Bầu Ăn Măng Được Không? Nên Chế Biến Như Thế Nào?
Phụ nữ mang thai có thể ăn được măng, vì măng cung cấp nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Nhưng cũng không nên ăn nhiều, bởi măng có lượng chất xơ cao, ngoài ra còn chứa chất glucozit có thể gây hại nếu tích tụ lượng lớn trong cơ thể. Bên cạnh đó, còn tùy thời điểm mang thai của mẹ bầu để có sự sử dụng cho phù hợp.
Giai đoạn mang thai có khá nhiều loại rau củ cần kiêng để tránh gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Do vậy, cũng có nhiều người thắc mắc rằng mang bầu ăn măng được không? Có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của thai nhi không? Sau đây sẽ là những thông tin giải đáp chi tiết tới bạn đọc.
Bầu ăn măng được không?
Măng là thực phẩm phổ biến với nhiều món ăn ngon hấp dẫn, đa dạng cách chế biến. Tuy nhiên nhiều người lo ngại ăn măng sẽ gây hại cho sức khỏe trong giai đoạn mang thai. Để biết măng có thể sử dụng cho mẹ bầu hay không, cần nhìn vào bảng thành phần chi tiết.
Bảng thành phần dinh dưỡng trong mỗi 100g măng:
Thành phần | Hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi 100g măng |
Nhóm măng thường dùng | |
Nước | 92g |
Protid | 1,7g |
Glucid | 1,7 |
Chất xơ (xenluloza) | 4,1g |
Nhóm măng nứa | |
Nước | 92g |
Protid | 1,9g |
Glucid | 1,7g |
Chất xơ (xenluloza) | 3,9g |
Nhóm măng vầu | |
Nước | 91g |
Protid | 1,4g |
Glucid | 2,5g |
Chất xơ (xenluloza) | 4,5g |
Nhóm măng ngâm chua | |
Nước | 92,8g |
Protid | 1,4g |
Glucid | 1,4g |
Chất xơ (xenluloza) | 4,1g |
Nhóm măng khô | |
Nước | 23g |
Protid | 13g |
Glucid | 21,5g |
Chất xơ (xenluloza) | 36g |
Ngoài các thành phần trên, măng còn chứa khá nhiều loại khoáng chất, vitamin như: Kẽm, đồng, canxi, magie, phốt pho, mangan, vitamin E, vitamin A, vitamin B5, riboflavin, thiamin,…
Nhìn chung, phụ nữ mang thai có thể ăn được măng, vì măng cung cấp nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Nhưng cũng không nên ăn nhiều, bởi măng có lượng chất xơ cao, ngoài ra còn có chất glucozit có thể gây hại nếu tích tụ lượng lớn trong cơ thể. Bên cạnh đó, còn tùy thời điểm mang thai của mẹ bầu để có sự sử dụng cho phù hợp.
Bầu 3 tháng đầu ăn măng được không?
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn măng. Do cơ thể đang bắt đầu làm quen với sự thay đổi, gặp phải một số chất trong măng có thể gây rối loạn hấp thu dưỡng chất,…
Nguyên do bởi thành phần glucozit trong măng sẽ chuyển hóa thành acid có hại sau khi vào cơ thể. Dễ dẫn tới các triệu chứng: Rối loạn hô hấp, buồn nôn, co giật, đầu đau nhức, tụt huyết áp,…. ngoài ra, mẹ bầu còn có thể bị thiếu sắt, thiếu máu do quá trình bất hoạt khi ăn măng ở thời điểm này.
Cũng có những đánh giá cho thấy, ăn măng khi trong tam cá nguyệt đầu còn có nguy cơ bị co thắt tử cung dữ dội, dẫn tới kích thích chuyển dạ rất nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu chỉ nên ăn măng sau khi đã sang tháng thứ 4 và cần chú ý tới liều lượng.
Bầu ăn măng khô được không?
Măng khô có thể ăn trong giai đoạn mang thai. Vì loại măng này cũng có chứa các thành phần tương tự măng khô, lượng vitamin cùng chất xơ cũng khá cao. Cơ thể người mẹ và cả thai nhi đều sẽ được cung cấp thêm các dưỡng chất. Tuy vậy, vì măng khô đã trải qua nhiều công đoạn sơ chế nên thực tế không thể ăn nhiều. Đặc biệt cần chú ý chọn loại măng khô sạch, không dùng phẩm màu, chất tẩy và đã được loại bỏ hết độc tố.
Bà bầu có được ăn măng ngâm ớt không
Phụ nữ mang thai không nên ăn măng chua, măng ngâm ớt do có chứa nhiều chất gây hại.
- Măng ngâm ớt, măng muối chua có vị chua, cay đặc trưng sẽ dễ làm rối loạn tiêu hóa, tổn thương niêm mạc dạ dày. Từ đó hình thành các chứng trào ngược, viêm loét dạ dày. Đặc biệt người có bệnh nền càng thấy mức độ nghiêm trọng hơn.
- Khi muối măng sẽ sinh ra lượng hợp chất HCN tương đối lớn. Chất này gây cản trở hoạt động hô hấp, dễ làm thiếu sắt dẫn tới thiếu máu.
- Cơ thể người phụ nữ khi mang thai sẽ rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các độc tố trong măng ngâm gây ra ngộ độc nặng.
