Bầu Ăn Ổi Được Không? Nên Sử Dụng Thế Nào Để Có Hiệu Quả Tốt?
Trong cả phần cùi và ruột ổi đều chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, trong hạt ổi có hàm lượng chất xơ và vitamin C tương đối cao. Vì thế mẹ bầu hoàn toàn ăn được ổi trong suốt 9 tháng mang thai. Ổi sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu để chăm sóc sức khỏe cho người mẹ, hỗ trợ sự phát triển của con.
Bà bầu ăn ổi được không, có gây hại gì không? Rất nhiều mẹ bầu khi lần đầu mang thai đã đưa ra câu hỏi này. Ổi vốn dĩ là thức quả rất tốt, chứa nhiều vitamin C hơn cam, ngoài ra còn có nhiều thành phần dinh dưỡng nổi bật. Tuy nhiên, do người mang thai sẽ có cơ địa khá nhạy cảm, vì vậy có thể sử dụng loại quả này hay không là vấn đề rất được quan tâm.
Mẹ bầu ăn ổi được không?
Ổi là trái cây rất phổ biến tại Việt Nam. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng, loại quả này chứa thành phần dưỡng chất đa dạng, nhiều vitamin C và các khoáng chất. Cụ thể, trong mỗi 100g ổi sẽ có những thành phần sau:
Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng dinh dưỡng tính trên 100g ổi | Phần trăm giá trị dinh dưỡng từ ổi so với mức khuyến nghị hàng ngày (% DV) |
Năng lượng | 68 calo | |
Chất đường bột | 14 g | 5% |
Chất đạm | 2.6 g | 5% |
Chất béo | 1 g | 1% |
Chất xơ | 5.4 g | 19% |
Vitamin | ||
Vitamin A | 31 mcg | 3% |
Vitamin C | 228.3mg | 254% |
Vitamin E | 0.73 mg | 5% |
Vitamin K1 | 2.6 mcg | 2% |
Folate (vitamin B9) | 49 mcg | 12% |
Choline (vitamin B4) | 7.6 mg | 1% |
Thiamin (vitamin B1) | 0.067 mg | 6% |
Riboflavin (vitamin B2) | 0.04 mg | 3% |
Niacin (vitamin B3) | 1.084 mg | 7% |
Pyridoxine (vitamin B6) | 0.11 mg | 6% |
Khoáng chất | ||
Natri | 2 mg | 0% |
Kali | 417 mg | 9% |
Canxi | 18 mg | 1% |
Đồng | 0.23 mg | 26% |
Sắt | 0.26 mg | 1% |
Magiê | 22.00 mg | 5% |
Phốt pho | 40.00 mg | 3% |
Kẽm | 0.23 mg | 2% |
Những dưỡng chất này có trong cả phần cùi và ruột ổi. Đặc biệt, trong hạt ổi có hàm lượng chất xơ và vitamin C tương đối cao.
Qua bảng thành phần thấy rằng, mẹ bầu hoàn toàn ăn được ổi trong suốt 9 tháng mang thai. Ổi sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu để chăm sóc sức khỏe cho người mẹ, hỗ trợ sự phát triển của con.
Đồng thời, cũng cần lưu ý rằng, trong ổi có cả thành phần tanin. Một chất dễ dàng kết hợp cùng những protein khác trong cơ thể làm giảm hoạt động ở nhu động ruột kết và tạo nên lớp màng se niêm mạc tương đối chắc chắn. Vì vậy, ăn sai cách có thể gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình tiêu hóa.
Tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?
Mẹ bầu bị tiểu đường hoàn toàn có thể ăn ổi, đây còn là giải pháp để hỗ trợ giảm các triệu chứng thường gặp của bệnh lý này. Nguyên do bởi:
- Giảm kháng insulin: Trong ổi có chứa một lượng nhỏ protein tyrosine phosphatase 1B để giảm kháng insulin. Do đó, những người đang bị đái tháo đường type 2 có thể ăn được.
- Ổi có chỉ số tải đường huyết thuộc mức thấp: Bệnh nhân tiểu đường khi dùng thực phẩm sẽ chú trọng tới chỉ số GI(Glycemic Index) và GL(Glycemic Load). Các chuyên gia cho biết, có thể dùng những loại rau củ, thực phẩm có GI cao, GL thấp. Trong khi đó, mức GI của ổi là 78 và chỉ số Gl rất thấp, chỉ chiếm 4/40. Vì vậy mẹ bầu không cần lo lắng khi ăn trái cây này.
- Giảm nguy cơ tăng cao đường huyết sau khi ăn: Lượng chất xơ trong ổi tương đối dồi dào, chiếm khoảng 19% trong mỗi 100g. Theo đó, chất xơ có thể giảm gia tăng đường trong máu sau ăn, quá trình hấp thụ cholesterol cũng được kiểm soát.
Lợi ích khi ăn ổi trong giai đoạn mang thai
Ăn ổi đúng cách trong giai đoạn mang thai sẽ mang tới rất nhiều lợi ích nổi bật. Có thể kể tới gồm:
- Cải thiện khả năng miễn dịch: Hàm lượng vitamin C trong ổi giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cả mẹ và bé. Từ đó sức khỏe tổng thể được tăng cường, hạn chế các yếu tố gây bệnh.
- Ổn định huyết áp: Khi mang thai, huyết áp sẽ dễ tăng cao khiến mẹ bầu có thể bị lưu thai, sinh non nếu không chăm sóc tốt. Theo đó, các dưỡng chất có trong ổi, đặc biệt là kali có thể hỗ trợ ổn định huyết áp một cách dễ dàng.
- Giàu chất dinh dưỡng: Để duy trì sức khỏe và hỗ trợ thai nhi phát triển, cơ thể người mẹ cần lượng dưỡng chất hơn bình thường khá nhiều. Trong khi thành phần dinh dưỡng của ổi khá đa dạng, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất.
