Ăn gì nhiều Kali?
Các thực phẩm giàu Kali có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là với những người bị cao huyết áp, sỏi thận, loãng xương. Dưới đây là danh sách 5 thực phẩm giàu Kali nhất mà bạn nên bổ sung thường xuyên: chuối, nước dừa, cá hồi, ngao, đậu nành.
Các bệnh nhân cao huyết áp, sỏi thận, loãng xương vẫn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh, không để bệnh ảnh hưởng tới cuộc sống nếu họ thực hiện tốt chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Với những người này, bác sĩ khuyên rằng họ nên ăn ít Natri và bổ sung nhiều thực phẩm có chứa Kali. Vậy ăn gì nhiều Kali? Dưới đây là top 5 thực phẩm giàu Kali nhất mà bạn có thể tham khảo bổ sung.
Ăn gì nhiều Kali?
Các thực phẩm giàu Kali có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể người, đặc biệt là với những người bị cao huyết áp, loãng xương, sỏi thận. Vậy nên ăn gì nhiều Kali vẫn là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Người dùng có thể bổ sung các thực phẩm giàu Kali từ nhiều nguồn khác nhau như: Thức uống bổ sung, thực phẩm chức năng hay thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày,…
Dưới đây là danh sách các thực phẩm có chứa nhiều Kali mà bạn nên lên thực đơn thường xuyên. Cụ thể:
Trái cây và rau củ quả
Trong các loại hoa quả, trái cây có chứa hàm lượng Kali lớn nhất chính là chuối chín. Chúng chứa khoảng 478 mg Kali trong 1 quả chuối. Bên cạnh đó, nhiều trái cây tươi khác như dưa hấu, cam, bơ, dưa lê, bưởi, hoa quả sấy như nho khô, mận, nước ép, sinh tố trái cây đều là những loại thực phẩm có lợi cho những bệnh nhân cao huyết áp.
Ngoài ra, một trong những nguồn cung cấp chất xơ và Kali dồi dào khác mà ai cũng đều có thể sử dụng chính là các loại rau lá xanh. Cụ thể phải kể tới là bông cải xanh, rau chân vịt, măng tây,… Những loại củ quả tươi như: Cà tím, dưa chuột (dưa leo), củ cải, cà chua, bí ngô, các loại khoai,… Thậm chí, nước ép từ lá cần tây cũng trở thành thức uống bổ sung Kali không thể bỏ qua. Những món ăn được chế biến từ rau củ rất đa dạng, từ chay cho tới mặn đều có đủ nên các bạn có thể dễ dàng lên thực đơn hàng ngày mà không cảm thấy chán ngán.
Một loại trái cây khác cũng rất được ưa chuộng ở nước ta chính là nước dừa. Một cốc dừa chứa khoảng 600mg kali. Nước dừa tươi có chứa nhiều đường hay calo. Chúng không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể sử dụng trong các trường hợp bị mất nước.
Các loại hải sản
Có không ít loại hải sản có chứa hàm lượng natri và kali lớn như: Cá ngừ, ngao, cá bơn, cá hồi, cá tuyết,… Cứ khoảng 100g ngao sẽ chứa khoảng 534 mg Kali, có 487 mg Kali/29g cá hồi và với lượng này ở cá ngừ đóng hộp là 365 mg/hộp.
Ngoài ra, trong các loại cá này còn có chứa lượng omega 3 – đây là một chất béo lành mạnh rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Đồng thời giúp giảm nhanh các triệu chứng của cao huyết áp.
Các loại đậu đỗ
Ăn gì nhiều Kali? Để cung cấp đủ Kali cho các hoạt động của cơ thể, các loại đỗ cũng được xem là một trong những lựa chọn hợp lý. Có rất nhiều loại đậu thích hợp với những người cần bổ sung Kali như: Đậu nành, đậu đen, đậu lăng, đậu hà lan, đậu ngựa lima hay đậu cúc pinto,… Với một cốc đậu sẽ chứa khoảng 354mg Kali. Bên cạnh đó chúng còn có chứa các chất giúp hạ cholesterol, chống oxy hóa và ngăn ngừa, phòng chống ung thư cực kỳ hiệu quả.
Sản phẩm từ sữa
Sữa cùng các chế phẩm từ sữa là một nguồn thực phẩm bổ sung dồi dào lượng Kali bị thiếu hụt trong cơ thể. Người dùng chỉ cần sử dụng một hộp sữa chua thông thường cũng có thể bổ sung tới 573 mg Kali. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã đáp ứng khoảng 12% nhu cầu tiêu thụ năng lượng của cơ thể mỗi ngày.
Với những người bệnh bị cao huyết áp, các bạn nên sử dụng những thực phẩm được chế biến từ sữa không đường hoặc có chứa ít đường. Do đường cũng chính là một trong số ít nguyên nhân làm ảnh hưởng tới vấn đề tim mạch, khiến bệnh tình của bạn chuyển biến xấu hơn nên cần lưu ý.
Một số loại thực phẩm khác
Bên cạnh những nhóm thực phẩm nêu trên, người dùng có thể tìm tới một số loại thực phẩm giàu Kali khác như:
- Những loại muối làm mặn thay thế muối Natri giúp hạ huyết áp rất tốt.
- Gạo dại, gạo lứt, bánh mì (những loại ngũ cốc nguyên cám).
- Socola đen, vì chúng có chứa tới 70% dưỡng chất giúp hỗ trợ giảm huyết áp hiệu quả.
Khi nào cần bổ sung các thực phẩm có chứa Kali?
Cũng bởi Kali đóng vai trò quan trọng trong việc phóng thích năng lượng từ chất béo, chất đạm và tinh bột trong suốt quá trình chuyển hóa. Đã có rất nhiều dữ liệu chứng minh rằng một chế độ ăn cung cấp Kali nhiều hơn 4.000mg Kali một ngày có khả năng làm giảm nguy cơ bị đột quỵ, cao huyết áp, sỏi thận và loãng xương.
Chỉ cần thiếu hụt một lượng Kali cần thiết mỗi ngày thì ngay lập tức cơ thể sẽ gặp những vấn đề bất ổn, thiếu sức sống để làm việc, hoạt động. Các dấu hiệu thiếu Kali sau đây sẽ giúp bạn nhận biết nhanh chóng và bổ sung kịp thời để cân bằng sức khỏe. Cụ thể:
- Mệt mỏi, yếu cơ, co thắt, chuột rút, đặc biệt là ở bắp chân
- Tê liệt chân tay, khó thở, thở chậm
- Tim đập nhanh, nhịp tim không ổn định
- Đầy hơi, đau bụng, táo bón, thậm chí là tê liệt đường ruột
- Tiểu tiện nhiều, mất nước
- Tê ngứa ở chân, tay
- Hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu
Các triệu chứng này thường xuất hiện khi lượng Kali trong máu giảm xuống dưới 3,5 mmol/L. Nếu không được điều trị kịp thời, thiếu hụt Kali có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Vậy nên khi nhận thấy những dấu hiệu kể trên thì các bạn cần bổ sung ngay lượng Kali cần thiết bằng những thực phẩm xung quanh. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Đồng thời giúp hạn chế tối đa nguy cơ đột quỵ, giảm biến chứng của bệnh sỏi thận, huyết áp cao.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!