Bà Bầu Được Ăn Mực Không?
Mực là loại hải sản có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Với giá trị dinh dưỡng cao, ít thủy ngân nên mẹ bầu có thể ăn mực khi đang mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo, mỗi tuần bà bầu không nên ăn quá 15g mực ống.
Trong giai đoạn mang thai mẹ bầu cần phải chú ý đến chế độ ăn uống để thai nhi được phát triển an toàn và phát triển khỏe mạnh. Đương nhiên, việc nên ăn gì và kiêng gì cũng là điều mà các mẹ phải luôn ghi nhớ trong đầu, kể cả khi đó là món ăn ưa thích. Theo đó, nhiều người lo lắng không biết bà bầu được ăn mực không và ăn như thế nào để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp các thai phụ tìm lời giải đáp hợp lý và chính xác nhất.
Bà bầu ăn mực được không?
Phần lớn các loại hải sản đều có chứa thủy ngân, đây là một trong số những chất dễ làm tăng nguy cơ gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà nhiều mẹ bầu băn khoăn lo lắng khi chọn mực làm thực phẩm ăn uống trong thai kỳ.
Để trả lời câu hỏi bà bầu có ăn mực được không thì chúng ta phải hiểu rõ thành phần dinh dưỡng và công dụng của mực với sức khỏe con người. Theo nghiên cứu, giá trị dinh dưỡng có trong mỗi 100g mực ống sẽ cung cấp các dưỡng chất như:
- Đồng (1,8mg).
- Selen (44mcg).
- Protein (15g).
- Phốt pho (213mg).
- Vitamin B2 (0,389mg).
- Vitamin B12 (1,05mcg).
- Kẽm (1.48mg).
- Vitamin C (3,6mg).
- Sắt (0,86 mg).
Qua danh sách thành phần dưỡng chất này, chúng ta thấy được rằng mực là loại hải sản có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Với giá trị dinh dưỡng cao, ít thủy ngân nên mẹ bầu có thể ăn mực khi đang mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo, mỗi tuần bà bầu không nên ăn quá 15g mực ống.
Hơn nữa, mực có chứa nhiều protein cũng như các khoáng chất dinh dưỡng có lợi cho bà bầu và thai nhi. Một số công dụng của mực với bà bầu có thể đề cập tới như sau:
Giảm tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu
Với hàm lượng sắt cao, mực sẽ giúp tăng cường khả năng hình thành cũng như tái tạo máu hiệu quả. Kẽm giúp hỗ trợ làm tăng khả năng hấp thụ sắt tốt hơn cũng như giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng thiếu máu.
Bên cạnh đó, việc ăn mực khi mang thai còn giúp tăng lượng máu chảy qua tử cung. Điều này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Giảm căng thẳng stress trong quá trình mang thai
Khi mang thai, các thay đổi hormone dễ khiến tâm lý của thai phụ bị căng thẳng, dễ gây đau đầu, đau nửa đầu. Trong mực có chứa nhiều vitamin B2 nên khi dung nạp vào cơ thể sẽ giúp mẹ bầu làm giảm nhanh căng thẳng, mệt mỏi.
Tăng miễn dịch
Chúng ta đều biết, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Khi mẹ bầu ăn mực không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch ở mẹ mà còn hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch ở thai nhi tốt hơn.
Giảm nguy cơ sinh non
Ăn mực khi mang thai với lượng vừa đủ còn giúp mẹ bầu tránh được nguy cơ sinh con non. Ngoài ra, chúng cũng hạn chế tối đa trường hợp xảy ra dị tật ở thai nhi. Với hàm lượng photpho, selen, đồng, vitamin B có trong mực sẽ hỗ trợ phát triển mô, hệ xương cũng như hệ thần kinh của thai nhi. Acid béo omega-3, kẽm đóng vai trò tạo ra các enzyme và insulin rất tốt cho trí não của bé.
Hướng dẫn cách ăn mực đảm bảo an toàn cho mẹ bầu
Để giải đáp câu hỏi bà bầu được ăn mực không, các bạn cần tham khảo chi tiết các thông tin phía trên cũng như xem thêm cách hướng dẫn ăn mực đảm bảo an toàn sau đây. Theo đó, mực chỉ an toàn cho phụ nữ đang có thai khi nguyên liệu được đánh bắt trên vùng biển không bị ô nhiễm. Mực phải còn tươi hoặc còn tươi khi đông lạnh, được nấu chín hoàn toàn.
Trường hợp mực đáp ứng được những yêu cầu này thì mẹ bầu có thể ăn ở bất cứ giai đoạn này của thai kỳ, kể cả 3 tháng đầu. Song bạn tuyệt đối không được ăn mực sống bởi nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Khi chọn mực sống, bạn sẽ thấy những hoa văn trên mực thay đổi màu liên tục, do khi mực thở sẽ làm thay đổi hoa văn, còn mực chết thì khó thấy được hoa văn này. Phần màu nâu ở mực tươi sẽ nâu đậm chứ không nhợt nhạt. Phần màu trắng sẽ đục như sữa có có độ sáng bóng.
