Biến Chứng Sau Mổ Trĩ Thường Gặp (Sưng, Đau, Nhiễm Trùng…)
Hiện tại có nhiều biện pháp khác nhau được chỉ định để điều trị bệnh trĩ, bao gồm phẫu thuật cắt trĩ. Tuy nhiên, mổ trĩ có thể dẫn đến nhiều rủi ro cũng như biến chứng không mong muốn. Do đó người bệnh nên tìm hiểu các biến chứng sau mổ trĩ để có kế hoạch phòng ngừa và chăm sóc phù hợp.
Khi nào cần mổ trĩ?
Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới bị sưng lên, dẫn đến ngứa ngáy, đau đớn và chảy máu khi đi đại tiện. Hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ được cải thiện bằng cách điều chỉnh lối sống và sử dụng các loại thuốc bôi trĩ. Tuy nhiên bệnh trĩ nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như một số rủi ro nhất định. Do đó, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ.
Cắt trĩ không phải là phương pháp đầu tiên được sử dụng để điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên khi các phương pháp khác đều không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ hoàn toàn.
Ngoài ra trong trường hợp bệnh trĩ nội nghiêm trọng, có thể gây rò rỉ phân, tiết dịch nhầy và kích ứng da, bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ.
Sau khi được cân nhắc thực hiện phẫu thuật mổ trĩ, người bệnh nên tìm hiểu về các biến chứng sau mổ trĩ và xây dựng kế hoạch chăm sóc phù hợp để hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng.
CÓ THỂ BẠN CẦN: Chi Phí Cắt Trĩ Hết Bao Nhiêu? Cập Nhật Bảng Giá Mới Nhất
Biến chứng sau mổ trĩ thường gặp
Mổ trĩ là phương pháp điều trị hiệu quả và tương đối an toàn đối với hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, đôi khi phẫu thuật có thể dẫn đến một số rủi ro không mong muốn, chẳng hạn như:
1. Đau đớn
Đau đớn là biến chứng chính và phổ biến nhất sau khi cắt trĩ. Hầu hết bệnh nhân đều bị đau từ trung bình đến nặng sau khi phẫu thuật mổ trĩ truyền thống và cần sử dụng thuốc giảm đau để kiểm soát các triệu chứng. Các phương pháp cắt trĩ khác, chẳng hạn như sử dụng tia laser, sóng siêu âm hoặc các thiết bị hiện đại có thể ít gây đau hơn so với mổ trĩ truyền thống.
Cơn đau sau khi mổ trĩ sẽ được cải thiện trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên người bệnh cần ít nhất 4 tuần để cơn đau biến mất hoàn toàn. Nếu cơn đau nghiêm trọng và không đáp ứng các loại thuốc giảm đau, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp.
2. Chảy máu
Bất cứ cuộc phẫu thuật nào cũng có thể dẫn đến chảy máu. Phẫu thuật cắt trĩ bao gồm việc cắt bỏ các mạch máu, do đó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt là ở bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm loãng máu và người bệnh bị rối loạn chảy máu.
Trong các trường hợp nghiêm trọng, máu có thể làm ướt băng gạc, dẫn đến ẩm ướt hậu môn và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, đôi khi máu có thể được hấp thụ ngược lại vào cơ thể. Tình trạng này thường xảy ra từ 5 – 10 ngày sau khi phẫu thuật cắt trĩ.
Nếu bị chảy nhiều máu, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra vết mổ và đề nghị kế hoạch điều trị phù hợp. Điều quan trọng là người bệnh nên thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và tránh nguy cơ nhiễm trùng.
3. Bí tiểu
Sau khi phẫu thuật cắt trĩ, có khoảng 1/3 người bệnh bị bí tiểu. Bí tiểu xảy ra khi trực tràng sưng lên sau phẫu thuật và do tác dụng phụ của các loại thuốc tê, đặc biệt là thuốc gây tê tủy sống.
Gây tê tủy sống là tình trạng gây tê liệt ở một bên thắt lưng. Điều này khiến bàng quang không thể co bóp để đẩy nước tiểu ra khỏi cơ thể và dẫn đến bí tiểu.
Thông thường người bệnh sẽ đi tiểu trở lại sau khi thuốc tê tan hoàn toàn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ngâm mình trong bồn nước ấm để thư giãn bàng quang và giúp việc đi tiểu thuận lợi hơn. Trong một số trường hợp, bí tiểu có thể trở nên nghiêm trọng khiến một số người bệnh cần đặt ống thông tiểu.
Trong trường hợp không thể đi tiểu tiện trong vòng 24 giờ, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu và một số biến chứng nghiêm trọng khác.
