Ung Thư Dạ Dày Có Di Truyền Không?

Chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề ung thư dạ dày có di truyền không. Tuy nhiên nhiều nghi vấn rằng, ung thư dạ dày có thể di truyền với tỷ lệ khoảng 10%. Xét nghiệm chẩn đoán sớm để phát hiện gen di truyền ung thư dạ dày có thể phòng tránh bệnh.

Bệnh ung thư dạ dày có di truyền không?

Ung thư dạ dày xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó bệnh nhân dưới 40 tuổi chiếm khoảng 25% và ngày càng tăng cao.

Có khoảng 20 loại ung thư, tương đương 5 – 10%, được phát hiện có tính di truyền, trong đó có dạ dày. Với bệnh nhân bị ung thư do đột biến gen có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Các đột biến di truyền (đột biến germline, đột biến dòng mầm) làm phát sinh từ tế bào mầm. Sau quá trình phân chia, đột biến này có thể tồn tại trong mọi tế bào trong cơ thể, có khả năng di truyền với xác suất 50%. Còn những đột biến chỉ xảy ra ở một hoặc một số tế bào sau phơi nhiễm, gây ra bệnh lý tại cơ quan đó thì không có tính chất di truyền. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, không phải ai bị ung thư dạ dày cũng đều mang rối loạn đột biến gen.

Bệnh ung thư dạ dày di truyền với tỷ lệ thấp
Bệnh ung thư dạ dày di truyền với tỷ lệ thấp

Tổng kết lại, ung thư dạ dày có thể di truyền cho thế hệ sau với tỷ lệ khoảng 10%. Nghĩa là, cứ 10 trường hợp thì có 1 trường hợp bị ảnh hưởng hoặc có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày do di truyền.

Một số đột biến gen liên quan đến bệnh ung thư dạ dày có thể di truyền bao gồm:

  • Gen APC: Gen nằm trên nhánh dài nhiễm sắc thể số 5, giúp ức chế khối u. Sự mất mát dị hợp trên nhánh dài nhiễm sắc thể số 5 này được phát hiện trong ung thư biểu mô dạ dày. Sự khiếm khuyết gen APC được gọi là hội chứng FAP – hội chứng đa polyp tuyến có tính gia đình.
  • Gen BMPR 1A: Người đột biến gen BMPR type 1A liên quan đến hội chứng Polposis vị thành niên, làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
  • Gen CDH1: Đột biến dòng mầm làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày đến 70 – 80% và ung thư vú.
  • Gen BRCA1, BRCA2: Người mang gen đột biến này có nguy cơ cao mắc ung thư vú và dạ dày.
  • Gen EPCAM: Đây là gen mã hóa kháng nguyên có liên quan đến ung thư biểu mô.
  • Gen STK11: Đột biến gen này gây ra hội chứng Peutz Jeghers làm xuất hiện nhiều khối polyp, u ở đường tiêu hóa.
  • Gen khác: Một số gen khác cũng có mối liên quan đến ung thư dạ dày như MLH1, MSH6, MSH2, PMS2, SMAD4,… Đây được gọi là hội chứng Lynch – ung thư đại trực tràng di truyền không do polyp.

Những nhầm lẫn bệnh ung thư dạ dày liên quan đến di truyền

  • Chung nhóm máu: Người nhóm máu A có tỷ lệ bị ung thư dạ dày cao hơn.
  • Chế độ ăn uống: Gia đình dùng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, lạm dụng bia, rượu, đồ cay nóng, dầu mỡ.
  • Nhiễm HP lây lan: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh, người sống chung gia đình có thể bị lây nhiễm.
  • Hút thuốc và có người hút thuốc: Khói thuốc ảnh hưởng đến cả người hút và người sống cùng, gây bệnh lý về gan, phổi, dạ dày.
  • Căng thẳng trong gia đình: Khi căng thẳng, hormone chống căng thẳng cortisol tiết ra nhiều hơn để điều tiết. Tuy nhiên lại cản trở yếu tố bảo vệ dạ dày, tăng tiết axit dạ dày, dẫn đến trào ngược, viêm loét, tăng nguy cơ ung thư.

Xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày di truyền giai đoạn sớm

  • Bạn có người thân trực hệ mắc ung thư dạ dày hoặc ung thư đường tiêu hóa, gồm bố, mẹ, anh, chị, em ruột.
  • Bạn có nhiều người thân của một bên gia đình mắc cùng một loại ung thư. Hoặc một thành viên trong gia đình mắc nhiều hơn một loại ung thư.
  • Người bị nhiễm khuẩn HP, viêm loét dạ dày mạn tính, viêm trợt hang vị dạ dày. Người có triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đau bụng âm ỉ, đi ngoài phân đen kéo dài không khỏi.
  • Khi trong gia đình có người bị ung thư dạ dày ở độ tuổi trẻ (dưới 40 tuổi) thì người thân nên đi tầm soát hàng năm.

Nhìn chung, các chuyên gia khuyến khích chủ động tầm soát bệnh ung thư sớm khi gia đình có tiền sử bị ung thư dạ dày. Bệnh ung thư phát hiện sớm ở giai đoạn đầu có khả năng điều trị tốt hơn.

Cách giảm nguy cơ ung thư dạ dày liên quan đến di truyền

Ung thư dạ dày không chỉ liên quan đến di truyền mà còn có yếu tố bệnh lý, thói quen sinh hoạt, lối sống. Nhiều trường hợp sinh hoạt, ăn uống không khoa học dẫn đến khởi phát ung thư dạ dày do gen.

Tầm soát ung thư định kỳ để giảm nguy cơ mắc bệnh
Tầm soát ung thư định kỳ để giảm nguy cơ mắc bệnh

Do đó, nếu trong gia đình có người bị ung thư dạ dày, bạn nên chú ý những điều sau:

  • Bạn cần tầm soát ung thư sớm nhất có thể và tầm soát định kỳ hàng năm theo chỉ định.
  • Các thành viên trong gia đình nên có vật dụng cá nhân như bát, đũa, ly, chén, bàn chải, khăn lau mặt,… Đây là cách để hạn chế nguy cơ lây nhiễm HP dạ dày.
  • Luôn rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, giữ vệ sinh nhà cửa, bếp ăn.
  • Hạn chế ăn dưa cải muối chua, cà muối, kim chi, nem chua, thịt xông khói, đồ ăn đóng hộp, bia rượu. Luôn lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, không ăn đồ nấm mốc, hết hạn.

Ung thư dạ dày có thể di truyền nhưng với tỷ lệ rất nhỏ, không quá phổ biến. Do đó, tốt nhất bạn nên tầm soát định kỳ cũng như thực hiện cuộc sống khoa học để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android