Người Bình Thường Ăn Yến Nhiều Có Tốt Không?
Yến sào là một loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng khác nhau tốt cho sức khỏe. Điều này khiến nhiều người tự hỏi liệu ăn yến nhiều có tốt không? Theo các chuyên gia sức khỏe, dùng yến sào quá mức có thể làm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, dễ gây loãng xương và ảnh hưởng chức năng thận, tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, thaafnh kinh trí não. Do đó, tùy vào từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe mà người dùng có sự cân đối phù hợp.
Yến sào là một loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng khác nhau tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cũng vì vậy mà nhiều người thường có suy nghĩ là nên ăn thật nhiều loại sản phẩm này để tăng tốc độ hiệu quả và công dụng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp cho câu hỏi: Ăn nhiều tổ yến sào có tốt không?
Người bình thường ăn yến nhiều có tốt không?
Để tìm hiểu xem liệu “ăn yến nhiều có tốt hay không?“, trước hết chúng ta cần biết về những hợp chất có trong tổ yến.
Theo các chuyên gia, 42.8 – 54.9% thành phần chính của tổ yến là Protein cùng nhiều nhóm acid amin cần thiết khó thay thế như: Phenylalanin, Cystine, Tyrosine,… Ngoài ra, trong yến sào còn có hàm lượng dồi dào các vitamin nhóm B, C, E, PP và các muối khoáng Natri, Photpho, Sắt và nhiều nguyên tố vi lượng khác tốt cho sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu y học hiện đại đã cho thấy yến sào là loại thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều công dụng như: Bổ trợ hoạt động của phổi, bảo vệ hệ hô hấp, kích thích ăn ngon, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa, tăng sinh và nâng cao hoạt động của các tế bào của hệ miễn dịch, chống lão hóa, làm đẹp da,…
Còn theo Đông Y, tổ yến là dược phẩm thiên nhiên có lành tính, vị ngọt, có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, ích khí, cường dương, bổ trung và tốt cho nhiều cơ quan trong cơ thể. Sử dụng yến sào lâu ngày, cơ thể sẽ được cải thiện rõ rệt: Thể lực tăng, da đẹp hơn, ăn ngon hơn, ngủ sâu hơn,…
Với nhiều hợp chất dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời như vậy, nhiều người thường có suy nghĩ nên ăn thật nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng cao như tổ yến để tăng cường lợi ích chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, về vấn đề “ăn yến nhiều có tốt không”, câu trả lời là KHÔNG. Quan niệm ăn thật nhiều đồ bổ như tổ yến thực sự là một suy nghĩ sai lầm. Kinh nghiệm của ông cha ta từ xưa vẫn thường nói: “Bổ quá hóa độc”. Theo y học hiện đại, việc bổ sung quá nhiều dưỡng chất vào cơ thể trong quãng thời gian ngắn, vượt qua khả năng hấp thụ của hệ tiêu hóa sẽ đem lại những tác hại khôn lường
Nếu sử dụng yến sào quá nhiều, vượt quá mức hợp lý sẽ mang đến những tác hại cụ thể như sau:
- Ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học: Yến sào có vị ngọt, tính hàn và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau nên việc sử dụng nhiều trong ngày, đặc biệt là ngay trước khi ăn sẽ có thể gây ra chứng đầy bụng, nhanh no và khiến bạn không muốn ăn bữa chính. Ngoài ra, nếu sử dụng quá nhiều ngày trước khi ngủ có thể gây chướng bụng, lạnh bụng, đặc biệt là người có hệ tiêu hóa kém, nữ giới, từ đó gây khó ngủ. Điều này làm rối loạn đồng hồ sinh học bình thường của cơ thể và hại sức khỏe, giảm tinh thần.
