Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Trầu

Trị mề đay bằng lá trầu có hiệu quả không?

Trầu không vốn là một loại lá rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Ngoài sử dụng để ăn, nguyên liệu này còn được dùng trong y học để trị nhiều loại bệnh khác nhau. Trong đó, mẹo dân gian chữa mề đay bằng lá trầu được sử dụng khá phổ biến. Vì vậy, rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi trị mề đay bằng lá trầu có thực sự hiệu quả không?.

Theo y học cổ truyền, trầu không có tính ấm, vị cay nồng, mùi hơi hắc. Chúng có công dụng chống ngứa, hành khí, tán hàn, chỉ thống và khu phong. Chính vì thế, người dân thường sử dụng loại lá này để sát khuẩn, giảm ngứa ngáy. Đồng thời cải thiện tình trạng nổi sẩn, viêm đỏ.

Chữa mề đay bằng lá trầu có hiệu quả không là vấn đề được nhiều người quan tâm
Chữa mề đay bằng lá trầu có hiệu quả không là vấn đề được nhiều người quan tâm

Còn theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, lá trầu không có khả năng kháng sinh rất tốt. Bởi loại thảo dược này chứa nhiều hoạt chất có tác dụng diệt virus, kháng khuẩn mạnh. Đặc biệt là ức chế hoạt động của tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus. Từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm da.

Với đặc tính kháng sinh mạnh, lá trầu còn được dùng để đẩy lùi bệnh mụn nhọt, chàm. Hoặc viêm da cơ địa và một số bệnh da liễu thường gặp. Ngoài ra, các thành phần trong thảo dược này còn giúp giảm ngứa, phục hồi da nhanh chóng.

Qua đây có thể thấy, lá trầu không thực sự có khả năng hỗ trợ điều trị mề đay mẩn ngứa. Chúng sẽ giúp người bệnh làm giảm một số triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Đồng thời kích thích quá trình phục hồi da nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bạn thấy tình trạng nổi mề đay kéo dài đi kèm với các biểu hiện nghiêm trọng thì nên điều trị bằng phương pháp Tây y để kiểm soát bệnh tốt nhất.

Top 6 cách chữa mề đay bằng lá trầu không an toàn, hiệu quả nhất

Chữa mề đay bằng lá trầu không là phương pháp được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Cách chuẩn bị, thực hiện thường đơn giản, người bệnh hoàn toàn có thể làm tại nhà.

Sau đây là 6 cách trị mề đay bằng lá trầu hiệu quả, an toàn nhất mà bạn nên áp dụng:

Đắp lá trầu trực tiếp lên da

Mẹo trị mề đay bằng lá trầu đầu tiên mà bạn có thể áp dụng là đắp trực tiếp lên da. Các dưỡng chất trong loại lá này sẽ giảm thiểu nhanh chóng những triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, sưng đỏ, nóng rát. Không chỉ vậy, chúng còn giúp ức chế, loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Đồng thời sát khuẩn, kháng viêm, rút ngắn thời gian điều trị tối đa.

Mẹo dân gian đắp lá trầu lên da sẽ giúp bạn giảm nhanh tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy
Mẹo dân gian đắp lá trầu lên da sẽ giúp bạn giảm nhanh tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy

Cách thực hiện bài thuốc đắp chữa mề đay từ lá trầu này bao gồm những bước sau:

  • Chuẩn bị 10g lá trầu không tươi, ngâm nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Với lá trầu ra để ráo nước, sau đó, giã nhuyễn cùng với 2g muối hạt.
  • Làm sạch vùng da bị mẩn ngứa rồi đắp hỗn hợp vừa chuẩn bị lên.
  • Cố định lá trầu trong khoảng 30 phút rồi vệ sinh lại bằng nước ấm là được.

Mỗi ngày, thực hiện bài thuốc trên từ 1 – 2 lần. Sau khoảng 3 – 5 ngày điều trị, bạn sẽ thấy các triệu chứng biến mất nhanh chóng.

Tắm nước lá trầu không trị bệnh

Một trong những cách chữa mề đay bằng lá trầu hiệu quả là tắm nước dược liệu này. Chúng sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng ngứa ngáy, viêm đỏ, nóng rát do mề đay gây ra.

Hơn nữa, dược tính trong lá trầu không còn có khả năng ức chế vi khuẩn, virus, nấm men. Từ đó ngăn ngừa hiệu quả hiện tượng viêm nhiễm da. Bạn chỉ cần áp dụng mẹo chữa này 1 lần/ngày sẽ thấy các nốt mẩn đỏ dần cải thiện.

Cách thực hiện phương pháp trị bệnh nổi mề đay toàn thân này như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi, ngâm nước muối loãng trong 15 phút rồi vớt ra, để ráo.
  • Sau đó vò nát lá trầu, cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước.
  • Tiếp thao đổ phần nước này ra thau, hòa cùng 1 ít muối và nước mát để tắm hằng ngày.
  • Áp dụng đều đặn từ 3 – 5 ngày sẽ thấy các triệu chứng mề đay, mẩn ngứa giảm đáng kể.

