Chích Ngừa Viêm Gan B Trễ Hẹn Có Sao Không?
- Chích ngừa viêm gan B trễ hẹn không sao cả. Tuy nhiên, việc tiêm trễ có thể làm giảm hiệu quả bảo vệ của vắc-xin.
- Việc tiêm vắc-xin viêm gan B muộn có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus, nhưng vẫn có hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh.
- Nếu trễ lịch hẹn nên chủ động liên hệ với bác sĩ để bổ sung sớm nhất
Chích ngừa viêm gan B trễ hẹn có sao không?
Việc tiêm phòng nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Bởi nếu kéo dài thời gian sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus HBV từ cộng đồng mỗi ngày. Đặc biệt là những người sống và làm việc trong các môi trường phải tiếp xúc thường xuyên với máu và dịch tiết.
Với những người đã tiêm phòng viêm gan B mũi đầu và mũi thứ 2, nhưng chưa tiêm mũi thứ 3 như đúng lịch hẹn. Sau này bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tiêm mũi thứ 3 mà không cần phải thực hiện lại quy trình tiêm phòng hay tiêm lại từ đầu. Bởi qua 2 mũi đầu tiên, cơ thể đã có khả năng nhận diện, đồng thời chống lại được virus viêm gan B.
Tuy nhiên, nếu liều tiêm thứ 3 (liều nhắc lại) được thực hiện theo đúng với lịch hẹn thì khả năng phòng ngừa sẽ cao hơn. Vacxin sẽ giúp bạn chống lại sự lây nhiễm và tấn công của virus một cách hiệu quả nhất.
Như vậy, nếu trễ hẹn chích ngừa viêm gan B theo thời hạn được chỉ định, bạn nên chủ động tới gặp bác sĩ ngay khi có thể được tiêm bổ sung. Ngoài ra cũng cần lưu ý, khi đã quên không tiêm mũi nhắc lại đúng thời hạn, nhưng lại bỏ qua không tiêm bổ sung thì khả năng phòng tránh bệnh của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.
Đối với phụ nữ đang mang thai, nếu quá trình tiêm phòng viêm gan B diễn ra chậm trễ hoặc thiếu mũi, khả năng phòng ngừa viêm gan B cho trẻ sau khi sinh sẽ giảm. Đồng thời có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm bởi những hệ lụy không tốt trong tương lai. Do đó, nên thực hiện tiêm phòng vacxin càng sớm càng tốt để công tác phòng ngừa đạt hiệu quả tối đa, tránh các trường hợp nguy hiểm trong tương lai.
Những thông tin quan trọng cần nắm rõ khi tiêm phòng viêm gan B
Nhằm giúp cho công tác tiêm phòng đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
- Cần đảm bảo tiêm phòng đúng như lịch hẹn để đảm bảo hiệu quả của vacxin và không làm mất tác dụng của các mũi trước đó. Đặc biệt là nó sẽ mang lại hiệu quả bảo vệ tối ưu nhất cho mỗi người.
- Lịch tiêm phòng vacxin viêm gan B theo chương trình mở rộng với trẻ sơ sinh cần được đảm bảo trong vòng 24 giờ sau sinh. Nếu trẻ không đủ điều kiện để tiêm thì thời gian và cách tính tuổi tiêm cần tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe trong các tháng tiếp theo. Cha mẹ nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và cho trẻ tiêm theo thời gian quy định nhằm có hiệu quả bảo vệ tốt nhất.
- Nên chọn tiêm phòng ở các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín, có đầy đủ các trang thiết bị, đảm bảo khả năng bảo quản và chất lượng của vacxin. Điều này giúp bạn hạn chế tối đa rủi ro, có được hiệu quả bảo vệ cao nhất.
- Đối với người trưởng thành, trước khi tiêm phòng cần được làm xét nghiệm và một số chẩn đoán, nhằm xác định cơ thể có đã hoặc đang bị nhiễm viêm gan B hay không. Qua đó biết được đối tượng có đủ điều kiện để tiêm phòng hay không.
- Hiệu lực của vacxin có thể giảm dần theo thời gian, có nghĩa là nồng độ kháng thể trong cơ thể bị giảm sút. Theo các chuyên gia, kháng thể sẽ tồn tại được trong 5 – 10 năm sau khi bạn đã tiêm đủ và đúng theo phác đồ tiêm ngừa. Vì vậy, sau khoảng thời gian này, chúng ta nên tiến hành khám và xét nghiệm lại để biết có cần tiêm chủng tăng cường hay không.
Để đạt được hiệu quả phòng ngừa tốt nhất, bạn nên chú ý thực hiện theo đúng phác đồ tiêm chủng của bác sĩ.