- Củng cố hệ não bộ, thần kinh trẻ sơ sinh: Hệ thống não bộ và thần kinh của trẻ sẽ phát triển tốt hơn nếu người mẹ bổ sung đủ acid folic. Theo đó, có thể tận dụng thành phần này trong ổi sẽ khá hiệu quả.
- Giảm căng thẳng: Ổi cung cấp magie cho cơ thể để tạo sự thư giãn cho hệ thần kinh và cơ bắp toàn thân. Qua đó tình trạng căng thẳng có thể dịu đi một cách đáng kể.
- Giảm táo bón: Trong mỗi 100g ổi có khoảng 5,4g chất xơ, hỗ trợ tạo sự tơi xốp cho phân dễ dàng di chuyển qua ruột già. Qua đó giảm tình trạng táo bón đáng kể, nhưng cần lưu ý ăn lượng vừa đủ để tránh gây tác dụng ngược.
- Giảm lượng đường trong máu: Ổi có tác dụng ổn định lượng đường trong máu, kiểm soát insulin, ngăn chặn bệnh gan nhiễm mỡ và tiểu đường.
- Hạn chế nguy cơ mắc ung thư: Ổi chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C và Lycopene. Qua đó có thể hạn chế sự phát triển của gốc tự do, đào thải độc tố có nguy cơ gây ung thư ra ngoài.
- Cải thiện ốm nghén: Vitamin C và K trong ổi có thể giảm các biểu hiện ốm nghén khá rõ rệt. Chị em hạn chế cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, uể oải. Bụng cũng bớt nhộn nhạo, chán ăn.
- Hạ cholesterol trong máu: Các chuyên gia cho biết, ăn ổi cả vỏ có thể cho tác dụng giảm lượng cholesterol xấu trong máu, giảm chất béo trung tính triglycerides. Qua đó hạn chế các bệnh về tắc nghẽn mạch máu, máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, tiền sản giật, gan nhiễm mỡ.
Bà bầu ăn nhiều ổi có hại không?
Phụ nữ mang thai ăn ổi tuy tốt nhưng nếu ăn quá nhiều ngược lại sẽ gây hại, cụ thể như sau:
- Táo bón: Táo bón sẽ xảy ra khi ăn nhiều ổi xanh, ổi quá cứng hoặc ăn nhiều hạt. Hạt ổi tương đối cứng và cũng có nhiều chất xơ, cộng thêm chất xơ và vitamin C trong cùi sẽ dễ làm quá tải dưỡng chất. Ngoài ra, tanin trong ổi tương đối cao, vì vậy có thể gây ra giảm nhu động ruột kết. Vì vậy, ăn lượng lớn có thể xảy ra táo bón.
- Tiêu chảy, dị ứng: Ăn lượng ổi lớn mỗi ngày có thể gây ra dư thừa chất xơ và ổi cũng có tính nhuận tràng, từ đó hình thành nên tiêu chảy, nguy hiểm cho sức khỏe của thai phụ và em bé.
- Dị ứng: Khi không may ăn phải loại ổi có tẩm hóa chất, ăn số lượng nhiều sẽ dễ phát tác các triệu chứng dị ứng, mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa khá nặng.
Hướng dẫn ăn ổi đúng cách
Để bổ sung được nhiều dưỡng chất có lợi, không gặp phải các ảnh hưởng xấu khi ăn ổi, mẹ bầu nên lưu ý những hướng dẫn sau:
- Gọt vỏ khi ăn: Khi ăn ổi, nên gọt bỏ vỏ để hạn chế lượng chất xơ quá cao cũng như tránh các chất có hại bám bên ngoài vỏ ổi.
- Không ăn quá 200g mỗi ngày: Lượng ổi tiêu thụ tối đa mỗi ngày 200g và không nên ăn ổi hàng ngày. Mẹ bầu cần thay đổi, đan xen các thức quả khác.
- Không nên uống nước ép ổi: Để tránh nạp lượng đường lớn, không nên uống nước ép ổi hay nước ép từ bất cứ loại trái cây nào. Việc sử dụng nước ép sẽ nạp vào lượng đường trong trái cây so với việc ăn nhai trực tiếp.
Cách chọn ổi ngon và an toàn
Để chọn được những quả ổi ngon, chất lượng và đảm bảo an toàn, mẹ bầu tham khảo những cách sau:
- Màu sắc: Chọn những quả ổi có vỏ màu xanh nhạt, ngả vàng nhẹ. Không nên chọn ổi có màu xanh đậm hoặc màu ánh vàng vì đây là ổi còn quá xanh hoặc quá chín.
- Cảm giác: Chọn những quả ổi cầm chắc tay, nặng và không bị móp khi ấn nhẹ tay vào. Nếu những quả mềm, dễ bị biến dạng bề mặt khi dùng lực ấn lên là những quả ổi đã quá chín, phần ruột bên trong nẫu và có thể đã thối hỏng. Bề mặt ổi sần sùi thường sẽ ít hạt, ngọt và giòn.
- Hương thơm: Quả ổi có hương thơm dịu, dễ chịu là ổi ngon. Trái ngược những quả có mùi thơm quá nồng dù không đưa lại gần mũi là ổi đã quá lứa chín.
- Hình dạng: Ổi có hình dáng không bị méo, quả tương đối cân đối. Phần bao quanh cuống tươi, cuống cứng. Rốn ổi càng to tức là ổi càng chín.
Bầu ăn ổi được không, ăn như thế nào và làm sao để chọn ổi ngon đều đã được Vietmec giải đáp cụ thể. Mẹ bầu có thể tham khảo để có cách sử dụng ổi thích hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!