Tổ Đỉa Có Chữa Khỏi Được Không?
Tổ đỉa có thể chữa khỏi được nếu phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp. Bệnh cấp tính thường hết sau 2-4 tuần, nhưng với bệnh nhân mãn tính, việc kiểm soát và chữa trị có thể mất nhiều thời gian hơn.
Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không, chữa như thế nào là tốt nhất được nhiều người bệnh thắc mắc. Bài viết sau đây chuyên gia của Vietmec Group sẽ giải đáp chi tiết để bạn đọc có cái nhìn chính xác hơn, đồng thời tìm được phương pháp xử lý hiệu quả nhất.
Giải đáp chi tiết bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không?
Bệnh tổ đỉa là một dạng đặc biệt của bệnh chàm eczema, xảy ra nhiều ở vùng bàn chân, bàn tay với biểu hiện là các mụn nước. Các mụn nằm ở trong lớp thượng bì và có kích thước từ 1-2mm. Tổ đỉa gây ngứa nhiều, nếu gãi và chà xát thì ngứa càng tăng và mụn nước cũng xuất hiện nhiều hơn. Những triệu chứng của bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Vậy người bị tổ đỉa có chữa khỏi được không?
Tổ đỉa là bệnh lý vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể nhưng theo nhiều đánh giá là có liên quan đến cơ địa, miễn dịch hoặc di truyền. Bệnh hoàn toàn có thể xử lý được nếu như người bệnh phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp. Còn nếu bệnh kéo dài mãn tính trong nhiều năm thì khả năng chữa khỏi rất thấp, thậm chí không thể chữa được.
Vậy với câu hỏi tổ đỉa có chữa khỏi được không thì câu trả lời là có. Với những bệnh cấp tính, sau 2 – 4 tuần bệnh có thể hết hẳn. Còn với những bệnh nhân mãn tính thì cần nhiều thời gian hơn để kiểm soát bệnh.
Người bệnh chú ý, bệnh tổ đỉa có thể tự khỏi tuy nhiên những tổn thương do bệnh gây ra ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, cuộc sống. Đặc biệt là bệnh có nguy cơ tái phát khá cao và diễn biến xấu, do đó ngay từ khi bệnh ở giai đoạn đầu, người bệnh nên áp dụng đúng phương pháp điều trị để xử lý bệnh tận gốc.
Các phương pháp chữa bệnh tổ đỉa an toàn và hiệu quả cao
Hiện nay, các chuyên gia tìm ra nhiều phương pháp giúp chữa bệnh tổ đỉa. Tùy theo mức độ nặng nhẹ cũng như thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất. Dùng thuốc Nam, thuốc Tây y và thuốc Đông y là những cách được đánh giá là an toàn và hiệu quả người bệnh có thể tham khảo.
Áp dụng cách chữa tổ đỉa đơn giản bằng thuốc Nam
Có rất nhiều vị thuốc Nam có thể giúp xử lý bệnh tổ đỉa nhanh chóng, an toàn và cực kỳ tiết kiệm. Các nguyên liệu này có ở xung quanh nhà bạn và cách áp dụng cũng rất đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp chữa tổ đỉa này đòi hỏi bạn phải kiên trì, thực hiện đều đặn để nhanh chóng thấy hiệu quả.
Sử dụng tỏi chữa tổ đỉa
Tỏi có thể đẩy lùi những triệu chứng của bệnh tổ đỉa cực kỳ hiệu quả. Lý do là bởi tỏi có chứa allicin giúp ức chế những vi khuẩn gây nấm da, nấm kẽ chân (đây là một trong nhiều nguyên nhân gây bùng phát tổ đỉa).
Cách thực hiện
- Tỏi lột sạch vỏ rồi để trong bình thủy tinh.
- Đổ ngập rượu rồi ngâm trong 7-10 ngày.
- Lấy lượng rượu đã ngâm thoa lên vùng da bị tổn thương trong khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại cùng nước.
Sử dụng quả chanh
Quả chanh sử dụng tốt nhất cho những bệnh nhân bị tổ đỉa kèm triệu chứng tăng mồ hôi ở bàn tay, bàn chân gây ngứa ngáy, nhiễm trùng. Lúc này, acid citric cùng vitamin C sẽ làm thông thoáng vùng da bị tổn thương và ngăn nhiễm trùng da. Đồng thời những dưỡng chất trong chanh cũng giúp tái tạo da mới khỏe hơn.
Cách thực hiện
- Hòa nước cốt chanh cùng nước ấm theo tỷ lệ 1:1.
- Vệ sinh vùng da bị tổ đỉa rồi thoa đều hỗn hợp đã chuẩn bị.
- Giữ 10-15 phút rồi rửa sạch lại cùng nước và lau khô.
Sử dụng lá trầu không
Lá trầu không có chứa hàm lượng tinh dầu cao giúp diệt khuẩn khá tốt, đồng thời những thành phần trong lá trầu còn giúp giảm ngứa, giảm đau cực tốt. Nguyên liệu này sẽ giúp giảm những tổn thương trên da và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Cách thực hiện
- Lá trầu không đem rửa sạch hết bụi bẩn sau đó giã nát.
- Thêm chút muối biển khi giã.
- Hỗn hợp thu được đắp lên vùng da bị tổ đỉa trong 10 phút.