- Bổ sung quá nhiều Protein: Thực tế trung bình một ngày một nam giới khỏe mạnh cần hấp thụ khoảng 56g Protein, trong khi một phụ nữ sẽ cần khoảng 46g Protein. Nếu bổ sung Protein vượt qua con số này sẽ đem có thể làm mất nước, tăng cân nhanh, tăng cao nguy cơ gây loãng xương và các bệnh về thận,…
- Bổ sung quá nhiều nguyên tố vi lượng: Các nguyên tố vi lượng và muối khoáng rất cần thiết cho cơ thể, tham gia nhiều quá trình trao đổi chất và tạo enzym, máu,… Tuy nhiên, nhu cầu của cơ thể đổi với những vi khoáng này là rất nhỏ, khi vượt quá sẽ trở thành chất độc gây hại các hệ cơ quan trong cơ thể.
- Bổ sung quá nhiều axit amin: Trong quá trình phát triển và hoàn thiện cơ thể con người, các axit amin cũng là những chất không thể thiếu mà bạn cần bổ sung cho cơ thể qua chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều có thể gây nên những căn bệnh nguy hiểm như: Thừa Leucine gây một số bệnh về da, thừa Phenylalanine gây độc cho não, thừa Methionine làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer,…
- Gây thừa chất và hại dạ dày, gan, thận: Nạp liên tục các dưỡng chất vào cơ thể khi hệ tiêu hóa không thể hấp thụ hết, dạ dày và đường ruột làm việc quá sức sẽ gây hại đường ruột, từ đó dẫn tới tình trạng khó tiêu, nôn mửa, táo bón,… Ngoài ra, nhiều muối và vi khoáng tích tụ gây sỏi thận, suy thận và khiến gan làm việc quá tải để đào thải chúng ra ngoài cơ thể.
Như vậy, mặc dù yến sào là loại “thực phẩm vàng” đem lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho cơ thể người dùng nhưng việc ăn quá nhiều tổ yến lại không khiến sức khỏe tốt hơn mà tăng cao các nguy cơ bệnh tật và các hậu quả khôn lường khác. Do đó, người bình thường nên ăn yến sào, nhưng không nên ăn quá nhiều mà cần sử dụng một liều lượng hợp lý.
Ăn tổ yến bao nhiêu là đủ? Sử dụng thời điểm nào và kéo dài bao lâu?
Như vậy chúng ta đã giải đáp cho câu hỏi: “Ăn yến nhiều có tốt không?“. Tuy nhiên, một vấn đề khác được quan tâm là: Vậy ăn tổ yến bao nhiêu là đủ? Nến sử dụng như thế nào để đảm bảo hiệu quả tốt cho sức khỏe.
Để đem lại hiệu quả tốt nhất, an toàn nhất khi sử dụng tổ yến, các bạn nên ăn yến sào theo liều lượng nhất định, sử dụng thời điểm khi đói và có liệu trình phù hợp.
Liều dùng tổ yến tham khảo theo độ tuổi
Tùy vào cơ địa và thể chất của đối tượng sử dụng ở mỗi độ tuổi khác nhau mà liều lượng nên ăn tổ yến khác nhau:
- Trẻ dưới 7 tháng tuổi: Không nên cho bé ở giai đoạn này ăn tổ yến, vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hết và chưa hoạt động ổn định.
- Trẻ từ 7 tháng đến 4 tuổi: Các bậc phụ huynh nên cho bé dùng từ 1 – 2g tổ yến/lần và chỉ sử dụng khoảng 2 lần/tuần là đủ.
- Trẻ em từ 4 tuổi trở lên: Bố mẹ cho thể cho trẻ dùng từ 2 – 3g tổ yến/lần, 1 tuần chỉ nên sử dụng khoảng 2 – 3 lần và cách.
- Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng, mới sinh và đang ở cữ: Không nên sử dụng yến sào.
- Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 3 trở lên, sau sinh ít nhất 1 tháng và đang cho con bú: Có thể sử dụng từ 2 – 3g yến sào/lần, khoảng 2 – 3 lần/lần và cách ngày.
