Bầu Ăn Vải Được Không? Hướng Dẫn Cách Ăn Tốt Cho Mẹ Và Bé
Trong quả vải có chứa rất nhiều vitamin (vitamin C, vitamin B2), canxi, sắt, kẽm,... đây đều là những chất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên, cần lưu ý trong quả vải có lượng đường và lượng chất xơ khá cao, nếu thụ quá nhiều sẽ dẫn đến béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ.
Bầu ăn vải được không là vấn đề nhận được rất nhiều quan tâm. Đây là loại quả giàu dinh dưỡng, đã được khoa học chứng minh mang đến lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nếu mẹ bầu ăn sai cách sẽ dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực cho bản thân và thai nhi. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về tác động của việc ăn vải đối với sức khỏe mẹ bầu, đồng thời hướng dẫn cách ăn chuẩn xác.
Thành phần dinh dưỡng trong quả vải
Trong quả vải chứa đa dạng dưỡng chất thiết yếu, cụ thể trong 100g vải sẽ cung cấp những chất như sau:
Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng dinh dưỡng |
Năng lượng | 276 kJ (66 kcal) |
Đường | 15,2g |
Nước | 82% |
Cacbohydrat | 16.5g |
Chất xơ | 1.3g |
Chất béo | 0.4g |
Chất đạm | 0.8 g |
Vitamin C | 72 mg |
Vitamin B2 | 0,08 mg |
Canxi | 5 mg |
Magiê | 10 mg |
Phốt pho | 31 mg |
Kali | 171 mg |
Natri | 1 mg |
Qua bảng thành phần trên, thấy rằng trong quả vải có chứa rất nhiều vitamin (vitamin C, vitamin B2), canxi, sắt, kẽm,… Đây đều là những chất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên, cần lưu ý trong quả vải có lượng đường và lượng chất xơ khá cao, nếu thụ quá nhiều sẽ dẫn đến béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ.
Bầu ăn vải được không? Những lợi ích mang lại
Chuyên gia dinh dưỡng khẳng định bà bầu ăn được trong cả 9 tháng thai kỳ. Khi ăn đúng cách còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Tăng cường miễn dịch: Vitamin C trong quả vải có tác dụng bảo vệ tế bào miễn dịch chống lại gốc tự do, giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Nhờ đó, mẹ bầu có thể phòng ngừa cảm cúm, cảm lạnh,… trong thai kỳ.
- Cải thiện táo bón: Trong quả vải chứa lượng lớn chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, ổn định chức năng đường ruột, cải thiện táo bón hiệu quả.
- Cần bằng điện giải, ổn định huyết áp: Khoáng chất kali có tác dụng duy trì nồng độ natri và chất lỏng trong cơ thể, giúp cân bằng điện giải, ổn định huyết áp và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, đau tim.
- Làm sáng da: Mang thai khiến hormone trong cơ thể thay đổi, dễ khiến da xỉn màu, thâm sạm. Tuy nhiên, vitamin C trong quả vải đóng vai trò là chất chống oxy hóa sẽ giúp da sáng và mịn màng hơn.
- Giảm tình trạng co cơ: Cơ cứng cơ là biểu hiện thường gặp khi mang thai những tháng cuối thai kỳ. Thành phần kali và nước trong quá vải sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, nhờ đó giảm tình trạng chuột rút cơ bắp.
- Lưu thông khí huyết: Các chuyên gia cho biết, thành phần vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu sắt cho cơ thể. Qua đó kích sản sinh hồng cầu và thúc đẩy lưu thông khí huyết, phòng chống nguy cơ thiếu máu cho mẹ bầu.
Vậy nên, trước những câu hỏi như bầu 3 tháng đầu ăn vải được không hay bầu 3 tháng cuối ăn vải được không? Câu trả lời là có, mẹ bầu hoàn toàn ăn được vải trong 9 tháng thai kỳ.
Tác hại khi bà bầu ăn vải sai cách
Ăn vải rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu, tuy nhiên với thành phần chứa nhiều đường và chất xơ, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến những tác hại như:
- Gây nóng trong, bốc hỏa: Quả vải có tính nóng, nếu ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong, dễ xuất hiện triệu chứng nổi mụn, loét miệng, chảy máu cam.
- Tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ: Vải có chứa nhiều đường, nếu ăn quá nhiều khi mang thai sẽ khiến lượng đường trong máu của mẹ bầu tăng đường trong máu
- Tăng cân mất kiểm soát: Tiêu thụ quá nhiều đường khiến mẹ bầu tăng cân mất kiểm soát dẫn đến béo phì.
- Hạ huyết áp: Hấp thụ nhiều chất xơ sẽ khiến huyết áp hạ đột ngột, gây triệu chứng nguy hiểm như chóng mặt, mờ mắt, cảm lạnh, buồn nôn, mệt mỏi.
Trường hợp bà bầu cần hạn chế ăn vải
Bầu ăn vải được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên chuyên gia khuyến cáo một số trường hợp bà bầu sau đây cần tránh ăn vải để tránh ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé:
- Mẹ bầu có tiền sử dị ứng với các chất trong vải.
- Mẹ bầu có cơ địa nóng trong.
