Tác Hại Của Ăn Mặn? Cách Thay Đổi Thói Quen Ăn Mặn Hàng Ngày
Muối là một gia vị không thể thiếu trong việc chế biến món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, việc ăn mặn dẫn đến thừa muối lại gây ra không ít tác hại đối với cơ thể, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính mà bạn không ngờ tới. Trong bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng tham khảo 7 tác hại của ăn mặn cũng như cách thức thay đổi thói quen ăn mặn hiệu quả.
Muối là một gia vị không thể thiếu trong việc chế biến món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, việc ăn mặn dẫn đến thừa muối lại gây ra không ít tác hại đối với cơ thể, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính mà bạn không ngờ tới. Trong bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng tham khảo 7 tác hại của ăn mặn cũng như cách thức thay đổi thói quen ăn mặn hiệu quả.
7 tác hại của ăn mặn đối với sức khỏe
Muối là loại gia vị giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Hàng ngày, lượng muối trong cơ thể sẽ bị mất đi thông qua các hoạt động như đi vệ sinh, tiết mồ hôi, nước mắt,… Từ đây, bổ sung muối cho cơ thể bằng con đường thực phẩm chính là phương pháp bù lại lượng muối mất đi hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, một cuộc khảo sát được thực hiện mới đây cho thấy rằng người trưởng thành Việt Nam đang sử dụng lượng muối trung bình là 9,4g/ngày, gần gấp đôi mức ăn vào khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 5g muối/ngày.
Theo các bác sĩ đến từ Viện dinh dưỡng Quốc gia, trong 5g muối có chứa khoảng 2g natri. Đây được xem là chất dinh dưỡng thiết yếu để duy trì thể tích huyết tương, cân bằng axit – bazơ, thúc đẩy dẫn truyền xung động thần kinh và chức năng tế bào bình thường trong cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn mặn, tức thừa natri hay thừa muối sẽ gây ra những phản ứng ngược lại, làm gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh như:
Tác hại của ăn mặn làm tăng huyết áp
Việc sử dụng nhiều muối trong các bữa ăn hàng ngày sẽ làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào với natri. Từ đây, Ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch, dẫn đến hiện tượng tăng nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch. Đặc biệt, đây là nguyên nhân gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn đến tăng huyết áp.
Trước đó, nhiều tài liệu nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc sử dụng lượng muối ăn ở mức 4.4g/ ngày có thể sẽ làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trưng với mức độ lên tới 4.18mm Hg và 2.06mm Hg. Tuy nhiên, con số này chỉ thể hiện rõ ở những người bị huyết áp cao gần gấp đôi so với bình thường. Bên cạnh đó, những tác động này được xác định là rõ rệt hơn đáng kể ở những người nhạy cảm với muối.
Gây khát nước và gia tăng nguy cơ đột quỵ
Khát nước được xem là tác hại tất yếu của việc ăn mặn. Thực tế, chỉ cần 1 bữa ăn mặn cũng có thể gây ra tình trạng khô miệng và khiến bạn có cảm giác thèm nước. Ở thời điểm này, bạn thường được khuyến khích là nên bổ sung nước cho cơ thể để giúp cân bằng lượng natri dư thừa.
Nếu không bù nước kịp thời sẽ khiến lượng natri trong cơ thể tăng lên trên mức an toàn gây ra tình trạng tăng natri huyết. Điều này sẽ khiến nước thoát ra khỏi tế bào và máu, dẫn đến co giật, lú lẫn, hôn mê hay nguy hiểm nhất là tử vong.
Ngoài ra, theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một tác hại nữa của ăn mặn là có thể dẫn tới 62% các ca đột quỵ não. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, việc bạn giảm 1 thìa cà phê muối ăn trong các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ đáng kể.
Gia tăng nguy cơ bệnh tim
Việc đưa vào cơ thể lượng muối lớn do thói quen tiêu thụ đồ ăn mặn sẽ khiến bạn cần phải uống nhiều nước hơn. Điều này làm tăng khối lượng máu tuần hoàn cũng như sẽ khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm tâm thất trái to lên, dẫn đến hiện tượng suy tim. Sau này, khi bạn phát hiện và giảm lượng muối nạp vào cơ thể, tâm thất trái có thể sẽ trở lại bình thường.
