Tác Hại Của Mì Tôm Có Thể Bạn Chưa Biết
Mì tôm hay mì ăn liền là món khoái khẩu của rất nhiều người trong xã hội hiện đại. Tuy rất tiện lợi và ngon miệng, thế nhưng món ăn này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người dùng. Trong phạm vi bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng tìm hiểu những tác hại của mì tôm cũng như hướng dẫn sử dụng mì tôm đúng cách nhất.
Mì tôm hay mì ăn liền là món khoái khẩu của rất nhiều người trong xã hội hiện đại. Tuy rất tiện lợi và ngon miệng, thế nhưng món ăn này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người dùng. Trong phạm vi bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng tìm hiểu những tác hại của mì tôm cũng như hướng dẫn sử dụng mì tôm đúng cách nhất.
Một số tác hại của mì tôm thường gặp
Mì tôm vốn là một phát minh của chuyên gia người Nhật gốc Đài Loan Momofuku Ando sinh sống tại Nhật Bản. Sản phẩm được đưa ra thị trường lần đầu tiên vào năm 1958 bởi công ty của Ando, Nissin, dưới tên thương hiệu Chikin Ramen.
Hiện nay, số lượng mì tôm được tiêu thụ hàng ngày có xu hướng gia tăng do đây là món ăn tiện ích, được nhiều người ưa thích và đặc biệt rất thích hợp với những người bận rộn. Tuy nhiên, trong mì tôm lại có chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe. Từ đây nếu bạn sử dụng quá nhiều, một số tác hại của mì tôm thường gặp gồm có:
Tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa
Trước khi đóng gói, mì tôm thường được chiên qua dầu và sau đó được sấy khô. Với quy trình này, trong mì chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, khiến việc sử dụng thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến vị giác cũng như tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa.
Cụ thể, những người thường xuyên sử dụng mì ăn liền thường bị rối loạn chức năng dạ dày, xuất hiện các triệu chứng như cảm giác đầy hơi, đau dạ dày… Đặc biệt, trẻ em thích ăn mì tôm và thường xuyên sử dụng mì hàng ngày rất dễ mắc chứng biếng ăn.
Tác hại của mì tôm gây béo phì
Hiện nay, tỉ lệ người mắc béo phì trên thế giới và tại Việt Nam đang có xu hướng ngày càng gia tăng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có việc lạm dụng sử dụng mì tôm hàng ngày. Thực tế, nhiều người thường có thói quen chế biến món mì tôm theo sở thích của bản thân và các thành viên trong gia đình. Từ đây, việc kết hợp mì tôm với một số loại thực phẩm khác sẽ khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo.
Về lâu dài, hàm lượng chất béo, calo trong cơ thể tăng cao dẫn đến béo phì và gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường… Khi rơi vào trường hợp này, bạn sẽ có những dấu hiệu rõ rệt như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh…
Hại thận dẫn đến sỏi thận là tác hại của mì tôm cần chú ý
Một thành phần quan trọng có trong gói mì ăn liền mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối. Thực tế, mì ăn liền thường được ướp với rất nhiều muối. Từ đây khi cơ thể dung nạp thường xuyên sẽ vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.
Ngoài ra, mì tôm còn được bổ sung khá nhiều thành phần phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy đây là yếu tố giúp mang đến cảm giác ăn ngon miệng hơn nhưng lại khiến bạn dễ bị loãng xương, mất xương cũng như răng yếu dần đi.
Gia tăng quá trình lão hóa
Trong mì tôm có chứa hàm lượng dầu cao. Đây là chất chống oxy hóa nhưng nó chỉ có thể làm chậm quá trình oxy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm, trì hoãn thời gian hỏng chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng mốc hỏng. Sau một thời gian, chất oxy hóa bị phá vỡ làm sản sinh ra lipid peroxide. Việc nạp quá nhiều lipid peroxide vào cơ thể trong thời gian dài sẽ tiêu diệt hệ thống enzym quan trọng của cơ thể, là yếu tố đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch
Nếu thường xuyên ăn mì tôm, một trong những tác hại của mì tôm bạn thường gặp phải là gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ. Nguyên nhân chính nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người có tuổi hay người từng có tiền sử bệnh tim mạch.
Nóng trong người gây hại cho gan
Phần lớn mọi người sau khi ăn mì tôm đều thấy khát nước và khô miệng do món ăn này được chiên với dầu ở nhiệt độ cao. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây thiếu nước và tình trạng nóng trong, đồng thời dẫn đến mụn nhọt gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Với những sản phẩm mì tôm dạng hộp ăn liền, đây là lựa chọn của rất nhiều người với mục đích không phải dọn dẹp sau khi ăn. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết rằng các hộp nhựa chứa mì khi ngâm trong nước nóng trên 70 độ C sẽ sản sinh ra các chất độc hại. Đặc biệt, những chất này có khả năng ngấm vào thực phẩm, từ đó gây hại cho gan, thận, hệ sinh sản và dây thần kinh trung ương.
Khiến cơ thể thiếu chất
Thành phần chủ yếu có trong mì ăn liền là bột mì, chất béo, nước sốt… Đặc biệt, trong mì tôm không chứa đủ 7 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và chất xơ. Bởi vậy, nếu các bạn ăn mì ăn liền suốt thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Về lâu dài sẽ kéo theo một loạt bệnh như chóng mặt, mệt mỏi, sút cân, teo cơ, tim đập nhanh, hôn mê…
Nguy cơ gây ung thư
Khi tìm hiểu về những tác hại của mì tôm, đây chính là vấn đề các bạn cần phải đề phòng. Thực tế, đã có nhiều tài liệu nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối và chất béo bão hòa… Việc sử dụng mì tôm trong thời gian dài dễ gây táo bón khiến phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư, nguy cơ nhất là ung thư trực tràng.
Ngoài những tác hại của mì tôm nói trên, nếu phụ nữ có thai thường xuyên ăn mì sẽ phải đối diện với nguy cơ bị sảy thai, gây ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Thêm nữa, trong mì tôm có chứa nhiều bột ngọt, gia tăng nguy cơ gây dị ứng cho khoảng 1-2% dân số trên thế giới gây cảm giác nóng trong ngực và mặt đỏ bừng, đau và nhức đầu.
Hướng dẫn sử dụng mì tôm đúng cách
Việc sử dụng đúng cách sẽ giúp giảm thiểu tác hại của mì tôm đối với sức khỏe. Bởi vậy, các bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Tuyệt đối không sử dụng “mì úp”, nên luộc bỏ nước đầu, nấu mì với nước lần 2 và các loại thực phẩm kết hợp khác.
- Nên vứt bỏ gói gia vị khi nấu mì tôm do chúng có chứa nhiều dầu mỡ, ăn vào dễ gây béo, tim mạch…
- Thêm rau xanh, thịt bò, tôm, thịt lợn và các loại thực phẩm khác khi nấu mì tôm để giảm tối đa lượng chất béo thừa và tăng cường đạm cho cơ thể.
- Nếu thường xuyên ăn mì tôm bạn cần bổ sung nhiều nước, trái cây để cơ thể giải nhiệt và đào thải độc tố ra ngoài. Nhờ đó sẽ góp phần hạn chế các hiện tượng sinh nhiệt, nổi mụn hay béo bụng.
Với một số thông tin trong bài viết chia sẻ trên, các bạn đã hiểu rõ về tác hại của mì tôm để từ đây có giải pháp sử dụng sản phẩm hiệu quả. Điều này giúp góp phần bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như các thành viên trong gia đình hiệu quả cao nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!