Viêm Túi Thừa Manh Tràng

Tổng quan

Viêm túi thừa manh tràng là bệnh lý dễ bị chẩn đoán nhầm thành viêm ruột thừa, dẫn đến quá trình điều trị không phù hợp. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu các thông tin cơ bản về bệnh để có kế hoạch điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Định nghĩa

Manh tràng còn được gọi là van hồi, là phần cuối của hệ thống tiêu hóa, nằm ở vị trí tiếp giáp giữa đại tràng và hồi tràng (ruột non). Chức năng chính của manh tràng là tiếp nhận thức ăn đã được tiêu hóa từ ruột non, hấp thụ nước, muối khoáng và phân hủy các chất thải hoặc sản phẩm không thể tiêu hóa thành phân.

Túi thừa các các túi nhỏ có cấu trúc tròn hoặc giống quả bóng, hình thành ở bất cứ vị trí nào trên đường tiêu hóa. Tuy nhiên, các túi thừa thường phổ biến ở đại tràng và manh tràng. Các túi thừa thường phát triển khi niêm mạc (lớp lót bên trong) của ống tiêu hóa bị yếu đi và dẫn đến việc hình thành nhiều cấu trúc dạng túi ở dưới lớp cơ của thành ruột.

Viêm túi thừa manh tràng xảy ra khi một hoặc nhiều túi thừa ở manh tràng bị viêm, sưng hoặc nhiễm trùng. Tình trạng này phổ biến ở người trên 40 tuổi, chiếm tỷ lệ khoảng 10%. Bên cạnh đó, bệnh ảnh hưởng đến khoảng 50% người trên 60 tuổi và 65% người trên 80 tuổi.

Theo thống kê, bất cứ vị trí nào ở đường tiêu hóa cũng có thể phát triển các túi thừa bị viêm. Tuy nhiên, nguy cơ viêm túi thừa manh tràng chiếm khoảng 10 - 15% các trường hợp viêm túi thừa.

Khi bị viêm túi thừa, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn, buồn nôn, sốt và một số dấu hiệu khác. Các triệu chứng nhẹ thường được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, phong cách sống và sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên trong các trường hợp khác, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và cần được phẫu thuật để điều trị. Điều quan trọng là người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Thông thường viêm túi thừa manh tràng cũng như viêm túi thừa đại tràng không có triệu chứng nhận biết cụ thể. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể bị chảy máu trực tràng hoặc đi đại tiện ra máu.

Viêm túi thừa là do nhiễm trùng hoặc viêm bên trong túi thừa gây ra, điều này thường dẫn đến đau bụng. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và kéo dài trong ngày. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị đầy hơi, sưng bụng hoặc táo bón.

Các triệu chứng này cũng có thể liên quan đến nhiều bệnh lý đường tiêu hóa khác, chẳng hạn như bệnh viêm ruột, viêm đại tràng, Hội chứng ruột kích ứng, viêm loét dạ dày tràng, viêm ruột thừa hoặc sỏi mật. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể nhận thấy một số cơn đau đớn hoặc nhạy cảm ở phía bên trái bụng. Cơn đau có thể bắt đầu nhẹ, sau đó tăng lên đột ngột và kéo dài trong vài ngày. Đau đớn là dấu hiệu nhận biết phổ biến của viêm túi thừa manh tràng. Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu khác, chẳng hạn như:

  • Sốt hoặc ớn lạnh;
  • Buồn nôn hoặc nôn;
  • Chuột rút ở phần bụng dưới;
  • Táo bón hoặc tiêu chảy, tuy nhiên tiêu chảy thường ít gặp hơn;
  • Chảy máu trực tràng hoặc có máu trong phân.

Nếu nhận thấy các triệu chứng viêm túi thừa manh tràng, chẳng hạn như nôn mửa hoặc có máu trong phân, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Các dấu hiệu này đôi khi có thể là dấu hiệu của các vấn đề y tế nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức.

