối mặt với tình trạng phân rò rỉ ra từ hậu môn.
- Sau khi đi ngoài, trẻ vẫn còn cảm giác phân vẫn còn sót ở ngay hậu môn.
- Niêm mạc hậu môn bị ngứa ngáy hoặc kích ứng.
Nguyên Nhân
Sa trực tràng thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 1 – 3. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể xuất phát từ những yếu tố sau:
- Thời gian mỗi lần đi vệ sinh của trẻ quá lâu hay mỗi lần đi ngoài, trẻ thường rặn mạnh.
- Trẻ bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài đều khiến ổ bụng bị áp lực. Từ đó, dễ dẫn đến nguy cơ bị sa trực tràng.
- Trẻ không cung cấp đủ dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng cũng là một trong những tác nhân dẫn đến sa trực tràng.
- Trẻ mắc một số bệnh lý như bệnh xơ nang, chấn thương tủy sống hoặc chấn thương dây buộc.
- Trẻ bị dị tật ở đại tràng tràng hoặc dị tật ở các cơ quan khác trong vùng chậu. Bên cạnh đó, nếu trẻ mắc bệnh Hirschsprung cũng dẫn đến nguy cơ sa trực tràng.
- Nếu trẻ bị lạm dụng tình dục qua đường hậu môn cũng gia tăng tỷ lệ sa trực tràng.
Biện pháp điều trị
Hầu hết khi trẻ bị sa trực tràng đều không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, để tránh để trẻ phải đối mặt với những khó chịu do bệnh gây ra thì cha mẹ cần đưa con đi thăm khám sớm sau khi phát hiện triệu chứng. Trên cơ sở thăm khám, kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án, liệu trình điều trị phù hợp.
Thông thường, các phương án điều trị sa trực tràng ở trẻ em được áp dụng tùy vào mức độ bệnh như sau:
1. Trẻ được chỉ định dùng thuốc
Với những trường hợp trẻ bị sa trực tràng ở mức độ nhẹ và chưa gây ra biến chứng gì nguy hiểm thì sẽ được chỉ định dùng thuốc. Theo đó, thuốc nhuận tràng sẽ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp này.
Bên cạnh thuốc nhuận tràng, nếu cần thiết bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc khác nhằm điều trị các bệnh lý liên quan. Mục đích là loại bỏ sạch các mầm mống của bệnh và mang lại hiệu quả cao nhất.
2. Tiến hành can thiệp
Nếu trẻ bị sa trực tràng nặng và nghiêm trọng hoặc khi áp dụng phương pháp dùng thuốc mà không hiệu quả thì lúc này bác sĩ sẽ căn cứ tình hình bệnh để đưa ra phương án can thiệp phù hợp. Có thể kể đến một số phương pháp can thiệp được cân nhắc như:
- Phương pháp khâu vòng hậu môn.
- Thực hiện phương pháp tiêm xơ hóa.
- Áp dụng phương pháp treo trực tràng.
- Phẫu thuật để loại bỏ đoạn trực tràng bị sa ra ngoài.
Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp can thiệp sẽ được bác sĩ hội chẩn một cách thận trọng để đảm bảo sự chính xác nhất. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ căn cứ vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tham khảo ý kiến của cha mẹ trước khi đưa ra phương án điều trị can thiệp chuẩn xác, hiệu quả nhất.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh sa trực tràng ở trẻ, cha mẹ nên tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Hãy cho con uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây để hạn chế táo bón.
- Nên bổ sung sữa chua, men tiêu hóa vào thực đơn hàng ngày để đảm bảo đường ruột được cân bằng lợi khuẩn. Từ đó, hạn chế và phòng ngừa táo bón, tiêu chảy.
- Hãy luôn động viên, khích lệ để con lạc quan và yên tâm điều trị.
- Thực hiện đầy đủ các lời khuyên, chỉ dẫn của bác sĩ.
- Không nên cho con ngồi bô hoặc ngồi xổm khi đi đại tiện. Thay vào đó, hãy bế con lên với tư thế giống lúc khi bạn xi con đi ngoài lúc còn nhỏ.
- Thực hiện tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để xác định diễn biến, tình hình điều trị bệnh. Trên cơ sở này, bác sĩ sẽ kịp thời đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng mức độ bệnh.
- Chuyên gia
- Cơ sở