ĐỌC THÊM: Ngứa Hậu Môn Là Gì? Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Chữa Hiệu Quả
4. Hẹp hậu môn
Hẹp hậu môn là tình trạng ống hậu môn bị thu hẹp dẫn đến cản trở quá trình di chuyển của phân. Hẹp hậu môn là biến chứng sau mổ trĩ, đặc biệt là khi bác sĩ cắt quá nhiều da và mô xung quanh hậu môn.
Phẫu thuật loại bỏ búi trĩ có kích thước lớn có thể dẫn đến hình thành sẹo và tăng nguy cơ hẹp hậu môn. Nguy cơ của biến chứng này cũng phụ thuộc vào số lượng búi trĩ được loại bỏ, càng nhiều búi trĩ nguy cơ hẹp hậu môn càng cao.
Nếu bị hẹp hậu môn, người bệnh có thể được đề nghị nong hậu môn hoặc phẫu thuật bổ sung để khắc phục tình trạng này.
5. Áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn là tình trạng hình thành một khoáng chứa đầy mủ hình thành trong các rãnh của ống hậu môn (được gọi là xoang hậu môn). Áp xe có thể xảy ra khi có sự tích tụ vi khuẩn ở các mô bị tổn thương.
Khối áp xe có thể hình thành gần lỗ hậu môn hoặc bên trong trực tràng. Mặc dù áp xe có thể hình thành mà không rõ lý do, tuy nhiên hầu hết các trường hợp, áp xe xảy ra liên quan đến các bệnh lý đường tiêu hóa, ức chế hệ thống miễn dịch hoặc liên quan đến các tổn thương ở hậu môn, chẳng hạn như phẫu thuật cắt trĩ.
Áp xe thường được xử lý bằng thuốc kháng sinh hoặc dẫn lưu áp xe trong các trường hợp nghiêm trọng. Nếu áp xe nằm sâu bên trong trực tràng, bác sĩ có thể đề nghị các thủ thuật bổ sung sau khi cắt trĩ để tránh các biến chứng liên quan khác.
6. Tổn thương cơ vòng trong
Cơ vòng hậu môn bao gồm cơ vòng trong và cơ vòng ngoài. Các cơ này được sử dụng để kiểm soát nhu động ruột. Tổn thương cơ vòng trong là vết rách bao quanh ống hậu môn và là biến chứng sau mổ trĩ ngoại phổ biến. Tổn thương này có thể dẫn đến giảm khả năng kiểm soát nhu động ruột và góp phần dẫn đến rò rỉ ruột hoặc sa trực tràng.
Chấn thương cơ vòng trong là biến chứng sau mổ trĩ cầm được điều trị phù hợp để tránh các rủi ro liên quan khác. Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện liệu pháp phản hồi sinh học để tăng cường các cơ ở hậu môn và sàn chậu để hạn chế nguy cơ sa trực tràng. Các chấn thương thần kinh hoặc không đáp ứng liệu pháp sinh học cần được đánh giá có kế hoạch điều trị phù hợp khác. Do đó, nếu nhận thấy tình trạng rò rỉ ruột, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
XEM THÊM: Lòi Dom Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Xử Lý Dứt Điểm
7. Thủng trực tràng
Thủng trực tràng là một trong những biến chứng sau mổ trĩ nội phổ biến. Tình trạng này được xem là một cấp cứu y tế cần được điều trị ngay lập tức để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng.
Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết phổ biến khi bị thủng đại tràng bao gồm:
- Đau bụng dữ dội;
- Bụng dưới phình to;
- Buồn nôn và nôn mửa;
- Thay đổi nhu động ruột;
- Chảy máu trực tràng;
- Sốt;
- Ớn lạnh;
- Mệt mỏi.
Nếu không được điều trị kịp lúc, các hoạt chất ở ruột có thể bị rò rỉ ra ngoài, dẫn đến viêm, nhiễm trùng, thậm chí là áp xe ổ bụng (còn được gọi là viêm phúc mạc). Hầu hết các trường hợp thủng trực tràng được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật và người bệnh có thể cần nhập viện trong vài ngày đến một tuần.
8. Rò rỉ phân
Ở người bị bệnh trĩ, các búi trĩ tạo thành một áp lực nhất định đến các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Điều này có thể dẫn đến chèn ép phân và khó khăn khi đi đại tiện. Tuy nhiên, khi cắt bỏ các búi trĩ, tính liên kết này bị cắt đứt và dẫn đến rò rỉ phân. Biến chứng này gây ảnh hưởng đến dưới 10% người phẫu thuật cắt trĩ.
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng rò rỉ phân hoặc rò rỉ nước tiểu sau khi cắt trĩ có thể tự cải thiện sau một vài ngày. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.
