Có Bầu Ăn Được Nhãn Không? Các Lợi Ích, Tác Hại Cụ Thể Cần Biết
Nhãn thuộc nhóm hoa quả theo mùa rất nổi tiếng tại Việt Nam, cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin nhóm B, các loại canxi, magie, sắt,... Tuy nhiên, trong nhãn cũng có lượng đường không nhỏ, vì thế mẹ bầu nên ăn với một lượng vừa phải để tránh tiểu đường thai kỳ.
Nhãn thuộc nhóm hoa quả theo mùa rất nổi tiếng tại Việt Nam, cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin nhóm B, các loại canxi, magie, sắt,… Tuy nhiên, trong nhãn cũng có lượng đường không nhỏ. Điều này khiến nhiều người băn khoăn không biết bầu ăn nhãn được không, có gây tác hại gì cho người mẹ và em bé hay không.
Bà bầu ăn nhãn được không?
Để giải đáp vấn đề có bầu ăn nhãn được không, cần phải đánh giá bảng thành phần chi tiết của thức quả này.
Trong mỗi 100g nhãn tươi, các chuyên gia ghi được hàm lượng dưỡng chất như sau:
Phân loại | Chất dinh dưỡng | Hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi 100g nhãn | Phần trăm giá trị dinh dưỡng dựa theo hàm lượng khuyến cáo mỗi ngày (% DV) |
Nguyên tố đa lượng | Chất đường bột | 15g | 5% |
Chất xơ | 1.1g | 4% | |
Chất đạm | 1.3g | 3% | |
Chất béo | 0.1g | 0.2% | |
Vitamin | Vitamin B1 | 0.031 mg | 3% |
Vitamin B2 | 0.14 mg | 11% | |
Vitamin B3 | 0.3 mg | 2% | |
Vitamin C | 84 mg | 93% | |
Khoáng chất | Canxi | 1 mg | 0.1% |
Đồng | 0.17 mg | 20% | |
Sắt | 0.13 mg | 1% | |
Magiê | 10 mg | 2% | |
Mangan | 0.052 mg | 2% | |
Phốt Pho | 21 mg | 2% | |
Kẽm | 0.05 mg | 5% | |
Kali | 266 mg | 6% |
Với các thành phần nổi bật này, mẹ bầu hoàn toàn ăn được nhãn trong suốt thời gian mang thai. Nhưng lưu ý thêm, lượng chất xơ và đường trong nhãn khá cao nên cần chú ý lượng sử dụng. Không nên ăn quá nhiều nhãn.
Lợi ích khi ăn nhãn đối với phụ nữ mang thai
Quả nhãn có nhiều loại khoáng chất và vitamin khác nhau, do vậy có thể cung cấp nhiều lợi ích khi sử dụng đúng cách. Với phụ nữ mang thai, những tác dụng đạt được khi ăn nhãn là:
- Hạn chế thiếu máu: Vitamin C trong nhãn khá cao, giúp có thể tăng cường khả năng hấp thụ sắt và hỗ trợ vào quá trình sản sinh máu. Nhờ vậy giảm nguy cơ thiếu máu thai kỳ, hạn chế tình trạng khó thở, đau đầu, chóng mặt, uể oải, mệt mỏi,..
- Tăng miễn dịch: Vitamin C cũng cho khả năng cải thiện khả năng hoạt động của hệ miễn dịch ở mẹ bầu, giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây hại từ bên ngoài dễ dàng hơn. Qua đó, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, các chứng cảm sốt, viêm mũi thường gặp.
- Tăng cường trao đổi chất: Vitamin B2 trong nhãn có khả năng chuyển hóa các đường bột, đạm và chất béo thành dạng năng lượng để hỗ trợ cho hoạt động cơ thể. Nếu thiếu dưỡng chất này, thai nhi không có khả năng nhận dưỡng chất từ người mẹ, gây cản trở lớn cho toàn bộ cơ thể. Xương khớp, da, thị lực cơ bắp đều bị hạn chế phát triển.
- Hỗ trợ phát triển thần kinh thai nhi, cải thiện trí nhớ mẹ bầu: Phốt pho có trong nhãn hỗ trợ hoạt động não bộ ở mẹ bầu, giảm tình trạng trí nhớ kém khi mang thai và sau sinh. Đồng thời, hệ thống thần kinh ở thai nhi cũng sẽ được thúc đẩy hoàn thiện, tăng cường chức năng hoạt động.
- Giúp em bé phát triển toàn diện: Đồng trong nhãn tương đối dồi dào, vì vậy có thể tận dụng để cung cấp cho cơ thể. Mẹ bầu ăn nhãn đúng cách sẽ giúp cơ thể có thêm lượng đồng cần thiết, từ đó tăng cường sự phát triển toàn diện cho thai nhi, hạn chế các dị tật ống thần kinh.
- Kiểm soát cân nặng: Ăn nhãn đúng cách giúp mẹ bầu có thể yên tâm bổ sung dưỡng chất và không lo lắng tăng cân quá mức. Nhãn ít calo, không chứa cholesterol và lượng chất béo rất thấp. Vì vậy sẽ không xảy ra tích tụ mỡ và mắc các bệnh liên quan tới tim mạch.
