Ăn Gì Để Giảm Độ Mờ Da Gáy?
Độ mờ da gáy cao có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố di truyền, tuổi tác của mẹ, môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ dị tật nhiễm sắc thể, tuy nhiên không thể giúp giảm độ mờ da gáy một cách đáng kể. Để giảm nguy cơ dị tật nhiễm sắc thể, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng và lưu ý một số vấn đề khác.
Thông thường vào tuần thứ 11-14 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ được chỉ định thực hiện đo độ mờ da gáy. Độ mờ quá cao là cảnh báo những dấu hiệu bất thường ở thai nhi. Vì vậy “ăn gì để giảm độ mờ da gáy” là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm, bài viết dưới đây sẽ gợi ý 6 loại thực phẩm tốt cho thai kỳ, giúp thai nhi phát triển tốt, hạn chế tình trạng độ mờ da gáy bất thường.
Mẹ bầu nên ăn gì để giảm độ mờ da gáy của thai nhi?
Nếu thực hiện đo độ mờ da gáy cho kết quả trong khoảng 1.3-2.6mm thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Tuy nhiên, từ 3.5-33mm thì có 21.5% tỷ lệ xảy ra tình trạng bất thường về nhiễm sắc thể. Độ mờ da gáy càng cao thì tỉ lệ bất thường về nhiễm sắc thể càng cao.
Tình trạng này chủ yếu là do độ tuổi mang thai của bà mẹ, do yếu tố di truyền, do tác dụng phụ khi dùng thuốc và môi trường ô nhiễm các chất độc hại. Để ngăn ngừa thai nhi có độ mờ da gáy cao thì cần giải quyết triệt để các nguyên nhân trên. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng trực tiếp để sự khỏe mạnh của thai nhi.
Vậy ăn gì để giảm độ mờ da gáy? Dưới đây là một số loại thực phẩm mẹ bầu nên sử dụng để cân bằng khẩu phần ăn của mình.
Thực phẩm giàu vitamin B6
Với thắc mắc ăn gì để giảm độ mờ da gáy không thể bỏ qua các thực phẩm giàu vitamin B6. Vitamin B6 mặc dù chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Không chỉ hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate, chất đạm và chất béo, vitamin B6 còn tham gia tích cực trong quá trình tổng hợp hemoglobin, hỗ trợ hoạt động bài tiết diễn ra tốt nhất của tuyến thượng thận.
Loại vitamin này giúp giảm các triệu chứng ốm nghén ở mẹ, tác động trực tiếp đến việc phát triển trí não và hệ thần kinh của trẻ. Giúp hỗ trợ làm giảm chỉ số độ mờ da gáy, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Cách tốt nhất để bổ sung vitamin B6 là thông qua nguồn thực phẩm tiêu thụ hằng ngày, bao gồm: khoai tây, cà chua, trứng, chuối, đậu gà,… Lưu ý không lạm dụng viên bổ sung vitamin B6, vì nếu sử dụng quá liều có thể gây mất an toàn cho cả mẹ và bé. Vì vậy hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vitamin B6 tổng hợp.
Các loại thịt
Thịt là nguồn cung cấp protein, canxi, sắt và nhiều vitamin, khoáng chất khác cho cơ thể. Giúp cơ thể mẹ được cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn, ngăn ngừa tình trạng sinh non và thiếu máu ở mẹ bầu.
Một số loại thịt bổ dưỡng phù hợp với phụ nữ mang thai là: thịt bò đỏ, thịt lợn sạch, thịt gà,… Khi chế biến nên lưu ý tránh làm hao hụt chất dinh dưỡng. Mẹ bầu nên ăn thịt với khối lượng phù hợp, tuyệt đối không ăn thịt tái sống để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Sữa và chế phẩm từ sữa
Trong thời kỳ mang thai, người mẹ bạn cần tiêu thụ thêm lượng protein và canxi rất lớn, không chỉ để đảm bảo sức khỏe của mẹ mà còn để củng cố sự phát triển của thai nhi. Nếu chế độ ăn thiếu canxi có thể dẫn đến nguy cơ loãng xương (xương giòn) sau này.
Nguồn cung cấp canxi và protein đơn giản và đầy đủ nhất là sữa và các chế phẩm làm từ sữa. Nếu bạn mắc chứng không dung nạp lactose, thì có thể lựa chọn sữa chua Hy Lạp để thay thế. Lưu ý không sử dụng sữa tiệt trùng và các chế phẩm làm từ sữa chưa tiệt trùng trong thời kỳ mang thai.
Dầu gan cá
Dầu gan cá là nguồn cung cấp omega-3, vitamin A và vitamin D dồi dào, rất cần cho sự phát triển trí não và xương của thai nhi. Ngoài ra, bạn có thể ăn trực tiếp các loại cá giàu omega-3 và có hàm lượng thủy ngân thấp như: cá hồi, cá mòi, cá trích… cũng rất tốt.
