Mãn Kinh Có Huyết Trắng Không?
- Phụ nữ mãn kinh vẫn có thể có huyết trắng. Tuy nhiên, lượng và tính chất của huyết trắng có thể thay đổi so với trước đây.
- Hầu hết những thay đổi này đều là bình thường và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám phụ khoa để loại trừ khả năng mắc bệnh
Mãn kinh có huyết trắng không?
Tình trạng tiết dịch âm đạo khi đến tuổi mãn kinh là hoàn toàn bình thường. Đa số phụ nữ sẽ tiết dịch âm đạo ít hơn trong và sau khi mãn kinh. Sự thay đổi này là do nồng độ estrogen thấp, kích thích cổ tử cung và âm đạo tiết dịch.
Dưới đây là một số thay đổi thường gặp:
- Lượng huyết trắng có thể giảm: Do sự suy giảm nội tiết tố estrogen, âm đạo có thể trở nên khô hơn, dẫn đến lượng huyết trắng ít hơn.
- Huyết trắng có thể thay đổi màu sắc: Huyết trắng bình thường thường có màu trắng trong hoặc hơi ngả vàng. Tuy nhiên, sau mãn kinh, huyết trắng có thể có màu trắng đục, vàng, hoặc thậm chí có lẫn máu.
- Huyết trắng có thể thay đổi độ dính: Huyết trắng bình thường thường có độ dính như lòng trắng trứng. Tuy nhiên, sau mãn kinh, huyết trắng có thể trở nên lỏng hơn hoặc dính hơn.
Hầu hết những thay đổi này đều là bình thường và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn nên đi khám phụ khoa để loại trừ khả năng mắc bệnh:
- Huyết trắng có mùi hôi
- Huyết trắng có màu xanh lá cây hoặc xám
- Huyết trắng có lẫn máu
- Ngứa ngáy hoặc rát âm đạo
- Đau khi quan hệ tình dục
Tuy nhiên, không phải bất cứ ai mãn kinh cũng ra ít huyết trắng. Ngược lại có những người bị khứ hư ra nhiều bất thường thời kỳ mãn kinh. Đây còn là vấn đề đáng lo ngại hơn, là dấu hiệu của bệnh phụ khoa không ai mong muốn.
Mãn kinh ra nhiều huyết trắng là dấu hiệu của bệnh gì?
Mãn kinh ra nhiều huyết trắng có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa sau:
- Viêm âm đạo: Biểu hiện là ngứa, nổi mụn, khí hư có mùi hôi, tiểu buốt, tiểu rắt.
- Nấm âm đạo: Thấy ngứa, hôi, đau rát khi quan hệ và đi tiểu, khí hư vón cục trắng đục.
- Viêm cổ tử cung: khí hư thay đổi bất thường, có thể dẫn đến ung thư nếu không điều trị.
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung: ngứa ngáy, khí hư ra bất thường và hôi.
- Ngoài ra, mãn kinh còn có thể gây ra các bệnh lý khác ở vùng kín như: viêm vùng chậu, viêm phần phụ, u xơ tử cung.
Cách xử lý khi khí hư bất thường
Mãn kinh có huyết trắng không, như đã nêu ở trên, câu trả lời là có. Thế nhưng lượng khí hư (huyết trắng) lúc này thường ít, nếu nhiều lại cho thấy nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, chị em cần theo dõi sát tình trạng sức khỏe vùng kín thời tiền mãn kinh. Đặc biệt phải xử lý ngay những trường hợp bị bệnh do bất thường ở vùng kín.
Dùng thuốc Tây
Mãn kinh bị ra huyết trắng nhiều là dấu hiệu của bệnh phụ khoa. Y học hiện đại đã quan tâm nghiên cứu và đưa ra một số loại thuốc khắc phục bệnh như sau:
- Thuốc trị viêm nhiễm khuẩn: Chị em mãn kinh có khí hư ra nhiều do nhiễm khuẩn nên dùng Doxycyclin 100mg, thuốc Ceftriaxon 250mg trị viêm hoặc nhóm thuốc kháng sinh Cephalosporin.
- Thuốc trị nấm phụ khoa: Nhiễm nấm khi mãn kinh có huyết trắng không, sự thật là khí hư ra bất thường. Lúc này chị em nên dùng Itraconazol (sporal) 100mg hay Fluconazol (diflucan) 150mg để cải thiện bệnh.
Ngoài ra, trên thị trường thuốc tân dược còn có cả những loại điều trị được cả nấm và khuẩn hại. Với những ai bị bệnh nặng hoặc viêm nhiễm ở sâu bên trong, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng các biện pháp điều trị ngoại khoa.
Cách chữa mẹo dân gian
Không nhất thiết phải dùng thuốc Tây mới cải thiện được sức khỏe vùng kín. Để trị bệnh tại nhà đơn giản, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây.
- Vệ sinh bằng lá trầu: Bạn ngâm lá vào nước muối loãng rồi rửa sạch, vò hoặc giã nát rồi pha với nước ấm. Sau đó, lọc bỏ bã rồi dùng để vệ sinh bên ngoài âm đạo.
- Vệ sinh bằng lá trà: Bạn cũng làm tương tự như với lá trầu, rửa sạch, giã nát rồi pha nước để vệ sinh. Tuy nhiên, trước khi rửa, nên xông vùng kín với nước lá này để tăng hiệu quả.
- Rửa nước húng quế: Bạn lấy lá húng quế đem rửa sạch rồi xay nhỏ, sau đó đun sôi lên, lọc lấy nước để vệ sinh vùng kín.
Chữa bệnh phụ khoa bằng mẹo dân gian còn có rất nhiều cách khác. Chẳng hạn như ăn tỏi mỗi ngày, rửa nước lá ổi… Tuy nhiên, những dược liệu tự nhiên này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị cho người bệnh nhẹ. Tốt nhất, bạn vẫn nên đến cơ sở khám chữa bệnh Tây hoặc đông y để trị.