Mãn Kinh
Mãn kinh là giai đoạn mà bất cứ người phụ nữ nào cũng phải trải qua trong cuộc đời. Thời kỳ mãn kinh ập đến kèm theo rất nhiều thay đổi từ tâm sinh lý đến sức khỏe người phụ nữ. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết nhất về mãn kinh và cách điều trị hiệu quả giúp chị em giảm bớt được những khó khăn khi phải “đối mặt” ở giai đoạn này.
Định nghĩa
Mãn kinh (tên tiếng Anh là Menopause) là thời kỳ quá độ từ tuổi trung niên sang tuổi già. Về mặt sinh lý, mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp tự nhiên giữa thời kỳ sinh sản đến thời kỳ ngừng sinh sản và bước sang giai đoạn thứ 2 của cuộc đời (giai đoạn thứ nhất xảy ra ở tuổi dậy thì).
Điều này xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng, buồng trứng ngừng hoạt động và ngừng quá trình tiết nội tiết tố nữ, ngưng hẳn kinh nguyệt, chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Mãn kinh biến chuyển từ từ theo tuổi tác, thường trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn tiền mãn kinh: Thường xảy ra ở phụ nữ độ tuổi từ 45 - 50, có thể kéo dài từ 2 - 5 năm tùy người do hoạt động của buồng trứng bắt đầu suy giảm và mất cân bằng nội tiết tố nữ estrogen và progesterone gây rối loạn kinh nguyệt.
- Giai đoạn mãn kinh: Giai đoạn này thường xảy ra ở tuổi từ 50 - 55, khi này buồng trứng nhưng hẳn hoạt động, ngừng tiết nội tiết tố nữ dẫn đến mất hẳn kinh nguyệt.
- Giai đoạn hậu mãn kinh: Hậu mãn kinh là quãng thời gian sau khi người phụ nữ đã qua giai đoạn mãn kinh. Ở giai đoạn này, hầu hết những triệu chứng khó chịu của giai đoạn mãn kinh trước đó đã giảm dần.
Nếu phụ nữ mãn kinh ở giai đoạn trước 40 tuổi là mãn kinh sớm, còn nếu xảy ra sau 55 tuổi thì được gọi là mãn kinh muộn.
Hình ảnh
Triệu chứng
Mỗi phụ nữ sẽ trải qua giai đoạn mãn kinh khác nhau, các triệu chứng cũng thay đổi tùy mỗi người. Dưới đây là những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở phụ nữ mãn kinh:
- Hiện tượng tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu rắt: Tiểu nhiều lần trong ngày, đôi khi không tự chủ được, tiểu buốt mặc dù nước tiểu vẫn trong và không có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm: Người phụ nữ sẽ thấy nóng bừng ở nửa trên cơ thể, những cơn bốc hỏa đột ngột sẽ khiến chị em đổ mồ hôi, nhất là về đêm. Đây là một trong triệu chứng mãn kinh phổ biến.
- Khô hạn âm đạo, suy giảm ham muốn: Sự suy giảm nội tiết tố nữ estrogen khiến “cô bé” khô rát, giảm lượng tiết chất nhờn khiến việc quan hệ tình dục khó khăn, từ đó nhu cầu “gần gũi” cũng giảm đáng kể.
- Mất ngủ: Các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm sẽ gây ra tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Chóng mặt, nhức đầu: Những thay đổi của nồng độ estrogen gây ra những thay đổi trong não, hệ thống thần kinh và mạch máu. Do đó tình trạng estrogen suy giảm trong thời kỳ mãn kinh khiến chị em đau đầu, chóng mặt.
- Tâm sinh lý thay đổi: Người phụ nữ trở nên trầm cảm, lo âu, thường không có cảm giác hài lòng với cuộc sống xung quanh. Do đó, trạng thái dễ kích động, cáu gắt cũng dễ xảy ra.
- Thay đổi bề ngoài: Da dẻ nhiều nếp nhăn, sạm, nám, đồng thời tóc cũng yếu hơn, dễ gãy rụng và dần chuyển màu,...