Gây hại thận
Có thể bạn đã từng nghe nói đến tác hại của ăn mặn sẽ gây ảnh hưởng tới thận – cơ quan giữ vai trò quan trọng quyết định tới sinh lý phái mạnh. Cụ thể, việc sử dụng nhiều muối sẽ khiến cơ thể phải thu nạp nhiều nước, dẫn tới quá trình tuần hoàn máu đến cầu thận tăng, buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Đối với những bệnh bệnh nhân đã mắc bệnh thận, việc sử dụng đồ ăn mặn sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Ngược lại, nếu giảm lượng muối sẽ giúp chức năng thận sẽ được cải thiện tốt hơn. Ngoài ra, muối cũng là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh thường gặp như sỏi thận, thận nhiễm mỡ,…
Tác hại của ăn mặn gây bệnh dạ dày
Thói quen ăn mặn, nhiều muối sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn đường ruột Helicobacter pylori (HP). Loại vi khuẩn này là nguyên nhân của 80 – 90% các trường hợp mắc các bệnh như viêm loét dạ dày, tá tràng. Bởi lẽ khi chúng phát triển sẽ tấn công niêm mạc dạ dày và làm kích hoạt tình trạng viêm loét, nhiễm trùng.
Ngoài ra, một nghiên cứu của Nhật Bản cũng cho thấy việc thường xuyên ăn đồ mặn còn có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày lên gấp 2 lần so với những người ăn uống bình thường. Hơn nữa, lượng natri trong cơ thể cao cũng làm giảm hiệu quả điều trị ung thư dạ dày.
Làm yếu xương
Đây cũng là một trong những tác hại của việc ăn mặn thường gặp mà bạn cần phải chú ý. Theo các chuyên gia, khi cơ thể dung nạp quá nhiều muối sẽ gây mất canxi từ xương trong khi canxi là yếu tố quan trọng cho xương khỏe mạnh. Việc xương bị mất canxi sẽ khiến chúng sẽ trở nên yếu, dễ gãy hơn, làm tăng nguy cơ loãng xương.
Ăn mặn khiến cơ thể sưng phù
Khi duy trì thói quen ăn mặn, lượng natri dư thừa từ các thực phẩm giàu natri sẽ giải phóng vào máu. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng chất lỏng và gây ra tình trạng hút nước ra khỏi tế bào và vào máu.
Về lâu dài, tình trạng này giữ nước trong máu tăng lên có thể dẫn đến sưng phù, đặc biệt là ở khu vực bàn tay và bàn chân. Điều này có thể khiến cơ thể bạn trông nặng nề hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu ngừng ăn mặn thì cơ thể sẽ sớm được cân bằng trở lại, giúp tình trạng sưng phù cũng sẽ tự thuyên giảm theo thời gian.
Ngoài những tác hại của ăn mặn nói trên, việc sử dụng quá nhiều muối trong chế độ ăn hàng ngày có thể là nguyên nhân kích hoạt cơn hen suyễn. Ngoài ra, bệnh hen suyễn cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, xương, tim mạch và nhiều bệnh lý liên quan khác.
Làm thế nào để thay đổi thói quen ăn mặn?
Để đảm bảo cho sức khỏe của chính bạn và những người thân yêu trong gia đình, các bạn cần thực hiện các biện pháp hạn chế sử dụng muối với một số vấn đề cần lưu ý sau đây:
- Ưu tiên lựa chọn và sử dụng các loại thực phẩm tươi thay vì dùng thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp… Bởi lẽ các thực phẩm chế biến sẵn thường được cho nhiều muối để bảo quản.
- Trường hợp muốn sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, các bạn cần lựa chọn các sản phẩm có lượng muối thấp hơn bằng cách xem thành phần muối/ natri có ghi trên nhãn dán thực phẩm.
- Chọn cách chế biến món ăn phù hợp như các món luộc, hấp thay vì nấu các món cần nhiều gia vị mặn khi chế biến như rim, rang, kho… sẽ giúp giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Ngoài muối thì mì chính cũng có chứa natri trong thành phần nên khi chế biến món ăn bạn cũng nên hạn chế sử dụng gia vị này.
- Nếu đã có thói quen ăn mặn từ trước, các bạn có thể giảm ăn muối một cách từ từ để cơ thể dần dần cảm nhận vị giác và thích nghi tốt hơn.
Sau khi tìm hiểu những tác hại của ăn mặn, có thể thấy rằng việc sử dụng quá nhiều muối sẽ gây ra những hệ lụy không mong muốn. Do đó, các bạn cần chú ý hạn chế sử dụng đồ ăn mặn, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và giàu dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe, bảo vệ gia đình mình trước các loại bệnh tật.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!