- Cuối cùng làm sạch da cùng với nước và lấy khăn thấm khô.
Tổ đỉa có chữa khỏi được không bằng thuốc Tây y?
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc bôi và thuốc uống giúp giảm những triệu chứng của bệnh, đồng thời ngăn bệnh diễn biến xấu hơn. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe người bệnh và chỉ định một trong các thuốc sau:
- Dung dịch sát trùng: Dung dịch được dùng trong giai đoạn bệnh tổ đỉa mới khởi phát giúp làm khô những tổn thương trên da, đồng thời ngăn ngừa bội nhiễm.
- Thuốc bôi kháng nấm: Các bệnh nhân tổ đỉa đa số bị nhiễm nấm nên thuốc này sẽ giúp ức chế nấm men và giảm tổn thương trên da.
- Thuốc bôi tổ đỉa corticoid: Loại thuốc này dùng để giữ ẩm cho da khi mụn nước đã tiêu biến và khô lại. Nhưng corticoid chỉ nên dùng trong tối đa 20 ngày.
- Thuốc kháng sinh: Nếu bệnh nhân bị tổ đỉa do nhiễm trùng thì sẽ dùng thuốc kháng sinh để cải thiện bệnh.
- Thuốc ức chế calcineurin: Nhóm thuốc này giúp ức chế chất trung gian gây viêm nhiễm, dị ứng và làm tổn thương thực thể, triệu chứng cơ năng cho tổ đỉa gây ra.
- Thuốc kháng histamin: Nếu bị ngứa dữ dội, bạn có thể dùng thuốc kháng histamin H2 để cải thiện.
Dùng Đông y chữa trị bệnh
Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không nếu dùng Đông y? Y học cổ truyền quan niệm bệnh tổ đỉa xuất hiện do rối loạn hệ miễn dịch tự nhiên, chức năng gan thận suy giảm làm độc tố tích tụ và bùng phát các triệu chứng ngứa ngáy, mụn nước.
Chữa tổ đỉa bằng Y học cổ truyền sẽ chú trọng vào việc đẩy lùi căn nguyên gây bệnh và phục hồi cơ thể toàn diện để ngăn ngừa bệnh tái phát. Nhờ đó, không những bệnh tổ đỉa được đẩy lùi mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể, nâng cao hệ miễn dịch để phòng tránh nhiều bệnh ngoài da khác.
Dưới đây là chi tiết một số bài thuốc chữa tổ đỉa bằng Đông y dành cho người bệnh.
Bài thuốc số 1
- Nguyên liệu: Liên kiều, xuyên khung, huyết dụ, tỳ giải, đương quy, hoàng bá, kinh giới, bạch thược, sinh địa, thương nhĩ tử, ý dĩ, ích mẫu, cỏ nhọ nồi.
- Cách thực hiện: Sắc thuốc cùng nước và dùng uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc số 2
- Nguyên liệu: Liên kiều, thương truật, đương quy, bạch thược, xuyên khung, kinh giới, sinh địa, hoàng bá.
- Cách thực hiện: Sắc thuốc và dùng uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc số 3
- Nguyên liệu: Sinh địa, kinh giới, ích mẫu, cỏ nhọ nồi, ý dĩ, ké đầu ngựa, hoàng bá, tỳ giải.
- Cách thực hiện: Tất cả vị thuốc đã chuẩn bị sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Những lưu ý khi chữa trị bệnh tổ đỉa để đảm bảo an toàn
Bệnh tổ đỉa có thể chữa được bằng nhiều cách khác nhau, mỗi cách sẽ có ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng đối tượng. Trong quá trình chữa trị người bệnh cần chú ý một số vấn đề như sau để đảm bảo an toàn, đẩy nhanh quá trình hồi phục.
- Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh thì cần đi khám ngay để được hướng dẫn chữa trị sớm, tránh để bệnh kéo dài khó xử lý.
- Dù áp dụng theo phương pháp nào thì cũng cần tuân thủ đúng hướng dẫn, dùng đúng cách, đúng liều lượng.
- Nếu dùng thuốc thấy có những dấu hiệu bất thường, tình trạng da bị tổn thương nhiều hơn thì có thể cơ thể đang bị dị ứng, cần dừng lại ngay.
- Bạn cũng nên có lối sống khoa học, lành mạnh để đẩy nhanh quá trình chữa tổ đỉa.
- Chú ý bổ sung nhiều rau xanh, nhiều nước và hạn chế hút thuốc lá, ăn đồ cay để không làm bệnh nặng hơn.
- Chữa tổ đỉa bằng Đông y và thuốc Nam sẽ cần thời gian dài hơn thuốc Tây, bạn cần kiên trì, đừng quá nôn nóng.
- Có thể dùng kem dưỡng ẩm để làm mềm da, tránh da bị khô, đồng thời tạo hàng rào bảo vệ da tốt hơn.
- Bạn cũng đừng quên tắm rửa mỗi ngày, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là những vùng da bị tổ đỉa để tránh nhiễm trùng.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc biết được bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không và chữa như thế nào tốt nhất. Có thể nói, mặc dù bệnh tổ đỉa có thể chữa được nhưng nếu không chú ý trong điều trị thì bệnh có thể tái phát, thậm chí chuyển thành mãn tính. Do đó, bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ, đồng thời có lối sống khoa học, lành mạnh để nhanh chóng đẩy lùi bệnh.