- Người già, người bệnh, người ốm yếu: Dùng theo chỉ dẫn bác sĩ hoặc từ 3 – 4g yến sào/lần, mỗi tuần có thể sử dụng từ 3 – 4 lần.
- Người làm việc nặng nhọc, căng thẳng thần kinh: Có thể tăng liều lên 5 – 7g tổ yến/lần, mỗi tuần sử dụng từ 3 – 4 lần.
Thời điểm tối ưu trong này để dùng yến
Bên cạnh đó, thời điểm ăn tổ yến cũng rất quan trọng để giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất trong tổ yến một cách tối đa, hạn chế sự tích tụ dư thừa. Một số thời điểm tối ưu để ăn tổ yến trong ngày là:
- Buổi sáng, sau khi ngủ dậy: Lúc này, bụng còn rỗng, ăn yến sào sẽ rất dễ hấp thụ dưỡng chất và đủ năng lượng để hoạt động trong ngày.
- Buổi tối, trước khi đi ngủ: Nên ăn tổ yến trước khi đi ngủ vào buổi tối khoảng 1 tiếng, không nên ăn quá xa hoặc quá gần lúc đi ngủ. Lúc này sẽ giúp dưỡng chất hấp thụ tốt để cung cấp năng lượng hỗ trợ các hoạt động thanh độc trong cơ thể, đồng thời giúp ngủ ngon hơn mà không gây khó tiêu, chướng và lạnh bùng.
- Thời điểm giữa 2 bữa ăn trong ngày: Khoảng 10h sáng hoặc 4h chiều là bạn đã trải qua 1 thời gian làm việc, cơ thể đã tiêu hao nhiều năng lượng và bắt đầu mệt mỏi. Ăn yến sào lúc này sẽ giúp bổ sung năng lượng và việc hấp thụ dưỡng chất cũng tốt hơn.
Một số lưu ý khác khi sử dụng tổ yến
Dưới đây là một số lưu ý khi chế biến và ăn yến để đạt hiệu quả tốt nhất, an toàn cho sức khỏe:
- Nên ăn tổ yến đều đặn và duy trì để đạt hiệu quả tốt. Không nên ăn tổ yến một cách tùy hứng, lúc ăn tổ yến quá nhiều, lúc lại bỏ quá nhiều ngày rồi mới ăn lại. Việc sử dụng yến sào đều đặn còn giúp cơ thể làm quen dần và tăng khả năng hấp thụ, cơ thể sẽ được bồi bổ từ từ để khỏe mạnh lên theo mỗi ngày.
- Duy trì dùng yến trong khoảng 2 – 3 tháng rồi nghỉ ít nhất 1 tháng rồi lại sử dụng tiếp. Việc ngày giúp tránh tình trạng các dưỡng chất tích tụ quá nhiều, đồng thời hỗ trợ nâng cao hoạt động tự tổng hợp, thảo độc của cơ thể.
- Việc chọn phương pháp dùng yến sào, chế biến và bảo quản cũng cần “đúng chuẩn” để đảm bảo hiệu quả hấp thụ và hạn chế sự mất chất của tổ yến. Cách chế biến đơn giản và bảo toàn tối đa dưỡng chất của yến sào là chưng cách thủy. Ngoài ra, khi chế biến bằng cách khác, bạn không nên đun quá lâu hoặc mở nắp quá thường xuyên. Đối với yến sào, mối loại và chế phẩm sẽ có cách bảo quản riêng.
- Một lưu ý quan trọng khác là tìm và lựa chọn những địa chỉ cung cấp yến sào uy tín, đảm bảo nguyên chất, không các chất gây hại cho sức khỏe và có đầy đủ giấy kiểm định chất lượng sản phẩm, xuất xứ rõ ràng.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi muốn chia sẻ để giải đáp thắc mắc “ăn yến nhiều có tốt không?” mà nhiều người thường đặt ra. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn đã biết cách ăn yến với liều lượng hợp lý, sử dụng đúng cách để tránh gây ra các tác dụng phụ không đáng có.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!