- Kích thích ngủ ngon: Các dưỡng chất trong nhãn hỗ trợ giảm lượng cortisol (hormone gây căng thẳng). Qua đó tạo sự thoải mái cho cơ thể, tâm trạng, giảm lo lắng mệt mỏi. Giấc ngủ sẽ dễ đến hơn, ngủ ngon giấc hơn.
- Hạn chế biến chứng thai kỳ: Axit galic và ellagic của quả nhãn phát huy tốt khả năng chống viêm, hạn chế các yếu tố gây hại từ môi trường. Đồng thời, epicatechin chống oxy hóa trong nhãn còn giúp hạn chế hình thành các biến chứng thai kỳ. Mẹ bầu giảm nguy cơ tiền sản giật, sảy thai, sinh non,…
- Tăng cảm giác ngon miệng: Ăn nhãn đúng cách giúp mẹ bầu có cảm giác ngon miệng thông qua thành phần đường glucose và fructose. Mẹ bầu không còn cảm giác nhạt miệng, vị giác được kích thích sẽ có những bữa ăn ngon hơn.
- Giảm rạn da bụng: Nhãn cũng cho khả năng giảm rạn da vì có hàm lượng vitamin C cao. Đồng thời, mẹ bầu cũng hạn chế bị khô da, sạm da, các dấu hiệu bong tróc ít đi đáng kể.
Có nên ăn long nhãn khi mang thai?
Mẹ bầu có thể ăn long nhãn sau khi đã mang thai được 6 tháng. Theo Đông y, long nhãn dưỡng khí, bổ ích tâm tỳ. Trong khi đó, phụ nữ mang thai sẽ bị thay đổi lớn về nội tiết tố và miễn dịch, đề kháng. Ở thời điểm tam cá nguyệt đầu, mẹ bầu rất dễ bị âm hỏa hư. Nếu thời điểm này ăn nhãn càng làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Chị em có thể xảy ra đau bụng dưới, ra huyết bất thường nếu ăn nhiều long nhãn ở giai đoạn đầu.
Do đó, để đảm bảo an toàn nhất, chỉ nên ăn long nhãn từ tháng thứ 6 trở đi. Đồng thời không ăn quá nhiều, chỉ nên dùng dưới 100g mỗi tuần và tốt nhất hãy tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ.
Ăn quá nhiều nhãn khi mang thai có hại gì?
Ăn nhãn tuy tốt nhưng không thể ăn tùy ý, đặc biệt khi đang mang thai. Mẹ bầu cần chú ý một số tác hại sau:
- Dễ tăng cân: Do lượng đường trong nhãn tương đối cao, khoảng 15g/100g nhãn tươi, vậy nên mẹ bầu chú ý không ăn quá nhiều. Đường huyết tăng cao có thể gây đái tháo đường, thừa cân và béo phì.
- Rối loạn tiêu hóa: Lượng chất xơ của nhãn có thể giúp ích cho hệ tiêu hóa, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ khiến hoạt động của cơ quan này bị rối loạn. Mẹ bầu có nguy cơ bị tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu hóa.
- Phát sinh nhiều bệnh lý: Ăn nhãn liên tục mỗi ngày và ăn lượng lớn làm rối loạn hệ vi khuẩn ở đường ruột, tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ và mất cân bằng dinh dưỡng. Vì vậy mẹ bầu sẽ rất dễ mắc thêm nhiều bệnh lý ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Hướng dẫn cách ăn nhãn an toàn
Để ăn nhãn an toàn, cơ thể nhận được nhiều dưỡng chất có lợi, mẹ bầu hãy tham khảo cách ăn sau đây:
- Thời điểm ăn: Không ăn nhãn khi đói để tránh làm ảnh hưởng tới dạ dày. Tốt nhất nên dùng nhãn khi đã qua bữa ăn chính khoảng 60 phút.
- Ăn lượng nhỏ: Không ăn quá 150g nhãn mỗi ngày để tránh gây dư thừa đường fructose và glucose.
- Tần suất ăn: Chỉ nên ăn tối đa 2 lần mỗi tuần. Mẹ bầu dù thích nhãn nhưng vẫn cần đảm bảo tần suất thích hợp. Nên đan xen thêm các loại hoa quả khác để cơ thể cân bằng dưỡng chất.
- Đảm bảo vệ sinh: Lựa chọn nhãn sạch, rửa nhãn trước khi ăn. Không dùng miệng bóc vỏ để tránh tiếp xúc với các chất gây hại có bên ngoài lớp vỏ nhãn.
- Kết hợp thêm các nguyên liệu khác: Có thể chế biến nhãn thành các món như chè, sữa chua ăn kèm. Nhưng không nên ăn quá 2 lần hàng tuần.
Bà bầu ăn nhãn được không, ăn nhiều có sao không đều đã có lời giải đáp cụ thể. Mẹ bầu chú ý ăn vừa đủ, chú ý bổ sung thêm dưỡng chất từ các loại quả khác để đảm bảo an toàn cho cơ thể. Ngoài ra, có thể tham khảo tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ thích hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!