Nguyên Nhân

Các túi thừa thường phát triển dọc theo đường tiêu hóa, chủ yếu là ở đại tràng và manh tràng. Viêm túi thừa xảy ra khi một hoặc nhiều túi này bị viêm, sưng, nhiễm trùng. Tình trạng này thường xảy ra khi phân hoặc thức ăn đã được tiêu hóa bị kẹt ở các túi thừa, gây tắc nghẽn hệ thống tiêu hóa và dẫn đến viêm theo thời gian.

Hiện tại các bác sĩ không rõ nguyên nhân dẫn đến viêm túi thừa manh tràng, tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như:

1. Tuổi tác

Tuổi cao là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến viêm túi thừa manh tràng. Những người lớn tuổi thường có nhiều nguy cơ bị viêm túi thừa hơn những người trẻ tuổi. Cụ thể, bệnh thường gây ảnh hưởng đến nam giới từ 40 - 50 tuổi và nữ giới từ 50 - 70 tuổi.

Ở những người trẻ hơn 40 tuổi, viêm túi thừa có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng viêm ẩn. Bên cạnh đó, các triệu chứng viêm ở người trẻ tuổi thương nghiêm trọng hơn người lớn tuổi và hầu hết người trẻ tuổi đều cần điều trị y tế hoặc phẫu thuật để tránh các rủi ro không mong muốn.

2. Yếu tố gia đình

Theo thống kê, có khoảng 40 - 50% các trường hợp viêm túi thừa manh tràng có liên quan đến yếu tố di truyền. Các cặp song sinh, đặc biệt là song sinh cùng trứng thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

3. Chế độ ăn uống ít chất xơ

Theo một số nghiên cứu, chế độ ăn uống ít chất xơ có thể dẫn đến táo bón. Táo bón gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa và làm tăng nguy cơ hình thành các túi thừa và viêm túi thừa.

Bên cạnh đó, các áp lực do táo bón lên các túi thừa có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Do đó, người bệnh nên có kế hoạch tăng cường chất xơ để tránh táo bón và ngăn ngừa các rủi ro nghiêm trọng.

4. Béo phì

Một số nghiên cứu cho biết, những người có chỉ số cơ thể cao và vòng eo lớn, thường có nguy cơ viêm túi thừa manh tràng cao gấp đôi những người khác.

Cụ thể, béo phì làm mất cân bằng hệ thống vi sinh vật trong đường tiêu hóa. Điều này có thể làm tăng nguy cơ viêm và dẫn đến viêm túi thừa.

5. Lối sống thiếu vận động

Mặc dù không có bằng chứng cụ thể, tuy nhiên những người ngồi nhiều và ít hoạt động thể chất, thường có nguy cơ viêm túi thừa cao hơn những người duy trì vận động.

6. Sử dụng thuốc chống viêm không steroid

Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS), chẳng hạn như aspirin, ibuprofen hoặc các loại NSAID khác có thể làm tăng nguy cơ viêm túi thừa. NSAID cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, dẫn đến xuất huyết tiêu hóa cũng như khiến các triệu chứng viêm túi thừa trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, các loại corticosteroid đường uống và thuốc giảm đau opiate (thuốc giảm đau gây nghiện), cũng có thể làm tăng nguy cơ gây viêm túi thừa lên gấp đôi hoặc thậm chí là gấp ba lần. Nguy cơ mắc bệnh có thể tăng lên theo thời gian sử dụng thuốc. Do đó, điều quan trọng là sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.

7. Hút thuốc lá

Hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc lá, có thể góp phần gây viêm trong cơ thể. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe và dẫn đến viêm túi thừa manh tràng bằng cách tăng mức độ viêm trong cơ thể.

Thuốc lá cũng có thể gây tổn thương các mô, làm tăng nguy cơ áp xe, hình thành các lỗ rò, gây thủng ruột  và nhiều biến chứng khác.

Theo các nghiên cứu, nguy cơ viêm túi thừa cao nhất ở người hút trên 10 điếu thuốc mỗi ngày.