Chất xơ
Chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, giúp mẹ bầu giải quyết và hạn chế tình trạng táo bón trong thai kỳ. Hơn nữa bổ sung chất xơ cũng giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng hiệu quả, giảm thiểu tỷ lệ mắc tiểu đường và các vấn đề liên quan đến tim mạch. Giúp thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất, không gặp các vấn đề bất thường về sức khỏe.
Để bổ sung chất xơ hiệu quả, mẹ nên tăng cường rau và trái cây trong chế độ ăn, đảm bảo bổ sung ít nhất 3 khẩu phần rau và 2 khẩu phần trái cây mỗi ngày. Nên ưu tiên các loại rau sạch, lá tươi, có màu xanh đậm và trái cây giàu vitamin, ăn được cả vỏ lẫn ruột. Ngoài ra, nên dùng thêm các loại hạt và ngũ cốc bổ dưỡng để làm đồ ăn vặt, vừa bổ sung chất xơ vừa tốt cho sức khỏe.
Hoa quả tươi
Với thắc mắc ăn gì để giảm độ mờ da gáy không thể bỏ qua hoa quả tươi. Các loại hoa quả thường có hàm lượng calo thấp, chứa nhiều nước, chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Công dụng chính là tăng cường đề kháng để cơ thể mẹ khỏe mạnh hơn, đồng thời phòng ngừa táo bón, giúp mẹ kiểm soát cân nặng tốt nhất.
Đặc biệt hơn, trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp tăng cường sức đề kháng để cơ thể mẹ khỏe mạnh hơn. Mẹ có thể ăn kèm trái cây với sữa chua, chế biến thành nhiều món khác nhau để làm tăng hương vị, tránh cảm giác chán ăn.
Lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh, làm giảm độ mờ da gáy
Nguyên nhân chính khiến độ mờ da gáy cao do các yếu tố về di truyền và những tác động khách quan khác. Vì vậy rất khó để làm giảm độ mờ da gáy bằng các loại thực phẩm. Chế độ ăn gợi ý như trên chỉ có tác dụng tăng cường sức khỏe tổng thể cho mẹ và bé, hạn chế các bất thường liên quan đến độ mờ da gáy.
Để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh, mẹ nên lưu ý thêm một số điều sau:
- Thời điểm mang thai tốt nhất là từ 20-34 tuổi: Độ tuổi này, cơ thể phụ nữ đã phát triển hoàn thiện, khả năng thụ thai cao, sức khỏe tốt, ít nguy cơ mắc các bệnh lý thai kỳ.
- Phụ nữ mang thai nên hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại, thực hiện sàng lọc trước khi mang thai: Môi trường độc hại, hóa chất có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Sàng lọc trước khi mang thai giúp phát hiện sớm các vấn đề về gen và di truyền, hạn chế tối đa nguy cơ dị tật thai nhi.
- Mẹ tuyệt đối không ăn kiêng khi mang thai: Ăn kiêng tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến cơ thể mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai, ảnh hưởng đến thai nhi, khiến trẻ phát triển không được bình thường.
- Hạn chế sử dụng các hóa chất làm đẹp: Thành phần hóa học trong sơn móng tay và các loại mỹ phẩm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trí thông minh và não bộ của thai nhi.
- Không xông hơi và massage: Xông hơi và massage có thể gây sai lệch vị trí bào thai và dị tật ở thai nhi.
- Hãy tránh xa nhóm thực phẩm không tốt cho mẹ bầu: Nhóm thực phẩm này có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria gây sẩy thai, thai chết lưu, sinh non rất nguy hiểm. Ngoài ra, nhóm thực phẩm có tính hàn cũng có thể gây co thắt tử cung, làm động thai, thậm chí có thể gây sảy thai.
- Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích: Rượu bia và các chất kích thích có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, khiến thai bị dị tật.
- Hạn chế vận động mạnh trong những tháng đầu thai kỳ: Tỷ lệ sẩy thai rất cao trong những tháng đầu thai kỳ nên mẹ cần hạn chế vận động mạnh.
- Nên khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ: Khám thai định kỳ giúp kiểm soát quá trình phát triển của trẻ, hạn chế các nguy cơ liên quan, đặc biệt là sớm phát hiện các biểu hiện bất thường để nhanh chóng giải quyết.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “ăn gì để giảm độ mờ da gáy”. Yếu tố dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của mẹ và giúp thai nhi phát triển toàn diện. Tuy nhiên, để giảm độ mờ da gáy ở thai nhi thì bạn nên đi gặp bác sĩ để có phương pháp xử lý tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!