Tiểu ra máu uống thuốc gì?
Người bệnh tiểu ra máu cần sử dụng các loại thuốc phù hợp với nguyên nhân gây bệnh:
- Sỏi thận, sỏi bàng quang: Quinolon, cephalosporin, tranexamic acid, nospa.
- Chấn thương niệu đạo hoặc thận: Thuốc giảm đau hoặc kháng sinh (quinolon, cephalosporin).
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Paracetamol hoặc cephalosporin.
- Sỏi đường tiết niệu, polyp bàng quang, thoát vị niệu quản: Tranexamic acid hoặc thuốc tiêm tĩnh mạch.
- Ung thư thận, ung thư tuyến liệt: Flutamide, tranexamic acid, goserelin.
Phân biệt tiểu ra máu và nước tiểu có màu đỏ
Các trường hợp tiểu ra máu do ăn uống, tập luyện, sử dụng thuốc thường không phải biểu hiện của bệnh lý. Những triệu chứng này sẽ biến mất trong vài ngày:
- Tập thể dục nặng gây tổn thương bàng quang, mất nước hoặc số sự cố liên quan đến tế bào màu đỏ
- Sử dụng các loại thuốc bao gồm aspirin, kháng sinh metronidazole hoặc ăn củ cải đường, đại hoàng
- Nước tiểu lẫn kinh nguyệt
Còn với trường hợp loại trừ những nguyên nhân trên, trong nước tiểu trong có máu báo hiệu sức khỏe đang có vấn đề. Đó có thể là triệu chứng rối loạn nghiêm trọng. Người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán kịp thời.
Thuốc tây y trị tiểu ra máu
Dưới đây là các loại thuốc tây thường được sử dụng để chữa tiểu ra máu:
- Thuốc chữa tiểu ra máu do sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu quản: nhóm thuốc quinolon, cephalosporin, thuốc cầm máu tranexamic acid, nospa dạng tiêm hoặc uống.
- Thuốc chữa tiểu ra máu do chấn thương niệu đạo, chấn thương thận: thuốc giảm đau đường uống paracetamol, no – spa, meteospasmyl, diclofenac, thuốc cầm máu tranexamic acid uống hoặc tiêm tĩnh mạch, kháng sinh nhóm quinolon hay nhóm cephalosporin theo đường uống hoặc đường tiêm truyền.
- Thuốc chữa tiểu ra máu do nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ mới và thuốc giảm đau paracetamol
- Bệnh lao thận hoặc lao đường tiết niệu: thuốc phù hợp cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp mất máu, bác sĩ có thể truyền máu hoặc chỉ định tranexamic.
- Thuốc chữa tiểu ra máu do do u, polyp bàng quang hoặc thoát vị niệu quản: chủ yếu là thuốc cầm máu tranexamic hoặc thuốc tiêm tĩnh mạch.
- Thuốc chữa tiểu ra máu do bệnh ung thư thận, ung thư tuyến liệt: thuốc flutamide, thuốc cầm máu tranexamic acid đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch, thuốc goserelin có khả năng ức chế tuyến yên giảm nồng độ LH và làm giảm testosterone trong máu.
Thuốc trị tiểu ra máu bằng Đông y
Theo Y học cổ truyền, tiểu ra máu nằm trong phạm vi chứng niệu huyết, ngũ lâm. Bệnh phát sinh bởi nhiều nguyên nhân như bệnh u thận, sỏi đường niệu, lao thận u bàng quang, viêm đường tiết niệu,… Từ mỗi căn nguyên, Đông y sẽ đưa ra một bài thuốc phù hợp.
Bài thuốc chữa bệnh viêm đường tiết niệu cấp tính
Viêm bàng quang hoặc viêm cầu thận cấp trong Đông y gọi là tâm hỏa vọng động, nhiệt dịch xuống tiểu trường gây bệnh tiểu ra máu. Vì vậy Đông y sẽ tập trung thanh tâm hỏa, thanh nhiệt giải độc và lương huyết chỉ huyết. Nguyên liệu:
- Lá tre, cỏ nhọ nồi, kim ngân: 16g
- Sinh địa, cam thảo đất, mộc hương: 12g
- Tam thất: 4g
Sắc thuốc với 6 bát nước, đợi đến khi nước cạn còn một nửa thì ngừng đun.
Bài thuốc điều trị thể huyết ứ
Thể huyết ứ được phát hiện với các triệu chứng như đái ra máu và xuất hiệu cơn đau thận do có sỏi. Phương pháp điều trị là hoạt huyết chỉ huyết. Bài thuốc chữa bệnh gồm các nguyên liệu:
- Cỏ nhọ nồi, ngẫu tiết: 16g
- Đan sâm, ngưu tất, ích mẫu, huyết dư, uất kim: 12g
- Chỉ thực: 6g
- Bách thảo xương: 4g
Người bệnh sắc thuốc tương tự bài thuốc trên, mỗi ngày uống 1 thang.
Bài thuốc trị viêm đường tiết niệu mãn tính
Trong Đông y, thể âm hư hỏa động là tên gọi của các bệnh lao thận, viêm bàng quang mạn. Triệu chứng của bệnh là nhiễm trùng mạn tính đường tiết niệu đi kèm khát nước, nước tiểu đỏ, họng khô, mạch tế sác, chất lưỡi đỏ rêu ít. Người bệnh cần áp dụng phương pháp tư âm thanh nhiệt chỉ huyết để trị bệnh. Nguyên liệu:
- Cỏ nhọ nồi: 16g
- Sinh địa, thạch hộc, sa sâm, mạch môn, kỷ tử, rễ cỏ tranh, trắc bá diệp: 12g
- A giao: 8g
Các bước sắc thuốc tương tự hai bài thuốc trên.
Tiểu ra máu uống thuốc gì phù hợp còn phụ thuộc vào sức khỏe người bệnh và nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Khi người bệnh đi khám tại bệnh viện, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng bệnh lý để đưa ra phác đồ đúng đắn.