Khi chọn mực, các bạn cần dùng tay ấn vào thân mực, mực tươi sẽ có phần thịt săn chắc và độ đàn hồi cao, ấn vào rồi thả tay ra mực sẽ trở lại trạng thái ban đầu. Còn mực đã để lâu sẽ bị nhão, độ đàn hồi không cao.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể quan sát mực để đánh giá chất lượng tươi hay không. Mực tươi trong và sáng, khách hàng sẽ thấy rõ con ngươi bên trong và ngược lại, mực chết sẽ có màu đục và mờ.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị dị ứng với mực thì cần tránh xa thực phẩm này trong khi mang thai để đảm bảo an toàn.
Các món ngon được chế biến từ mực dành cho mẹ bầu
Có rất nhiều món ngon được chế biến từ mực mà mẹ bầu có thể tham khảo sử dụng, cụ thể như:
- Mực chiên giòn: Phụ nữ mang thai có thể ăn mực chiên giòn – mực chiên bột một cách an toàn. Bởi mực chiên giòn đã được làm chín và có chứa nhiều protein nạc tốt cho sức khỏe. Khi kết hợp với bột hoặc nước chấm thì món ăn này có thể thêm calo và chất béo cho mẹ. Lưu ý, để món mực chiên an toàn, các bạn chỉ nên chiên ngập dầu trong khoảng thời gian vừa phải. Bởi nếu thành phần nước chấm có trứng thì trứng phải được tiệt trùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ của bà bầu.
- Mực nướng: Các bạn có thể lót một lớp cá rồi đặt mực lên nướng để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều mực theo cách chế biến này vì chúng có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
- Mực hấp đặc biệt tốt cho mẹ bầu: Phương pháp hấp chín mực sẽ giúp bảo toàn nguyên vẹn chất dinh dưỡng. Các bạn có thể ăn mực hấp kèm với salad xanh.
Những lưu ý cần biết khi bà bầu ăn mực
Tương tự như mực tươi, mực khô cũng có chứa rất nhiều dưỡng chất và phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng. Tuy nhiên, khi ăn mực khô mẹ bầu cần lưu ý một số điều như sau:
Lựa chọn mực khô ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn
Đầu tiên, các bạn phải quan sát và chọn những con mực dày thịt để khi chế biến được ngon hơn. Cụ thể:
- Mực khô ngon là loại mực không có lớp phấn trắng phủ bên ngoài dày, màu hồng phấn thay vì màu thâm sẫm.
- Trên lưng mực có các đốm chấm đen đều nhau là mực ngon.
- Để đảm bảo độ dinh dưỡng thì bạn nên dùng tay để cảm nhận, mực khô tốt khi sờ phải khô ráo và không dính nhớp.
- Phần thân, râu mực dính chắc vào với nhau, mực phải còn đầy đủ râu chứ không bị đứt hay thiếu hụt.
Không nướng mực cháy khét
Chỉ nên nướng mực khi vừa chín tới, không nên nướng quá cháy vì sẽ làm lượng protein có trong mực bị biến đổi, phân hủy cấu trúc ban đầu. Không những thế, việc nướng cháy tạo ra loại protein mới độc cho cơ thể của cả mẹ và thai nhi. Do đó, khi nướng các bạn cần cẩn thận và nên dùng cách nướng bằng than hoa hoặc cồn y tế để cho ra món ăn thơm ngon, bổ dưỡng hơn.
Trường hợp nướng than hoa, trong quá trình nướng bạn cần phải trở mực liên tục. Khi thấy mực đã cong thân có nghĩa là chúng đã chín. Nếu nướng với cồn, bạn chỉ cần đổ một lượng cồn vừa phải rồi thả mực vào để nướng, khi lửa cháy hết thì bạn mới có thể sử dụng. Nếu còn cồn bám trên mực ăn vào cũng không tốt cho sức khỏe thai phụ.
Không ăn quá nhiều mực khô
Bầu ăn được mực không? Câu trả lời là có nhưng ăn nhiều quá thực sự không tốt. Vì chúng cung cấp một lúc quá nhiều chất, trong một thời gian dài sẽ làm cơ thể dư thừa và không tự sản sinh được chất này. Từ đó gây rối loạn hệ thống chuyển hóa, với mực khô cũng tương tự.
Bên cạnh đồ ăn hải sản biển thường có chứa một lượng nhỏ thủy nhân, không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ không nên ăn hải sản hoặc chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần.
Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp cho câu hỏi bà bầu ăn được mực không. Việc ăn mực với một liều lượng hợp lý sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe tốt, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bạn cần xem xét kỹ lưỡng các kiến thức đã được chia sẻ trong bài viết để có được chế độ ăn uống, chế biến món ăn hợp lý để giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!