Biến chứng

Viêm túi thừa manh tràng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là gây đe dọa đến tính mạng. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến một số biến chứng, chẳng hạn như:

  • Chảy máu: Túi thừa manh tràng khi bị viêm, kích thích, có thể dẫn đến chảy máu khi đi đại tiện hoặc chảy máu từ trực tràng. Chảy máu xảy ra khi các mạch máu bị vỡ và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể bị chảy một lượng máu đáng kê. Trong trường hợp này, người bệnh có thể dẫn được kiểm tra và cầm máu khẩn cấp để tránh các rủi ro gây ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Áp xe: Viêm túi thừa là tình trạng nhiễm trùng các túi thừa, do đó nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể dẫn đến áp xe. Áp xe nhỏ có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, tuy nhiên các ổ áp xe lớn có thể cần được điều trị bằng cách dẫn lưu thông qua kim tiêm.
  • Thủng thường tiêu hóa: Nhiễm trùng nghiêm trọng có thể dẫn đến thủng đường tiêu hóa. Nếu lỗ thủng lớn, có thể dẫn đến tích tụ mủ, máu bên trong khoang bụng và dẫn đến viêm phúc mạc. Viêm phúc mạc là một tình trạng nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp lúc.
  • Hình thành đường rò: Đường rò là các đường nối bất thường giữa hai bộ phận trong cơ thể hoặc một bộ cơ thể và da. Đường rò có thể hình thành khi một ổ áp xe chức đầy mủ, không được chữa lành, vỡ và lan sang các cơ khác. Đối với người bệnh viêm túi thừa manh tràng, các đường rò có thể nối giữa manh tràng và da, đại tràng và ruột non hoặc đại tràng và bàng quang.
  • Tắc nghẽn ruột: Túi thừa manh tràng bị nhiễm trùng có thể dẫn đến hình thành các mô sẹo. Quá nhiều mô sẹo có thể khiến ruột bị tắc một phần hoặc tắc hoàn toàn, khiến phân không thể đi qua. Tắc ruột cần được điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

Viêm túi thừa là tình trạng phổ biến và cần được quản lý, điều trị phù hợp để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu các thông tin cơ bản về bệnh và đến bệnh viện để được chẩn đoán, hướng dẫn phù hợp.

Phòng ngừa

Viêm túi thừa manh tràng có thể được phòng ngừa bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống;
  • Uống nhiều nước, ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày, đặc biệt là khi người bệnh tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống;
  • Tránh các loại thực phẩm tinh chế, chẳng hạn như gạo trắng, bánh mì bột trắng và các loại thực phẩm chế biến khác;
  • Ngăn ngừa táo bón bằng các thuốc làm mềm phân, chẳng hạn như thuốc đạn hoặc thuốc nhuận tràng;
  • Tập thể dục thường xuyên để giúp các cơ trong ruột khỏe mạnh. Duy trì vận động cũng có thể khuyến khích quá trình đi đại tiện đều đặn, chống táo bón và nhiều vấn đề liên quan.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán viêm túi thừa manh tràng, bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng, tiền sức bệnh lý và các loại thuốc người bệnh đang sử dụng. Bác sĩ có thể kiểm tra bụng để xác định cơn đau hoặc kiểm tra trực tràng để xác định lượng máu chảy, khối u, đau đớn hoặc các vấn đề khác.

Bên cạnh đó, để loại trừ các bệnh lý khác và xác định mức độ tổn thương của túi thừa, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện một số xét nghiệm, chẳng hạn như:

  • Kiểm tra hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm bụng, chụp MRI bụng, chụp CT bụng hoặc chụp X - quang bụng để giúp bác sĩ quan sát hình ảnh về đường tiêu hóa.
  • Nội soi đại tràng để kiểm tra bên trong đường tiêu hóa và vị trí chính xác của các túi thừa.
  • Xét nghiệm phân hoặc nước tiểu để kiểm tra các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng Clostridium difficile.
  • Xét nghiệm máu để xác định các vấn đề viêm nhiễm, thiếu máu hoặc các vấn đề liên quan đến thận và gan.
  • Khám phụ khoa và khám thai ở phụ nữ để loại trừ các bệnh phụ khoa hoặc mang thai.