- Chuyển hóa chậm và tăng cân: Hormone estrogen có tác dụng đồng hóa, làm tăng khối lượng cơ trong cơ thể, do đó lượng estrogen giảm dẫn đến sự tăng tự nhiên khối mỡ và giảm khối cơ.
Nguyên Nhân
Ngoài quá trình chuyển tiếp tự nhiên của cơ thể, bác sĩ cho biết nhiều trường hợp phụ nữ mãn kinh do một số nguyên nhân sau đây:
Do suy buồng trứng sớm
Buồng trứng chính là cơ quan sinh sản quan trọng giúp nuôi dưỡng trứng trưởng thành để rụng và thụ thai. Suy buồng trứng sớm là hiện tượng buồng trứng bị lão hóa trước tuổi, ngưng mọi hoạt động chức năng ở phụ nữ từ sau tuổi dậy thì và trước 40 tuổi.
Nguyên nhân mãn kinh do suy giảm nội tiết tố nữ
Phụ nữ từ 30 tuổi trở đi, lượng hormone trong cơ thể bắt đầu suy giảm. Đến độ tuổi mãn kinh, lượng hormone này suy giảm mạnh dẫn đến tình trạng thiếu hụt nội tiết và gây ra các triệu chứng mãn kinh.
Do phẫu thuật cắt bỏ tử cung và hai buồng trứng
Việc phẫu thuật cắt bỏ tử cung và hai buồng trứng khiến chu kỳ kinh nguyệt chấm dứt ngay lập tức. Trường hợp này không có thời kỳ tiền mãn kinh, tuy nhiên chị em có thể bị bốc hỏa và các triệu chứng mãn kinh khác sau khi phẫu thuật.
Nguyên nhân do hóa trị và xạ trị
Hóa trị và xạ trị là các liệu pháp điều trị ung thư có thể gây mãn kinh ở nữ giới. Tuy nhiên, mãn kinh do nguyên nhân này thường diễn biến từ từ với thời kỳ tiền mãn kinh trong vài tháng đến vài năm trước khi mãn kinh thực sự xảy ra.
Biện pháp điều trị
Có thể nói tiền mãn kinh và mãn kinh đều là cơn “ác mộng” của mọi chị em phụ nữ. Vì vậy để vượt qua giai đoạn mãn kinh một cách một cách nhẹ nhàng và thoải mái chị em nên chuẩn bị kỹ lưỡng về cả tâm lý lẫn sức khỏe. Dưới đây là các cách khắc phục triệu chứng mãn kinh hiệu quả, chị em có thể tham khảo.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học
Để giúp chị em vượt qua giai đoạn mãn kinh một cách nhẹ nhàng, ít khó chịu, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là điều vô cùng quan trọng.
- Bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu Omega 3 và Omega 6 như dầu mè, rong biển, đậu nành, hạt hướng dương,...
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung vitamin, chất xơ và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa như khoai lang, xà lách, súp lơ, ớt chuông, rau bina,...
- Tăng cường dung nạp các chất đạm trong các loại cá biển như cá hồi, cá thu, cá trích,... trong chế độ ăn hàng ngày. Điều này giúp giảm hàm lượng cholesterol không tốt hấp thụ vào máu, hạn chế nguy cơ các bệnh lý về tim mạch, huyết áp.
- Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường hoặc chất béo và tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn như bia, rượu, cà phê,.. các chất kích thích.
Xây dựng kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tâm trạng vui vẻ
Stress, căng thẳng có thể làm các triệu chứng mãn kinh trầm trọng hơn do đó chị em trong giai đoạn này cần giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, lạc quan, tránh lo âu, buồn phiền.
Không nên giữ tâm trạng bực tức, tâm sự trong lòng. Thay vào đó nên chia sẻ với người thân, bạn bè. Đồng thời chị em nên chú ý đến thời gian thư giãn, nghỉ ngơi khoa học, lập kế hoạch làm việc hợp lý, không nên làm việc quá sức.
Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên
Chị em nên thường xuyên hoạt động thể thao thông qua các bài tập như đi bộ, thiền, yoga, đạp xe,... Đây là giải pháp giảm stress nhanh chóng, giúp điều hòa tâm lý ổn định, cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Cách điều trị thời kỳ mãn kinh này còn giúp cơ thể dẻo dai, tăng sức đề kháng, phòng ngừa loãng xương và hạn chế tình trạng tăng cân.
