Hướng Dẫn 6 Cách Vỗ Ợ Hơi Khi Bé Ngủ Chuẩn Tư Thế

Vỗ ợ hơi là cách chăm sóc trẻ cần thiết mà bất cứ cha mẹ nào cũng cần phải biết. Trong những tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn chưa hoàn thiện, dạ dày nằm ngang và các cơ co thắt dạ dày thực quản còn yếu. Do đó khi chứa nhiều không khí sẽ gây đầy bụng, dễ bị trào ngược, nôn trớ, ọc sữa, quấy khóc. Cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ cũng sẽ khó thực hiện hơn, nhưng không phải là không thể. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cha mẹ một vài mẹo giúp bạn vỗ ợ cho trẻ mà không cần đánh thức con dậy.

Hướng dẫn chi tiết 6 cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ

Bài học đầu tiên cho các bà mẹ mới sinh con đó là học cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ thật cẩn thận. Khi mới chào đời, các chức năng tiêu hóa của bé còn chưa được hoàn thiện, cơ chế lưu thông khí còn hoạt động kém. Do đó khi ăn, khóc hay thậm chí là thở cũng khiến bé dễ nuốt phải hơi. Lúc này con cần sự giúp đỡ của người lớn để đẩy lượng hơi thừa ra ngoài.

Hơi thừa chính là nguyên nhân gây đau đớn và khó chịu cho nhiều trẻ sơ sinh. Cách duy nhất ba mẹ có thể làm để giúp con đẩy hơi thừa ra ngoài đó là vỗ ợ hơi.

Trẻ bị ợ hơi dẫn đến hiện tượng nôn trớ
Trẻ bị ợ hơi dẫn đến hiện tượng nôn trớ

Khi trẻ bị đầy hơi sẽ có những triệu chứng sau:

  • Trẻ khi ngủ thường hay khóc rít lên, uốn éo, vặn người để cố gắng đẩy hơi ra ngoài, lúc này trẻ sẽ cực kỳ đau đơn và không thể ngủ được.
  • Con đang ngủ cong chân về phía bụng, gồng mình, khóc đỏ người như muốn tống hơi ra bên ngoài. Con đang bú bình hoặc ti sữa thì đẩy bình và nhả ti ra khóc.
  • Trẻ bắt đầu biếng ăn, bỏ bú do bụng của trẻ hay bị căng chướng nên trẻ sẽ không cảm thấy đói nữa. Hoặc sau khi bé bú 1-2 tiếng mà bụng bé vẫn căng tròn.
  • Bé bỗng ưỡn cong người, khóc thét trong khi ăn hoặc sau khi ăn 15-30 phút.
  • Ba mẹ sờ vào bụng con sẽ có cảm giác căng cứng. Nếu vỗ nhẹ vào bụng còn có thể nghe thấy âm thanh như tiếng trống gõ.
  • Trẻ có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy và không “đánh rắm” như bình thường.

Ba mẹ nên lưu ý cần vỗ ợ hơi cho bé sau bữa ăn hoặc khi thấy con có dấu hiệu đầy hơi. Tuy nhiên với những trẻ hay bị nôn trớ, cha mẹ nên vỗ lưng để bé ợ hơi thường xuyên hơn. Dù cho trẻ bú đêm hay ngày bạn cũng nên vỗ lưng đều đặn cho con. 

Dưới đây là những cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ mà cha mẹ nên tham khảo: 

Cách thứ nhất

Trước tiên, cha mẹ cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch, sau đó vắt chiếc khăn sạch này lên vai. Mẹ bế vác bé sao cho đầu của con tựa vào vai mẹ. Dùng một tay mẹ ôm con và tay còn lại thực hiện vỗ lưng nhẹ nhàng cho bé. Khi vỗ lưng, mẹ chụm bàn tay lại và thực hiện vỗ lần lượt từ dưới lên trên. 

Mẹ bế vác vai và vỗ vào lưng trẻ
Mẹ bế vác vai và vỗ vào lưng trẻ

Cách thứ 2

Với cách này, mẹ cũng cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch, sau đó đặt khăn lên đùi của mình. Cho bé ngồi tựa vào ngực mẹ. Một tay mẹ giữ bé, tay còn lại thực hiện xoa lưng hoặc khum bàn tay lại để vỗ vào lưng bé. Nên vỗ nhẹ từ dưới lên. Đặc biệt bạn cũng cần lưu ý, cho bé ngồi nghiêng về phía trước để bé dễ dàng ợ hơi. 

Cách thứ 3

Một cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ khác mà mẹ có thể tham khảo đó là để trẻ nằm úp lên cánh tay của mình. Bạn lưu ý nên điều chỉnh tay để phần đầu của bé cao hơn phần ngực. Khi đã giữ tư thế ổn định cho con, mẹ xoa lưng bé theo hình tròn. Ngoài ra, bạn cũng có thể để bé nằm sấp trên đùi của mình và vỗ lưng bé nhẹ nhàng để những hơi đang bị kẹt trong dạ dày có thể được tống hết ra ngoài. 

Xem thêm: Mẹo Dân Gian Chữa Giật Mình Ở Trẻ Sơ Sinh

Đây là cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ được rất nhiều người áp dụng
Đây là cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ được rất nhiều người áp dụng

Cách thứ 4

Đối với những trường hợp trẻ đã cứng cáp hơn, có thể giữ cổ thẳng, mẹ bế bé để mặt của bé hướng ra bên ngoài. Lúc này, tay của mẹ sẽ đặt ở phía dưới mông của bé. Tay bên kia mẹ vòng qua bụng của con. Sau đó, mẹ đứng lên và đi lại nhẹ nhàng. Áp lực từ tay mẹ cùng với sự chuyển động sẽ góp phần giúp cho hơi trong dạ dày của bé được thoát hết ra ngoài. 