- Những mẹ bầu bị rối loạn đường máu, thừa cân.
- Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa, hay bị tiêu chảy, chướng bụng.
Hướng dẫn cách ăn vải tốt cho sức khỏe mẹ bầu
Ngoài giải đáp bà bầu ăn vải được không, chuyên gia dinh dưỡng cũng hướng dẫn chi tiết cách ăn vải tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Lượng ăn phù hợp: Chuyên gia khuyến nghị chỉ ăn khoảng 300 – 500g vải/ngày, tương đương 7 – 10 quả để đáp ứng dưỡng chất cơ thể cần thiết, tránh gây dư thừa, ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.
- Thời điểm ăn vải: Bà bầu nên ăn vải sau bữa cơm để giảm tính nóng của quả. Ngoài ra, nếu lỡ ăn quá nhiều, chuyên gia khuyến nghị nên uống nhiều nước để cân bằng nhiệt, hạn chế sinh hỏa gây nóng trong.
- Lựa chọn cách ăn phù hợp: Có nhiều cách ăn vải, nhưng mẹ bầu ưu tiên ăn vải tươi, tránh ăn vải sấy dẻo vì loại này thường chứa nhiều đường và thêm chất bảo quản, không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
4 công thức chế biến vải ăn chống ngán trong thai kỳ
Ngoài cách ăn trực tiếp, mẹ bầu có thể thay đổi bằng cách chế biến thành món đa dạng. Dưới đây là gợi ý 5 công thức chế biến vải ăn chống ngán trong thai kỳ.
Nước ép vải
Đây là cách làm rất đơn giản, không cần nhiều nguyên liệu nên được nhiều mẹ bầu lựa chọn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Vải thiều: 4 – 7 quả to, mọng nước.
- Nước lọc: 300ml.
- Chanh tươi: ½ quả.
- Một ít đá viên.
Cách làm:
- Bước 1: Tách lấy cùi vải cho vào máy ép lấy nước.
- Bước 2: Rót nước ép vải ra cốc, vắt chanh vào sau đó thêm nước.
- Bước 3: Khuấy đều hỗn hợp, thêm đá lạnh vào rồi thưởng thức nước ép vải.
Trà vải
Thức uống này có hương vị thanh mát, dễ uống, có tác dụng thanh nhiệt rất tốt nên được khuyến khích dùng cho mẹ bầu.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Vải ngâm đường: 3 – 5 quả.
- Nước ngâm vải: 15ml.
- Trà đen (hoặc hồng trà): 3g.
- Nước cốt chanh: 10ml.
- Đường: 50 – 70g.
Cách làm:
- Bước 1: Cho 200ml nước sôi vào 3g trà để ủ trong 10 phút.
- Bước 2: Sau đó, lọc lấy nước cốt trà, thêm đường, nước cốt chanh và nước ngâm vải vào.
- Bước 3: Khuấy đều hỗn hợp trên, thêm đá và quả vải ngâm vào rồi thưởng thức.
Chè sen vải thiều hạt sen
Món chè này có tác dụng thanh nhiệt, an thần, tốt cho giấc ngủ của mẹ bầu. Cách làm như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Vải thiều: 7 – 10 quả.
- Hạt sen tươi: 15 – 20g.
- Nước hoa bưởi, đường ăn kiêng.
Cách làm:
- Bước 1: Hạt sen tách bỏ tim, sau đó hấp chín.
- Bước 2: Vải bóc bỏ vỏ và hạt, cho hạt sen vào vị trí chính giữa quả.
- Bước 3: Đun 500ml nước, khi sôi thì cho vải bọc hạt sen vào đun thêm 10 phút.
- Bước 4: Nêm thêm 1 ít đường ăn kiêng rồi tắt bếp.
- Bước 5: Múc chè ra bát, thêm 1 – 2 giọt nước hoa bưởi vào và thưởng thức, món ăn ngon hơn khi để tủ lạnh ngăn mát.
Salad tôm – vải
Món salad tôm – vải tôm vải lạ miệng nhưng rất phù hợp cho mẹ bầu và cả người giảm cân. Món ăn có chứa tôm giàu canxi giúp bồi bổ cơ thể và thúc đẩy bé phát triển tốt hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Vải thiều: 5 – 7 quả.
- Tôm: 5 con.
- Xoài xanh, xà lách, rau bạc hà, bơ.
- Giấm táo, nước cốt chanh.
Cách làm:
- Bước 1: Hấp chín tôm rồi lột bỏ vỏ.
- Bước 2: Vải tách lấy thịt quả, xoài thái dạng sợi, bơ và rau xà lách cắt miếng vừa ăn.
- Bước 3: Trộn đều nguyên liệu trên, thêm nước cốt chanh và giấm táo vào theo khẩu vị, sau đó bày ra đĩa và thưởng thức.
Trên đây là giải đáp chi tiết cho câu hỏi “có bầu ăn vải được không?”. Đây là loại quả tốt cho sức khỏe mẹ bầu trong thai kỳ, tuy nhiên cần đảm bảo dùng đúng cách đã hướng dẫn để đảm bảo an toàn và phát huy những lợi ích mà quả vải mang lại.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!