Ngủ đủ giấc
Đi ngủ sớm trước 11 giờ, ngủ đủ giấc (7-8 tiếng/ngày). Có thể kết hợp tập thể dục trước khi ngủ từ 2 - 3 tiếng hoặc uống trà tâm sen để giấc ngủ sâu hơn, giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi mãn kinh hiệu quả.
Sử dụng thuốc Tây y bổ sung hormone cho cơ thể
Những thay đổi trong cơ thể thời kỳ mãn kinh đều xuất phát từ việc lượng hormone suy giảm. Vậy nên chị em có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu ở thời kỳ này bằng cách sử dụng thuốc bổ sung hormone cho cơ thể. Tuy nhiên, trước khi sử dụng chị em cần tham khảo ý kiến và tuân thủ nghiêm chỉ định của bác sĩ để không xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.
Một số loại thuốc giúp bổ sung hormone phổ biến như:
Thuốc Femoston: Là thuốc đặc hiệu bổ sung estrogen gồm các thành phần chính như Estradiol 1mg, Dydrogesterone... có tác dụng hỗ trợ ngừa loãng xương. Việc sử dụng thuốc Femoston cần được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa và cần tuân thủ đúng theo liều lượng bác sĩ chỉ định.
Thuốc Progynova: Progynova có thành phần chính là Estradiol valerate 2mg giúp duy trì hoạt động bình thường của buồng trứng và ổn định nội tiết tố nữ trong cơ thể. Loại thuốc này được dùng chủ yếu cho phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh để khắc phục các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ này.
Viên uống Vitex Agnus Castus: Viên uống Vitex Agnus Castus của Blackmores có công dụng điều hòa nội tiết tố, tăng cường hormone progesterone, kích thích sự phát triển của tuyến vú, giảm các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ mãn kinh. Lưu ý viên uống Vitex Agnus Castus chống chỉ định đối với phụ nữ đang mang thai.
Hy vọng bài viết này đã giúp cho chị em phụ nữ có thêm hiểu biết về giai đoạn mãn kinh cũng như tìm được bí quyết phù hợp giúp chị em trải qua thời kỳ mãn kinh nhẹ nhàng hơn.
Câu hỏi thường gặp
Tùy tình trạng mãn kinh ở mỗi người bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng các loại thuốc như:
- Thuốc chống trầm cảm.
- Thuốc Gabapentin.
- Liệu pháp Estrogen.
- Thuốc ngăn ngừa loãng xương.
- Thuốc đặt/bơm Estrogen tại chỗ (âm đạo).
- Thuốc Clonidine (Catapres, Kapvay).
- Thuốc Fezolinetant (Veozah).
- Thuốc Đông y.
- Hiện tại, không có loại thuốc nào có thể dùng để trì hoãn thời điểm xảy ra mãn kinh.
- Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho thấy, việc thay đổi lối sống có thể ảnh hưởng đến thời gian mãn kinh.
- Phụ nữ mãn kinh vẫn có thể có huyết trắng. Tuy nhiên, lượng và tính chất của huyết trắng có thể thay đổi so với trước đây.
- Hầu hết những thay đổi này đều là bình thường và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám phụ khoa để loại trừ khả năng mắc bệnh
Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh không thể mang thai tự nhiên do buồng trứng ngừng hoạt động hoàn toàn, chu kỳ kinh nguyệt đã kết thúc.
Xem chi tiếtPhụ nữ mãn kinh VẪN CÓ THỂ THỤ TINH NHÂN TẠO (IVF), tuy nhiên tỷ lệ thành công sẽ thấp hơn so với phụ nữ trẻ tuổi. Lý do là vì:
- Buồng trứng của phụ nữ mãn kinh không còn sản xuất trứng.
- Chất lượng nội mạc tử cung của phụ nữ mãn kinh giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng làm tổ của phôi thai.
- Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ cao mắc các bệnh lý khác nhau như cao huyết áp, tiểu đường, và loãng xương. Những bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và mẹ bầu.