Cách thứ 5

Chườm ấm ở bụng cũng là cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ. Ợ hơi nhiều có thể khiến bé mệt mỏi, khó chịu. Để bé dễ chịu hơn, hãy nhúng khăn sạch vào nước ấm rồi chườm lên bụng bé. Dưới sức nóng của nước và sức nặng của khăn ướt, chứng đầy hơi sẽ được cải thiện, bé cũng cảm thấy bớt đau tức bụng, khó chịu. Lưu ý khăn được nhúng vào nước ấm, không quá nóng hoặc quá lạnh.

Cách thứ 6

Đối với các trẻ sơ sinh, bạn có thể áp dụng cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ bằng phương pháp giữ cánh tay. Đặt một cánh tay dưới lưng trẻ để trẻ tựa vào phần cẳng tay của bạn. Cẩn thận xoay người trẻ sao cho bé nằm úp bụng trên cẳng tay của mẹ. Đặt tay giữa hai chân trẻ để giữ tay còn lại bạn xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng trên của trẻ. Khi hoàn thành, hãy nhẹ nhàng lăn trẻ về phía bạn. Sau đó con sẽ ngửa mặt lên để tiếp tục bú mẹ hoặc đi ngủ.

Vỗ ợ hơi đúng cách sẽ giúp trẻ không bị trào ngược
Vỗ ợ hơi đúng cách sẽ giúp trẻ không bị trào ngược

Bài viết hấp dẫn: Mẹo Dân Gian Chữa Khóc Đêm Cho Trẻ Sơ Sinh

Những lưu ý quan trọng khi thực hiện cách vỗ ợ hơi cho trẻ

Một số lưu ý quan trọng trong quá trình áp dụng những cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ, cha mẹ nên nắm rõ:

  • Các bậc phụ huynh lưu ý trong quá trình thực hiện cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ cần vỗ nhẹ nhàng mới mang lại hiệu quả. Dù mẹ có vỗ mạnh hơn thì cũng không giúp tăng hiệu quả tống hơi ra ngoài, thậm chí còn làm đau trẻ, khiến con hoảng sợ. 
  • Thông thường, mẹ chỉ nên vỗ lưng cho bé khoảng 10 – 15 phút. Nếu bé vẫn chưa hết hiện tượng ợ hơi, mẹ nên thay đổi tư thế và tiếp tục thực hiện vỗ lưng để giúp con nhanh chóng cải thiện tình trạng đầy hơi. 
  • Khi bú xong trẻ thường dễ buồn ngủ và có thể nuốt nhiều không khí hơn. Chính vì thế, bạn có thể thử cho trẻ ợ hơi trước khi chuyển vú hoặc khi trẻ đã bú được nửa bình.
  • Nếu trẻ không ợ hơi sau 5 phút cố gắng, hãy nhẹ nhàng cho trẻ nằm ngửa xuống giường. Sau một vài phút, cẩn thận bế trẻ lên và thử lại một lần nữa. Nằm xuống cũng là cách giúp các bọt khí xung quanh di chuyển và giải phóng ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Có một số trường hợp mẹ vỗ rất lâu mà vẫn không nghe thấy tiếng con ợ. Điều này có thể là do bong bóng hơi thoát ra trong quá trình vỗ rung và nó quá nhỏ nên không phát ra tiếng ở to. Ngoài ra cũng có thể do mẹ vỗ ợ sai kỹ thuật, từ cách bế, cách khum tay và lực vỗ.
  • Nên cung cấp đủ lượng kẽm, lysine, crom, vitamin nhóm B, sắt, canxi, DHA, vitamin D… để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
  • Cho bé bú đúng tư thế để tránh được những sự cố sặc, ho trong khi bú và nôn trớ sau khi bú. Vì vậy, khi cho bé bú, mẹ hãy giữ đầu bé cao hơn dạ dày để giúp sữa dễ dàng chảy xuống, còn không khí hít vào sẽ nằm ở bên trên và đẩy ra ngoài qua đường miệng hiệu quả hơn.
  • Sau khi bú xong, bạn vẫn nên giữ cho trẻ tư thế thẳng đứng. Mẹ có thể sử dụng khăn quấn để em bé từ từ ngủ ở tư thế bán thẳng đứng, cho phép bong bóng khí thoát ra ngoài mà cha mẹ không cần phải làm gì.
  • Có thể bổ sung men vi sinh để hỗ trợ con tiêu hóa tốt hơn. Men vi sinh được bào chế dưới dạng lợi khuẩn bao phim, giúp bảo vệ lợi khuẩn và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Trong khoảng 6 tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện. Vì thế mẹ nên thường xuyên thực hiện những cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ. Khi bé lớn lên, hệ tiêu hóa phát triển hơn, cơ thể cứng cáp, khỏe mạnh hơn. Bé sẽ có thể biết cách tự đẩy khí ra khỏi dạ dày và không cần đến sự hỗ trợ của cha mẹ.

Trên đây là một số cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ và những lưu ý quan trọng mà cha mẹ nên tham khảo. Để tìm hiểu thêm, bạn có thể đến gặp bác chuyên gia tư vấn để được giải đáp thắc mắc cũng như biết thêm được nhiều phương pháp hay giúp chăm sóc con yêu của mình được tốt hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android