Mẹ Bầu Ăn Dứa Được Không? Có Gây Hại Cho Em Bé Không?

Phụ nữ mang thai có thể ăn được (dứa) thơm. Bổ sung dứa phù hợp sẽ giúp cơ thể đạt được nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong dứa có thành phần enzyme bromelain, đây là chất có thể gây dị ứng, đặc biệt có ảnh hưởng xấu với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, vì vậy cần chú ý cách ăn.

Dứa (thơm) là thức quả được dùng với rất nhiều mục đích khác nhau, ăn như hoa quả tráng miệng, chế biến trong bữa cơm hoặc làm bánh, kẹo đều rất hấp dẫn. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều người thắc mắc rằng mang bầu ăn dứa được không, có gây nguy hiểm gì không? Với câu hỏi này, mời bạn đọc cùng theo dõi tiếp các thông tin dưới đây.

Phụ nữ mang bầu ăn dứa (thơm) được không?

Dứa hay còn được gọi là trái thơm vốn dĩ rất quen thuộc với người Việt, ứng dụng trong nhiều cách ăn uống khác nhau. Theo đó, để biết bà bầu ăn thơm được không, cần đánh giá bảng thành phần chi tiết của loại quả này.

Trong mỗi 100g thơm, hàm lượng dưỡng chất đo được là:

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi 100g dứa(thơm) Phần trăm giá trị dinh dưỡng so với mức khuyến nghị sử dụng hàng ngày (% DV)
Năng lượng 60 calo
Chất đường bột 13 g 5%
Chất đạm 0.5 g 1%
Chất béo 0.1 g 0%
Chất xơ 1.4 g 5%
Vitamin
Vitamin A 3 mcg 0%
Vitamin C 47.8 mg 53%
Vitamin E 0.02 mg 0%
Vitamin K1 0.7 mcg 1%
Folate (vitamin B9) 18 mcg 4%
Choline (vitamin B4) 5.5 mg 1%
Thiamin (vitamin B1) 0.079 mg 7%
Riboflavin (vitamin B2) 0.032 mg 2%
Niacin (vitamin B3) 0.5 mg 3%
Pyridoxine (vitamin B6) 0.112 mg 7%
Khoáng chất
Natri 1 mg 0%
Kali 109 mg 2%
Canxi 13 mg 1%
Đồng 0.11 mg 11%
Sắt 0.29 mg 2%
Magiê 12 mg 3%
Phốt pho 8 mg 1%
Kẽm 0.12 mg 1%

Với các thành phần dinh dưỡng nổi bật, các chuyên gia cho biết phụ nữ mang thai có thể ăn được (dứa) thơm. Cơ thể sẽ đạt được nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe tổng thể. Nhưng cũng cần lưu ý thêm, trong dứa có thành phần enzyme bromelain, đây là chất có thể gây dị ứng, đặc biệt có ảnh hưởng xấu với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, vì vậy cần chú ý cách ăn.

Bầu ăn dứa được không? Có thể ăn

Bầu mấy tháng ăn được dứa?

Phụ nữ mang thai có thể ăn dứa, nhưng còn tùy vào thời điểm. Cụ thể, chị em mang bầu qua 3 tháng có thể ăn dứa. Nếu đang trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, không nên sử dụng thức quả này để tránh gây hại cho cơ thể. Khi ăn chỉ nên sử dụng tối đa 150g dứa trong ngày.

Các chuyên gia chia sẻ rằng, enzyme bromelain trong quả dứa là chất có nguy cơ gây ra tình trạng co thắt tử cung quá mức với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Vì lúc này thai chưa ổn định, sẽ dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị sảy thai, đe dọa tới sức khỏe. Đặc biệt bromelain được tìm thấy khá nhiều trong phần lõi dứa. Do đó, sau khi đã qua giai đoạn 3 tháng đầu tiên, khi ăn mẹ bầu cũng nên loại bỏ phần lõi.

Mẹ bầu bị đái tháo đường có thể ăn dứa không?

Phụ nữ mang bầu ăn dứa được không nếu mắc bệnh đái tháo đường? Theo chuyên gia, có thể ăn nhưng cần điều chỉnh liều lượng để tránh làm gia tăng đường huyết.

Qua các tài liệu nghiên cứu cho thấy, việc ăn dứa đúng cách còn có thể hỗ trợ mẹ bầu bị đái tháo đường giảm chỉ số cholesterol. Hạn chế biến chứng tim mạch với những người béo phì.

Nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ làm gia tăng chỉ số carbohydrate cùng lượng đường trong máu. Đường trong dứa có khả năng hấp thu vào cơ thể rất dễ dàng, nhanh chóng làm tăng đường huyết ngay sau ăn. Vì vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo không ăn quá 500g dứa/tuần.

Ngoài ra, các chị em cũng nên chủ động kiểm tra chỉ số đường huyết để từ đó có thể điều chỉnh lượng dứa đang ăn sao cho phù hợp.