Lợi ích khi ăn măng đúng cách
Nếu biết cách sử dụng, măng sẽ mang đến nhiều lợi ích cho mẹ bầu cũng như mọi người. Cụ thể một số công dụng nổi bật là:
- Cải thiện đề kháng: Hàm lượng vitamin C, A, B cùng các khoáng chất khác có trong măng sẽ giúp nâng cao đề kháng, miễn dịch. Hạn chế tình trạng ốm vặt, giảm sự phát triển của các gốc tự do, chống lại quá trình oxy hóa mạnh mẽ.
- Cải thiện tiêu hóa: Khi mang thai, táo bón là tình trạng rất phổ biến. Để cải thiện cần cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể. Trong đó, măng là nguồn thực phẩm có chứa nhiều chất xơ sẽ giúp
- Giảm nguy cơ bệnh tim mạch: Ăn măng sẽ giúp bổ sung thêm nhiều chất xơ, từ đó giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Nhờ vậy nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan tới tim mạch cũng giảm đi đáng kể.
- Củng cố tiêu hóa: Táo bón là tình trạng không hiếm gặp ở phụ nữ mang thai. Để giảm rối loạn tiêu hóa, mẹ bầu có thể ăn măng nhằm bổ sung chất xơ. Hệ tiêu hóa qua đó hoạt động tốt hơn, ổn định hơn.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Ăn măng còn tạo cảm giác no lâu cho mẹ bầu, qua đó cân nặng không bị tăng quá nhanh dẫn tới béo phì.
- Ngăn ngừa ung thư: Các chất chống oxy hóa trong măng tương đối dồi dào. Nhờ vậy cản trở hoạt động của các gốc tự do, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư thường gặp.
Tác hại khi ăn măng sai cách
Bà bầu ăn măng sai cách, ăn quá nhiều đều có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, khiến cơ thể xảy ra nhiều phản ứng nghiêm trọng, ví dụ như:
- Ngộ độc glucozit: Hàm lượng glucozit trong măng khá cao, nếu chất này hấp thụ vào cơ thể sẽ dễ gây ra các phản ứng ngộ độc rất rõ ràng. Mẹ bầu có thể bị đau đầu, co giật, buồn nôn, tụt huyết áp nếu không biết cách loại bỏ bớt chất glucozit.
- Đầy hơi, khó tiêu: Tình trạng này có thể xảy ra ở số ít phụ nữ mang thai do nạp vào lượng chất xơ nhiều từ măng. Chất xơ tác động tới dạ dày, kích thích hấp thụ nước và dẫn tới cảm giác đầy chướng bụng, gây khó tiêu.
- Thiếu máu: Do lượng glucozit trong măng khá cao, nên nếu ăn nhiều sẽ làm cản trở chuyển hóa sắt, từ đó mẹ bầu thiếu máu và sinh ra nhiều trạng thái sức khỏe bất ổn.
Hướng dẫn cách ăn măng an toàn cho mẹ bầu
Chị em khi muốn ăn măng trong giai đoạn mang thai cần chú ý tới cách sử dụng sao cho phù hợp, đảm bảo an toàn, vệ sinh để không gây hại cho cơ thể. Một số hướng dẫn được các chuyên gia chia sẻ như sau:
- Ăn đúng liều lượng, chỉ ăn măng 1 – 2 lần mỗi tuần và không dùng quá 200g măng.
- Không ăn măng chế biến sẵn, vì những loại măng này bán ở chợ thường không thể đảm bảo sơ chế làm sạch đạt yêu cầu, nguy cơ tích tụ độc tố trong măng vẫn khá cao.
- Măng cần được nấu chín hoàn toàn trước khi ăn để loại bỏ hết những chất có hại cho cơ thể.
- Đối tượng bệnh sỏi thận, sỏi mật, tiêu hóa tránh ăn măng để không làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn do thành phần glucozit.
- Một số món ngon, an toàn từ măng: Măng tươi xào tỏi, thịt bò xào măng, măng hầm chân giò, ngan nấu măng, mực xào măng,…
Chia sẻ cách sơ chế măng
Tuy măng là nguồn thực phẩm quen thuộc nhưng nhiều người vẫn chưa biết sơ chế măng đúng cách để loại bỏ hết độc tố gây hại. Sau đây là một số mẹo nhỏ giúp mẹ bầu dễ dàng làm sạch măng tươi và khô.
- Với măng tươi: Bóc hết lớp vỏ măng, rửa sạch rồi ngâm trong nước gạo sau đó đem đi luộc chín rồi rửa lại một lần nữa. Ngoài ra, có thể luộc chung cùng một nắm rau ngót, sau đó đổ bỏ cả nước và rau ngót để lấy phần măng tươi. Khi luộc măng chú ý nên mở nắp nồi để độc tố trong măng thoát ra ngoài theo hơi nước dễ dàng hơn.
- Với măng khô: Ngâm măng trong nước muối khoảng 4 – 8 tiếng, sau đó tiếp tục luộc măng cho sôi đều khoảng 10 – 15 phút. Sau đó sử dụng măng để chế biến thành các món ăn như bình thường.
Bà bầu ăn măng được không? Bạn đọc đã có câu trả lời chi tiết, tuy có thể ăn nhưng phải chú ý tới liều lượng cũng như cách chế biến để không gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, nếu sau khi ăn măng nhận thấy bất cứ biểu hiện khác thường nào, cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!