Xông nước lá trầu không

Xông hơi lá trầu không là phương pháp trị liệu tận dụng hơi nóng từ nước lá trầu không để tác động lên da, mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị mề đay:

  • Làm thông thoáng lỗ chân lông: Hơi nước nóng giúp mở rộng lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào thải độc tố, bụi bẩn và bã nhờn tích tụ dưới da, giảm nguy cơ viêm nhiễm và kích ứng da.
  • Kháng khuẩn, kháng viêm: Các hoạt chất trong lá trầu không như chavicol, betel phenol, eugenol có tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, làm dịu các nốt mẩn ngứa và giảm sưng tấy.
  • Giảm ngứa, dịu mát da: Tinh dầu trong lá trầu không có tác dụng làm mát và dịu da, giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do mề đay gây ra.
  • Thư giãn tinh thần: Xông hơi giúp thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng, stress, từ đó tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình điều trị mề đay.

Cách làm chi tiết:

  1. Chuẩn bị:
    • 1 bó lá trầu không tươi (khoảng 20-30 lá)
    • 1 nồi nước lớn (khoảng 2-3 lít)
    • 1 chiếc khăn lớn
  2. Rửa sạch lá trầu không, vò nhẹ cho hơi dập.
  3. Cho lá trầu không vào nồi nước, đun sôi trong khoảng 15-20 phút.
  4. Tắt bếp, để nồi nước đun lá trầu không nguội bớt đến nhiệt độ vừa phải (khoảng 40-50 độ C).
  5. Đặt nồi nước ở nơi kín gió, ngồi trước nồi nước, trùm khăn kín đầu và người, sao cho hơi nước bốc lên bao phủ toàn bộ vùng da bị mề đay.
  6. Tiếp đến bạn hãy ngồi xông hơi trong khoảng 10-15 phút.
  7. Sau khi xông hơi, lau khô người và mặc quần áo thoáng mát.

Lưu ý:

  • Không xông hơi quá lâu hoặc ở nhiệt độ quá cao để tránh bỏng da.
  • Nếu đang đói hoặc no quá không được xông hơi.
  • Nếu bạn có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp cao hoặc đang mang thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi xông hơi.
  • Để tăng hiệu quả xông hơi, bạn có thể kết hợp với các loại thảo dược khác như kinh giới, tía tô, bạc hà…

Chữa mề đay bằng lá trầu không và gừng tươi

Mẹo trị mề đay bằng lá trầu không và gừng tươi cũng được khá nhiều người sử dụng. Bởi hai loại nguyên liệu này đều chứa chất cineol. Chúng có công dụng làm mát, giảm ngứa và diệt trừ các loại vi khuẩn gây hại. Hoạt chất gingerol trong gừng còn có khả năng giảm đau, chống viêm rất tốt.

Kết hợp lá trầu với gừng sẽ giúp người bệnh kiểm soát cơn ngứa, giảm các nốt mẩn đỏ trên da và hạn chế sự viêm nhiễm. Không chỉ vậy, chúng còn hỗ trợ điều trị một số trường hợp mắc bệnh da liễu khác. Cụ thể như viêm da tiếp xúc, bệnh chàm, viêm da cơ địa, vảy nến…

Bài thuốc chữa mề đay bằng gừng tươi và lá trầu được rất phổ biến hiện nay
Bài thuốc chữa mề đay bằng gừng tươi và lá trầu được rất phổ biến hiện nay

Bạn đọc có thể áp dụng mẹo chữa mề đay bằng lá trầu này theo các bước sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu tươi, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn.
  • Rửa sạch gừng tươi sau đó thái mỏng thành từng lát.
  • Cho cả 2 nguyên liệu vào nồi nấu cùng 2 lít nước trong 5 – 10 phút rồi tắt bếp.
  • Đổ nước ra thau, hòa thêm nước mát rồi dùng để tắm 1 lần/ngày là được.

Dùng nước lá trầu bôi ngoài da

Nhắc đến cách dùng lá trầu không chữa bệnh mề đay tốt nhất thì không thể bỏ qua mẹo thoa nước cốt lá trầu lên. Các chất từ loại lá này sẽ làm giảm nhanh cơn ngứa ngáy, cải thiện vùng bị viêm đỏ. Cũng như ức chế hiệu quả các loại vi khuẩn. Mỗi ngày thực hiện vài lần sẽ thấy tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ da dần thuyên giảm.

Để áp dụng mẹo dân gian này, bạn cần làm theo các bước dưới đây:

  • Rửa sạch 3 lá trầu không tươi, ngâm nước muối sát khuẩn.
  • Giã nát lá trầu không lấy nước cốt rồi thoa trực tiếp lên vùng da mẩn đỏ đã được vệ sinh sạch sẽ.
  • Thoa từ 4 – 5 lớp nước lá lên da, đợi 10 phút sau đó rửa lại với nước sạch là được.
  • Mỗi ngày, thực hiện từ 3 – 4 lần, bạn sẽ thấy hiệu quả trị bệnh rõ rệt.

