Suy thận sống được bao lâu?
Suy thận là tình trạng một hoặc cả hai quả thận không còn tự hoạt động được nữa. Để duy trì sự sống người bệnh có thể lựa chọn phương pháp chạy thận hoặc cấy ghép thận.
- Nếu chạy thận tuổi thọ trung bình là từ 10-20 năm.
- Còn cấy ghép thận có thể sống từ 8-12 năm. Tuy nhiên, tuổi thọ chính xác của người bệnh còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, phương pháp chữa trị, giới tính, tuổi tác.
- Nghiên cứu cho thấy phụ nữ có tuổi thọ cao hơn một chút so với các lứa tuổi khác khi mắc suy thận. Nhưng trong giai đoạn 4 và 5, tuổi thọ ở cả hai giới nam và nữ cơ bản là giống nhau.
Các giai đoạn của bệnh thận
Suy thận là căn bệnh diễn ra một cách âm thầm và chia thành nhiều giai đoạn khác nhau (5 giai đoạn):
- Giai đoạn 1: Thận bị tổn thương nhẹ, mức lọc tại cầu thận vẫn ở mức bình thường (≥ 90 ml/phút).
- Giai đoạn 2: Thận bị tổn thương nhẹ, mức lọc tại cầu thận giảm xuống còn 60 – 89 ml/phút.
- Giai đoạn 3: Thận tổn thương mức vừa, mức lọc cầu thận giảm vừa còn 30 – 59 ml/phút.
- Giai đoạn 4: Thận tổn thương nặng, mức lọc tại cầu thận giảm nặng còn 15 – 29 ml/phút.
- Giai đoạn 5: Thận suy giai đoạn cuối, mức lọc tại cầu thận giảm xuống dưới 15 ml/phút, thận gần như không hoạt động.
Các phương pháp chữa thận
Hiện nay có 3 phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn nặng là chạy thận nhân tạo, lọc thẩm phân phúc mạc và ghép thận. Trong đó, 2 phương pháp chạy thận (lọc máu) và ghép thận là hai giải pháp hiệu quả và được áp dụng phổ biến nhất.
Chạy thận
Chạy thận nhân tạo hay lọc máu cho bệnh nhân suy thận là cách điều trị suy thận phổ biến nhất hiện nay dành cho nhóm người bị giảm chức năng thận từ 85 – 90% chức năng vốn có.
Nhờ máy thẩm phân với hệ thống ống dẫn, máu của người bệnh sẽ được loại bỏ lượng nước thừa, thải độc tố, muối cũng như các chất cặn bã khác. Đồng thời giữ lại một số chất như bicacbonat, Nitrat, Kali trong máu ở ngưỡng nồng độ an toàn. Ngoài ra, chạy thận nhân tạo còn có tác dụng giúp cân bằng và ổn định huyết áp.
Một sự thật về chạy thận nhân tạo đó là không chữa được bệnh thận nhưng đây là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe và sự sống.
Ghép thận
Phương pháp ghép thận có thể hiểu là thay thế thận cũ bị mất chức năng bằng thận mới còn khỏe mạnh. Trên thực tế, thận dùng để cấy ghép thường được tìm kiếm từ ngân hàng thận hoặc thận hiến từ người thân hoặc thận còn tốt của người đã bị chết não để ghép vào cơ thể bệnh nhân.
Để kéo dài tuổi thọ và sinh hoạt bình thường, ghép thận được xem là phương pháp điều trị lý tưởng nhất. Bởi một quả thận tốt được cấy ghép có thể đảm đương hoàn toàn chức năng cho hai quả thận bị tổn thương. Với phương pháp điều trị này, bệnh nhân suy thận không còn phải đến bệnh viện thường xuyên để lọc máu nữa.
Theo nghiên các cứu khoa học, nếu thận hiến là của người trong cùng huyết thống thì tỷ lệ sống trên 5 năm đạt đến 95 – 98%, trên 10 năm đạt 75 – 85% và sống thêm ngoài 20 năm là 50% tùy từng trường hợp.
Suy thận sống được bao lâu?
Tuổi thọ của người bị suy thận tùy thuộc vào phương pháp chữa trị, giới tính và độ tuổi.
Tuổi thọ theo phương pháp chữa
Nếu không được lọc máu hoặc ghép thận, suy thận sẽ gây tử vong trong vài ngày hoặc vài tuần không điều trị.
Nếu người bệnh chạy thận nhân tạo, tuổi thọ trung bình là từ 5 đến 10 năm. Một số người có thể sống tới 30 năm khi chạy thận tùy thuộc vào độ tuổi và các yếu tố khác. Đối với người già bị suy thận, tuổi thọ sẽ ngắn hơn.
Nếu được ghép thận, người bệnh sẽ sống được từ 12-20 năm (người tặng thận còn sống). Còn khi nhận một quả thận từ người hiến tặng đã qua đời thì người bệnh sẽ sống được từ 8-12 năm.
Tuổi thọ theo giới tính và độ tuổi
Giới tính và tuổi tác cũng là một yếu tố quan trọng quyết định tuổi thọ của người bị suy thận.
Đối với một người khoảng 60 tuổi, tuổi thọ trung bình của bệnh thận giai đoạn 1 giai đoạn 2 sẽ là khoảng 15 năm. Con số này sẽ giảm xuống lần lượt là 13 năm, 8 năm và 6 năm ở giai đoạn thứ hai, thứ ba và thứ tư của bệnh thận.
Đối với một người phụ nữ 60 tuổi, tuổi thọ ở giai đoạn 1 là 18 năm, giai đoạn 2 là 17 năm. Đối với bệnh thận giai đoạn 3, tuổi thọ sẽ là 11 năm.
Nghiên cứu cho thấy phụ nữ có tuổi thọ cao hơn một chút so với các lứa tuổi khác khi mắc suy thận. Nhưng trong giai đoạn 4 và 5, tuổi thọ ở cả hai giới nam và nữ cơ bản là giống nhau.
Người bệnh có thể phục hồi sau khi được điều trị bằng những phương pháp thích hợp. Tuy nhiên, người bệnh có thể cần điều trị suốt đời.