Bị đái tháo đường có thể ăn dứa nhưng không nên ăn nhiều

Lợi ích khi ăn dứa trong giai đoạn mang thai

Dứa có chứa nhiều thành phần nổi bật, phát huy tốt vai trò chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu. Cụ thể những tác dụng cần phải kể tới của trái dứa đối với người mang thai gồm:

  • Nâng cao khả năng miễn dịch: Vitamin C cùng nhiều chất chống oxy hóa khác có trong dứa được ghi nhận có khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Các tế bào có sức chống đỡ trước yếu tố gây hại tốt hơn, gia tăng chức năng hoạt động để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Bromelain nếu bổ sung đúng cách có thể hỗ trợ cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Enzyme này có khả năng phân giải đạm, giúp thúc đẩy tiêu hóa thức ăn và giảm tải nguy cơ chướng bụng, đầy hơi.
  • Kích thích tăng sinh collagen: Để cơ thể dễ dàng sản sinh thêm collagen tự nhiên cần có đủ vitamin C. Hàm lượng vitamin C trong dứa dồi dào sẽ đảm nhận chức năng này. Từ đó đảm bảo sự phát triển về xương, gân, sụn và da của thai nhi có thể diễn ra suôn sẻ. Đồng thời, người mẹ cũng không xảy ra tình trạng thiếu vitamin C.
  • Giúp đào thải độc tố: Khoáng chất và vitamin trong dứa cho khả năng thúc đẩy độc tố ra ngoài cơ thể dễ dàng. Hạn chế tích tụ chất thải ở cơ thể, qua đó giảm sưng phù thường gặp ở người mang thai.
  • Hỗ trợ giảm giãn tĩnh mạch: Khi mang thai, tĩnh mạch ở chân dễ bị giãn gây phình và khá đau. Mẹ bầu bổ sung bromelain từ dứa có thể cải thiện vấn đề này khá tốt. Do bromelain có cơ chế cản trở hình thành chất xơ trên các tĩnh mạch.
  • Cân bằng huyết áp: Các vitamin và bromelain của dứa còn cho tác dụng điều chỉnh huyết áp về mức ổn định trong suốt thai kỳ. Hạn chế tụt huyết áp, tắc nghẽn lưu thông máu, loại bỏ nguy cơ hình thành máu đông.
  • Bổ sung chất xơ: Dứa được ghi nhận có nguồn chất xơ lớn, nhờ vậy hỗ trợ phụ nữ mang thai giảm táo bón. Quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng, cơ thể cũng hấp thụ các dưỡng chất hiệu quả hơn đáng kể.
  • Tăng sản sinh hồng cầu: Dứa chứa nhiều vitamin nhóm B, đặc biệt B6 cho khả năng kích thích cơ thể sản sinh hồng cầu, bổ sung năng lượng, kháng thể để mẹ bầu luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, các triệu chứng ốm nghén cũng dịu đi khá tốt khi cơ thể được cung cấp đủ vitamin B.
  • Giảm lo lắng: Vị ngọt ngọt chua chua và mùi thơm đặc trưng của dứa có thể xua tan cảm giác khó chịu, mệt và tâm trạng lo lắng bồn chồn của chị em trong suốt giai đoạn mang thai.

Ăn nhiều dứa có gây hại không?

Dứa tuy là thức quả ngon, bổ dưỡng nhưng cũng không thể tùy ý ăn nhiều. Mẹ bầu chú ý, nếu lạm dụng dứa có thể dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực sau đây:

  • Có thể bị dị ứng, rối loạn tiêu hóa: Lượng bromelain trong dứa khá cao. Nếu mẹ bầu nạp vào quá nhiều có thể dẫn tới dự ứng với các triệu chứng phát ban, toàn thân ngứa ngáy, nhịp tim đập nhanh, nặng hơn là khó thở. Ngoài ra, các dưỡng chất trong dứa có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, buồn nôn khi ăn lượng lớn dứa.
  • Tiểu đường: Dứa có lượng đường cao, vì vậy ăn quá nhiều có thể dẫn tới dư thừa đường và xảy ra tiểu đường thai kỳ rất bất lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
  • Ợ nóng: Vitamin C trong dứa khi nạp lượng lớn hơn mức cần thiết dễ gây ra ợ chua, ợ nóng, trào ngược dạ dày, đau dạ dày, đặc biệt ăn khi đói…
Ăn quá nhiều dứa có thể gây tiểu đường

Cách ăn dứa đảm bảo an toàn

Ăn dứa đúng cách sẽ giúp các chị em bổ sung được nhiều dưỡng chất cho cơ thể, bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Sau đây là một số gợi ý hướng dẫn cho mẹ bầu:

  • Không ăn quá 180g dứa mỗi ngày, không ăn liên tục các ngày trong tuần. Chỉ nên sử dụng dứa tối đa 2 lần/tuần.
  • Ăn dứa chín tự nhiên với lớp vỏ vàng hoặc vàng nâu đều, tránh ăn dứa vỏ xanh nhưng trong ruột đã chín mềm, đây rất có thể là dứa tẩm hóa chất.
  • Không ăn khi bụng đói, dứa có thể gây tăng axit, dẫn tới đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
  • Bỏ lõi khi ăn để hạn chế nạp lượng lớn bromelain từ phần lõi.

Bầu ăn dứa được không và nên ăn như thế nào để tốt cho cả mẹ và bé là vấn đề chị em nên tìm hiểu. Dứa tuy tốt cho sức khỏe, nhưng không thể tùy tiện ăn nhiều. Mẹ bầu hãy chú ý chỉ ăn dứa khi đã qua 3 tháng đầu để an toàn nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android