Lưu ý, người có làn da nhạy cảm nên hòa thêm nước lọc với nước cốt lá trầu không để hạn chế nguy cơ bị kích ứng.

Trị mề đay bằng cách uống nước lá trầu không

Chuyên gia Vietmec cho biết, sử dụng nước lá trầu không cũng là cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian tại nhà. Để sử dụng loại nước này, người bệnh cần làm như sau:

  • Rửa sạch 10 – 15 lá trầu không tươi, để ráo nước.
  • Vò nát lá trầu và hãm cùng với nước sôi khoảng 5 – 10 phút như pha chè.
  • Cuối cùng chắt lấy nước lá uống hằng ngày.
Uống nước lá trầu không mỗi ngày sẽ giúp bạn đẩy lùi những triệu chứng bệnh khó chịu
Uống nước lá trầu không mỗi ngày sẽ giúp bạn đẩy lùi những triệu chứng bệnh khó chịu

Phương pháp chữa mề đay bằng lá trầu này có thể gây ra một số phản ứng cho cơ thể. Vì vậy, những người có cơ địa nhạy cảm như phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em… không nên sử dụng.

Chữa mề đay bằng lá trầu không, trà xanh

Trà xanh có khả năng tiêu viêm, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc. Đồng thời hỗ trợ làm dịu nhanh các triệu chứng ngoài da.

Dược tính của lá trà xanh cũng gần tương tự với trầu không. Khi kết hợp hai dược liệu này với nhau, chúng sẽ gia tăng hiệu quả chữa trị mề đay. Hỗ trợ làm giảm nhanh các nốt sẩn ngứa, viêm đỏ, nóng rát và làm dịu da. Bên cạnh đó, các loại vitamin trong trà xanh sẽ giúp bạn làm giảm thâm. Cũng như phục hồi các tế bào bị tổn thương, khô ráp do nổi mề đay gây ra.

Mẹo trị mề đay bằng lá trầu và trà xanh được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị lá trầu không và trà xanh một lượng vừa đủ theo tỉ lệ 1:1. Sau đó đem các nguyên liệu rửa sạch, ngâm nước muối loãng để sát khuẩn.
  • Đun sôi 2 lít nước cùng với các thảo dược trên trong 5 – 10 phút rồi tắt bếp.
  • Đổ nước ra thau để nguội bớt rồi cho thêm nước mát vào tắm hằng ngày. Phẫn bã bạn có thể chà xát nhẹ lên những vùng da nổi mẩn để cải thiện cơn ngứa.

Lưu ý khi chữa mề đay bằng lá trầu tại nhà

Chữa mề đay bằng lá trầu không mang lại hiệu quả tốt, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, nếu áp dụng sai cách có thể khiến da bị kích ứng, giảm hiệu quả chữa trị. Chính vì thế, bạn nên lưu ý một số điều sau khi sử dụng mẹo dân gian trị mề đay này:

Cách trị bệnh bằng lá trầu không chỉ mang lại hiệu quả cho những trường hợp nhẹ
Cách trị bệnh bằng lá trầu không chỉ mang lại hiệu quả cho những trường hợp nhẹ
  • Mẹo chữa bệnh từ lá trầu không chỉ có công dụng hỗ trợ, dùng cho những trường hợp mề đay cấp tính. Nếu mề đay xuất hiện với các triệu chứng nghiêm trọng thì bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
  • Trước khi dùng trầu không chữa bệnh, bạn cần ngâm rửa kỹ lưỡng để loại bỏ bụi bẩn. Việc vệ sinh lá không cẩn thận có thể dẫn tới tình trạng kích ứng, gây bội nhiễm trên da.
  • Không áp dụng mẹo dân gian này cho những đối tượng bị lở loét, xây xước, viêm nhiễm.
  • Người bệnh cần chú ý thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo rộng rãi. Ưu tiên lựa chọn những quần áo có chất liệu mỏng, thoáng mát để tránh ma sát lên da.
  • Các chất trong trầu không ban đầu có thể gây bỏng nhẹ, nhưng chúng sẽ tự biến mất. Nếu bạn thấy tình trạng da bỏng rát, nổi mẩn, ngứa ngáy nhiều thêm thì cần ngưng áp dụng mẹo này ngay và đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
  • Người bệnh cần chủ động tránh xa những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông mèo… Điều này sẽ hạn chế được việc kích ứng da, gây nổi mẩn ngứa mề đay.
  • Trước khi áp dụng mẹo chữa bệnh với lá trầu, bạn nên thử một lượng nhỏ trên da. Sau vài giờ, nếu không thấy phản ứng thì có thể dùng trên diện rộng.
  • Tuyệt đối tránh cào gãi lên da khiến da bị tổn thương nặng hơn.

Bài viết trên đây đã giới thiệu cho bạn top 6 cách chữa mề đay bằng lá trầu cực đơn giản, hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng các mẹo trên với những trường hợp nhẹ, mới mắc bệnh. Nếu da nổi nhiều mẩn đỏ, ngứa ngáy dữ dội thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android