Nếu được xác định viêm túi thừa manh tràng, các xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ xác định mức độ tổn thương của túi thừa manh tràng và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Biện pháp điều trị

Theo thống kê, có khoảng 75% các trường hợp viêm túi thừa manh tràng không có biến chứng và 25% các trường hợp bệnh có biến chứng. Các biện pháp điều trị được chỉ định dựa theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Viêm túi thừa không có biến chứng thường được điều trị tại nhà. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và sử dụng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần nhập viện để truyền chất lỏng, thuốc kháng sinh thông qua đường tĩnh mạch hoặc phẫu thuật để tránh các rủi ro nghiêm trọng.

Cụ thể, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, các biện pháp điều trị bao gồm:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Thông thường, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh thực hiện chế độ ăn lỏng, tránh thức ăn đặc và uống nhiều nước để hệ thống tiêu hóa được nghỉ ngơi. Người bệnh có thể cần thực hiện chế độ ăn uống này trong vài ngày để hỗ trợ quá trình phục hồi ở đường ruột.

Sau khi các triệu chứng được cải thiện hoặc giảm nhẹ, người bệnh có thể thâm thực phẩm ít chất xơ, chẳng hạn như thịt gia cầm, trứng, sữa, bánh mì nguyên cám, để cân bằng dinh dưỡng. Sau khi hệ thống tiêu hóa bình phục, bác sĩ có thể khuyến khích người bệnh tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ vào bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ để ngăn ngừa các triệu chứng viêm túi thừa tái phát.

Các loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:

  • Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bánh mì, mì ống, bánh quy giòn, lúa mạch, gạo lứt và bột yến mạch;
  • Quả mọng và các loại trái cây khác;
  • Các loại rau xanh và củ, chẳng hạn như bông cải xanh, bắp cải, rau bina, cà rốt, bí đỏ, các loại đậu và măng tây;
  • Các loại thực phẩm nguyên cám, chẳng hạn như gạo, ngô, lúa mì, yến mạch, lúa mạch đen;
  • Các loại đậu.

Bên cạnh đó, người bệnh được khuyến cáo tránh thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc các chất kích thích để hỗ trợ quá trình điều trị viêm túi thừa.

2. Điều trị y tế

Để giảm đau, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen. Trong trường hợp nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê các loại kháng sinh điều trị, chẳng hạn như:

  • Moxifloxacin;
  • Metronidazole;
  • Amoxicillin.

Điều quan trọng là sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng liều lượng và thời gian chỉ định của bác sĩ, kể cả khi các triệu chứng đã được cải thiện. Việc ngưng thuốc giữa liệu trình có thể dẫn đến kháng kháng sinh và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong các trường hợp viêm túi thừa phức tạp và không thể điều trị bằng thuốc hoặc chế độ ăn uống, bác sĩ có thể đề nghị một số thủ tục y tế, chẳng hạn như:

  • Dẫn lưu kim: Bác sĩ sử dụng một kim tiêm đưa vào bụng để dẫn lưu mủ ra khỏi túi thừa,
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật được chỉ định để cắt bỏ đoạn ruột kết bị tổn thương và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.

3. Phẫu thuật viêm túi thừa

Trong trường hợp viêm túi thừa manh tràng kéo dài hoặc tái phát thường xuyên, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để điều trị các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Hiện tại có hai loại phẫu thuật chính, bao gồm:

  • Cắt bỏ: Bác sĩ tiến hành cắt bỏ đoạn ruột khi nhiễm trùng, sau đó nối các đoạn ruột khỏe mạnh lại với nhau.
  • Cắt đại tràng: Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ manh tràng và phần ruột kết bị nhiễm trùng. Sau đó nối phần ruột lành với một lỗ hở trên bụng để thoát phân. Sau khi nhiễm trùng được chữa lành, bác sĩ sẽ nối các đoạn ruột lại với nhau.

Phẫu thuật điều trị viêm túi thừa chỉ được chỉ định cho các trường hợp nghiêm trọng và không đáp ứng các phương pháp điều trị khác. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về loại phẫu thuật cũng như thời điểm thích hợp để được hướng dẫn cụ thể.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Nguyễn Đình Tùy
Bác Sĩ Nguyễn Đình Tùy
Verified
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android