9. Hình thành lỗ rò hậu môn
Lỗ rò là thuật ngữ chỉ sự kết nối bất thường của hai khoảng cơ thể, chẳng hạn như trực tràng và âm đạo hoặc trực tràng và da. Lỗ rò thường được hình thành thông qua một ổ áp xe (một túi mủ trong cơ thể). Áp xe có thể đưa chất lỏng, chẳng hạn như phân hoặc nước tiểu ra khỏi cơ thể và ngăn chặn quá trình lành lại của vết mổ.
Lỗ rò hậu môn là một biến chứng sau mổ trĩ phổ biến, thường xuất hiện ở khu vực bộ phận sinh dục và hậu môn. Các biểu hiện phổ biến bao gồm đau đớn, sốt cao, ngứa hoặc cảm thấy mệt mỏi nói chung. Lỗ rò cũng có thể dẫn đến chảy mủ, tiết dịch và khiến hậu môn có mùi hôi.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của lỗ rò, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các biện pháp khác để cải thiện các triệu chứng. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống dạng lỏng thông qua ống dẫn để tránh gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa.
Bên cạnh đó, một số biến chứng sau mổ trĩ khác bao gồm hình thành polyp đại tràng, nứt hậu môn, nang thượng mô hoặc lộ niêm mạc hậu môn. Các biến chứng này có thể trở nên nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu không mong muốn, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc thông báo cho bác sĩ để được điều trị phù hợp.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: TOP 13 Thuốc Điều Trị Bệnh Trĩ Tốt Nhất Chuyên Gia Khuyên Dùng
Bệnh trĩ có tái phát sau khi mổ không?
Bệnh trĩ có thể tái phát sau khi cắt bỏ, đặc biệt là khi người bệnh có các thói quen xấu, chẳng hạn như trì hoãn đi đại tiện hoặc có chế độ ăn uống thiếu chất xơ. Các búi trĩ có thể tái phát sau vài tuần hoặc vài tháng, tùy thuộc vào lối sống của người bệnh.
Do đó, để phòng ngừa bệnh tái phát người bệnh nên lưu ý bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống, uống nhiều nước, thường xuyên vận động, tập thể dục và đi đại tiện ngay khi cần thiết. Đến bệnh viện hoặc thông báo cho bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng bệnh trĩ, chẳng hạn như đại tiện ra máu.
XEM THÊM: Cách Xử Lý Dứt Điểm Tình Trạng Cắt Trĩ Xong Vẫn Bị Lòi
Kế hoạch chăm sóc sau khi mổ trĩ
Để phòng ngừa các biến chứng và rút ngắn thời gian phục hồi, người bệnh có thể lưu ý một số kế hoạch chăm sóc sau khi mổ trĩ như:
- Chườm đá vào hậu môn để giảm đau và rút ngắn thời gian phục hồi;
- Uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ;
- Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ để làm mềm phân và uống nhiều nước để làm mềm phân, ngăn ngừa cơn đau sau khi mổ trĩ.
- Người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng ngay sau khi cắt trĩ, tuy nhiên các hoạt động gây áp lực, hẳng hạn như ngồi xổm hoặc cúi người cần tránh hoặc hạn chế thực hiện.
- Tắm nước ấm hoặc ngâm hậu môn trong nước ấm để hỗ trợ giảm ngứa và đau sau phẫu thuật.
- Tránh ngồi trong thời gian dài và sử dụng gối mềm hoặc đệm ngồi để giảm áp lực lên hậu môn;
- Tránh khuân vác nặng hoặc rặn khi đi đại tiện trong ít nhất là 5 – 7 ngày sau khi cắt trĩ.
- Tránh trì hoãn nhu cầu đi đại tiện và giới hạn thời gian ngồi trên bồn cầu. Nếu không thể đi đại tiện trong vòng 1 phút, người bệnh nên rời khỏi nhà vệ sinh.
- Sau khi phẫu thuật trĩ, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng như:
- Ớn lạnh, sốt cao hoặc sốt liên tục;
- Khó tiểu hoặc đau khi đi tiểu;
- Xuất hiện cơn đau nghiêm trọng, dữ dội và không đáp ứng các loại thuốc giảm đau;
- Chảy máu trực tràng hoặc hình thành cục máu đông;
- Phát ban, nổi mẩn đỏ, sưng tấy hoặc có mùi hôi ở búi trĩ.
Phẫu thuật trĩ là thủ thuật an toàn và ít khi dẫn đến các rủi ro nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh nên tìm hiểu các biến chứng sau mổ trĩ để có kế hoạch chăm sóc và phòng ngừa phù hợp. Thông báo với bác sĩ chuyên môn hoặc đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy các dấu hiệu không mong muốn.
ĐỌC NGAY: Sau Khi Cắt Trĩ Ăn Gì, Kiêng Gì Để Vết Cắt Nhanh Lành?
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
- Trĩ Ngoại Tắc Mạch Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị
- Bị Trĩ Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối Làm Thế Nào? Chuyên Gia Giải Đáp
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!