Những Nhóm Đối Tượng Nào Không Nên Dùng Yến Sào?
Tổ yến được cực kỳ bổ dưỡng, lành tính và phù hợp cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, đối với một số người có thể trạng, bệnh tình và cơ địa đặc không nên tiêu thụ loại thực phẩm này. Vậy cụ thể đối tượng nào không nên dùng yến sào? Đó là: Người suy nhược nặng, cơ thể hấp thụ dưỡng chất kém, phụ nữ mang thai dưới 3 tháng hoặc vừa sinh xong, trẻ nhỏ dưới 7 tháng tuổi. Bên cạnh đó, với từng đối tượng sử dụng, cần có cách chế biến yến phù hợp để hiệu quả mang lại là tốt nhất.
Tổ yến được cực kỳ bổ dưỡng, lành tính và phù hợp cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, đối với một số người có thể trạng, bệnh tình và cơ địa đặc không nên tiêu thụ loại thực phẩm này. Vậy cụ thể đối tượng nào không nên dùng yến sào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng để đảm bảo hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Những nhóm đối tượng nào không nên dùng yến sào?
Từ xưa đến nay, yến sào luôn được là một loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe, được dâng lên vua chúa và chỉ được dùng trong giới thượng lưu xưa. Đông y cũng coi đây là thức ăn bổ dưỡng, lành tính với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý.
Theo y học hiện đại, trong tổ yến có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và các hoạt chất có khả năng những lợi ích tuyệt vời đối với cơ thể người dùng mà hiếm có một loại thực phẩm nào có thể so sánh được.
Đây là một sản phẩm được nhiều người ưa chuộng để mua về, chế biến cho người thân, bạn bè sử dụng với mong muốn những người thân yêu đều khỏe mạnh, có thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng sau phẫu thuật, ốm đau,…
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không phải ai cũng nên sử dụng loại “thực phẩm vàng” này. Ngoài ra, nếu sử dụng sai cách, lạm dụng cũng có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe người dùng tổ yến.
Như vậy, cụ thể những đối tượng nào không nên dùng yến sào? Theo các chuyên gia, có 3 nhóm người dưới đây không nên sử dụng các món ăn chế biến từ tổ yến.
Người có thể chất quá yếu, suy nhược nặng và khả năng hấp thụ kém
Các nhà khoa học và chuyên gia khuyên rằng một trong những nhóm đối tượng không nên ăn yến sào là người đang có cơ thể gầy yếu, suy nhược nghiêm trọng và luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Theo các bác sĩ Đông y, những người có cơ thể suy nhược nặng, ốm đau liên miên có tùy vị hoạt động yếu, đồng thời khả năng hấp thụ dưỡng chất từ chế độ ăn rất kém. Trong khi đó, yến sào là loại thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất cao, dồi dào và đa dạng khi vào dạ dày người bệnh sẽ gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa thay vì được cơ thể hấp thụ.
Nếu những người có thể trạng ốm yếu, suy nhược này sử dụng yến sào nhiều hoặc tần suất dày có thể xuất hiện triệu chứng buồn nôn, khó tiêu, lạnh và đau bụng, tiêu chảy,…
Ngoài ra, nếu những người hơi ốm yếu hoặc vừa trải qua một khoảng thời gian bệnh viêm nhiễm cấp tính hoặc hiện có triệu chứng sốt, cảm mạo, đau đầu, đầy bụng, đau bụng, đau đầu, ho nhiều đờm,… cũng không nên ăn các món ăn từ yến sào trước khi hồi phục, dứt bệnh toàn toàn.
Riêng đối với bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể sử dụng yến sào nhưng không nên dùng với đường phèn, chú ý hạ thấp lượng đường tối đa.
Phụ nữ đang mang thai dưới 3 tháng hoặc mới sinh
Phụ nữ mang thai có ăn được yến sào không? Thực tế, các món ăn từ tổ yến có nhiều tác dụng đối với bà bầu và mẹ sau sinh. Tuy nhiên, không phải giai đoạn nào khi mang thai và sau khi sinh sản cũng phù hợp để chị em sử dụng yến sào.
Yến sào là một loại thực phẩm lành tính và bổ dưỡng, bổ khí huyết cho chị em nhưng tổ yến cũng có tính hàn. Vì vậy, trong giai đoạn đầu – 3 tháng đầu của thai kỳ, ngay sau sinh trong vòng 1 tháng khi ở cữ, chị em phụ nữ không nên sử dụng những món ăn có tính hàn như tổ yến, thay vào đó nên dùng những thực phẩm tính nhiệt.
Đối với phụ nữ có thai từ tháng thứ 4 trở đi và ít nhất 1 tháng sau khi sinh có thể yên tâm sử dụng tổ yến theo liều lượng phù hợp để mang đến những công dụng tuyệt vời cho mẹ và bé.
Trẻ nhỏ dưới 7 tháng tuổi
Các bậc phụ huynh lưu ý trẻ nhỏ dưới 7 tuổi cũng thuộc các nhóm đối tượng không nên dùng yến sào.
Trẻ sơ sinh đến dưới 7 tháng tuổi có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh, do đó các mẹ cần cho bé uống sữa hoàn toàn, tốt nhất là sữa mẹ. Việc cho bé dùng yến sào trong giai đoạn này sẽ gây nên chứng khó tiêu, đầy bụng và khó hấp thụ các dưỡng chất có trong yến.
Trẻ em từ 7 tháng trở lên có thể dùng tổ yến, tuy nhiên trẻ từ 7 tháng – 1 tuổi chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ tần suất đều đặn để làm quen với hương vị. Từ 1 tuổi trở lên có thể dùng 1 lượng nhỏ yến sào để bé tập ăn dặm, cung cấp thêm dưỡng chất.
Chế biến và liều dùng yến sào cho từng nhóm đối tượng
Ngoài ra, yến sào phải được chế biến đúng cách và khoa học để đảm bảo được dưỡng chất cần thiết bên trong. Tùy theo mục đích sử dụng, sở thích, khẩu vị mà bạn có thể chế biến các món yến chưng, nước yến, cháo tổ yến,…
Việc kết hợp tổ yến và các thực phẩm khác cần được nghiên cứu kỹ càng hoặc tham khảo ý kiến các chuyên gia để chế biến được món ngon, đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng và không xung khắc dược tính.
Mặt khác, tùy theo cơ địa, thể trạng, độ tuổi mà mỗi người sẽ có một liều lượng tổ yến tối ưu nhất. Tuyệt đối không lạm dụng, sử dụng yến với tần suất dày đặc hoặc ăn một lượng quá lớn mỗi lần để tránh các ảnh hưởng xấu không đáng có.
Dưới đây là liều dùng tham khảo cho một số nhóm đối tượng theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng:
- Trẻ em 1 – 4 tuổi: Chỉ nên khoảng 1 – 2g tổ yến tinh/ngày, chia nhỏ nhiều lần, cách 2 – 3 ngày trong tuần.
- Trẻ em 4 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai từ tháng thứ 4: Ăn khoảng 2 – 3g yến tinh/lần, cách 2 – 3 ngày mỗi lần dùng.
- Phụ nữ, nam giới khỏe mạnh: Dùng tối đa 5g yến tinh/lần, mỗi tuần dùng 2 – 3 lần.
- Người cao tuổi, bệnh nhân (tiểu đường, ung thư, hậu phẫu thuật,…): Khoảng 3 – 4g yến tinh/ngày chia nhỏ nhiều lần dùng trong ngày, mỗi tuần dùng khoảng 2 lần.
Cách bảo quản các sản phẩm từ yến sào
Một vấn đề khác bạn cũng cần lưu ý là bảo quản hợp lý yến sào, chú ý hạn sử dụng. Mỗi sản phẩm, dạng yến khác nhau sẽ có cách bảo quản riêng biệt theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Khi bảo quản hầu hết các sản phẩm từ yến sào một cách lâu dài thì bạn nên cho vào hộp đậy kín và để vào phí trên cùng của ngăn mát tủ lạnh. Nên có ngăn riêng biệt để hạn chế sự tiếp xúc với những thực phẩm khác.
Đây là một loại thực phẩm có giá thành khá cao nên cần hạn chế bảo quản sai cách, gây hư hỏng nhanh, lãng phí hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Bài viết trên đây đã giải đáp cho câu hỏi: “Đối tượng nào không nên dùng yến sào?” và chia sẻ một số lưu ý quan trọng khi mua, chế biến, sử dụng tổ yến để chăm sóc sức khỏe hiệu quả, an toàn nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc biết cách sử dụng loại thực phẩm bổ dưỡng này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!