Tác Hại Của Quả Sung Là Gì? Ai Không Nên Ăn Quả Sung?
Trong y học cổ truyền, quả sung được ứng dụng trong điều trị nhiều chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, sa trực tràng, viêm họng, ho, mụn nhọt lở loét, chán ăn phong thấp… Tuy nhiên, nếu sử dụng quả sung không đúng cách sẽ gây ra phản tác dụng, gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu những tác hại của quả sung trong bài viết dưới đây, các bạn sẽ biết cách ứng dụng sao cho hiệu quả.
Trong y học cổ truyền, quả sung được ứng dụng trong điều trị nhiều chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, sa trực tràng, viêm họng, ho, mụn nhọt lở loét, chán ăn phong thấp… Tuy nhiên, nếu sử dụng quả sung không đúng cách sẽ gây ra phản tác dụng, gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu những tác hại của quả sung trong bài viết dưới đây, các bạn sẽ biết cách ứng dụng sao cho hiệu quả.
Những tác hại của quả sung khi sử dụng sai cách
Bất cứ loại quả nào khi sử dụng sai cách hoặc sử dụng quá nhiều đều gây phản ứng xấu đối với sức khỏe và quả sung cũng không ngoại lệ. Một số tác hại của quả sung thường gặp gồm có:
Nặng bụng và đau dạ dày
Quả sung được xem là loại thực phẩm “vàng” đối với người bị táo bón nhưng nó có thể ảnh hưởng xấu tới đường tiêu hóa vốn đang hoạt động bình thường khi người dùng sử dụng quá nhiều.
Cụ thể, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau dạ dày hoặc khiến bạn bị đầy hơi. Thông thường, tình trạng khó chịu sẽ xuất hiện xuất hiện ở một khu vực nhỏ nhưng đôi khi cũng xuất hiện ở khu vực lớn bên trong dạ dày. Về cơ bản, hầu hết các trường hợp chỉ xuất hiện cảm giác đầy hơi trong thời gian ngắn rồi sẽ sớm biến mất.
Để ngăn ngừa hiện tượng này, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết bạn nên uống nước lạnh sau khi ăn quả sung. Đây là hành động nhỏ nhưng có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến dạ dày.
Dị ứng, ngộ độc
Với những người có cơ địa dị ứng, việc dị ứng với quả sung là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Lúc này, bạn có thể gặp phải một loại các triệu chứng khó chịu như viêm kết mạc, viêm mũi và sốc phản vệ. Ngoài ra, đây cũng có thể là nguyên nhân gây nên chứng hen suyễn.
Về việc ngộ độc, theo các chuyên gia, mặc dù đây là loại quả khá sạch vì không sử dụng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, do cấu tạo của quả sung vô cùng đặc biệt với những sợi nhỏ bên trong nên đây thường là nơi “trú ngụ” của côn trùng và chúng có thể gây ngộ độc thực phẩm. Vì thế, tốt nhất bạn nên bổ quả sung ra và rửa sạch trước khi ăn để đảm bảo an toàn và tránh các tác hại của quả sung mang lại cho sức khỏe.
Tác hại của quả sung đối với làn da
Theo các chuyên gia, ăn quả sung với lượng vừa phải có thể giúp cơ thể chống lại tình trạng oxy hóa, trị nám da, thậm chí hữu ích trong việc điều trị các bệnh về da mãn tính và u da. Thế nhưng, cũng vì vậy mà quả sung có thể khiến cho làn da trở nên nhạy cảm hơn, nhất là khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Điều này làm khả năng mắc phải các chứng bệnh liên quan đến da như phát ban, mẩn đỏ, tăng hắc sắc tố dưới da…
Bởi thế trong trường hợp bạn thường xuyên ăn quả sung, đừng quên bảo vệ làn da mỗi khi ra ngoài bằng cách sử dụng kem chống nắng, khẩu trang, mũ nón…
Ảnh hưởng xấu đến ruột và khả năng hấp thụ canxi
Dù bạn có thể nghiền nát quả sung hoàn toàn khi ăn. Thế nhưng, hạt sung vẫn khá cứng và có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và sẽ gây tắc nghẽn đường ruột.
Thêm nữa, trong loại quả này có chứa oxalat, một hợp chất gây cản trở quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể. Nếu bạn ăn quá nhiều, thường xuyên sẽ làm thiếu hụt canxi nghiêm trọng và có khả năng gây yếu xương, dẫn tới một số bệnh liên quan tới xương khớp.
Tác hại của quả sung gây xuất huyết, giảm đường huyết trong máu
Sung là trái cây có đặc tính nóng, từ đây việc tiêu thụ quá nhiều sẽ gây nguy cơ xuất huyết võng mạc, trực tràng và chảy máu âm đạo nhẹ. Một số tài liệu nghiên cứu còn cho biết thêm, sung cũng có thể gây ra hội chứng Evans (bệnh tan máu tự miễn). Do đó với những trường hợp bị chảy máu trực tràng và âm đạo, bạn nên ngừng ăn quả sung càng sớm càng tốt.
Trong trường hợp bạn mắc chứng tiểu đường, ăn nhiều quả sung sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Tuy nhiên, quả sung lại thực sự gây hại cho những ai bị hạ đường huyết.
Tăng axit oxalic có hại trong cơ thể
Trong quá sung có chứa khá nhiều thành phần axit oxalic. Thông thường, loại axit này sẽ không gây ảnh hưởng cho cơ thể. Thế nhưng nếu ăn quá nhiều quả sung sẽ khiến axit oxalic tăng cao dẫn đến việc dư thừa. Khi quá trình bài tiết oxalic diễn ra sẽ phản ứng với canxi tạo thành muối oxalate –nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang…
Những đối tượng không nên ăn quả sung để tránh tác hại
Sau khi tìm hiểu những tác hại của quả sung, để đảm bảo an toàn, những đối tượng sau đây nên hạn chế hoặc không nên bổ sung quả sung vào chế độ ăn uống của mình:
- Người bị bệnh sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang: Nhóm đối tượng này nên hạn chế ăn quả sung để tránh tình trạng thêm nghiêm trọng.
- Người bị hạ đường huyết: Nếu bạn đang bị hạ đường huyết, việc hạn chế sử dụng loại quả này là điều vô cùng cần thiết. Sau khi ăn quả sung, đường huyết trong cơ thể có thể hạ xuống mức thấp gây ra các hiện tượng như chóng mặt, đau đầu, run rẩy, tim đập nhanh, vã mồ hôi, thị lực giảm, cảm thấy cáu gắt và da bị tái nhợt.
- Người có cơ địa nhạy cảm: Trong trường hợp này, tốt nhất không nên ăn quả sung vì dễ dẫn đến các vấn đề như viêm mũi, viêm màng kết và sốc phản vệ. Để biết bản thân có bị dị ứng hay không, các bạn nên ăn thử miếng nhỏ, nhai chậm rãi. Nếu không xuất hiện dấu hiệu bất thường, bạn có thể tiếp tục sử dụng loại trái cây này.
- Người xuất huyết trực tràng, đau dạ dày: Việc ăn quả sung sẽ khiến bạn bị chảy máu không ngừng, từ đây khiến cơ thể rất dễ bị thiếu máu.
Một số lưu ý giúp giảm thiểu tác hại của quả sung
Quả sung có thể được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon và vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên, cùng với những đối tượng không nên sử dụng, khi dùng quả sung các bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Quả sung mới hái thường có chứa rất nhiều nhựa nên các bạn cần rửa qua nước muối trước khi ăn.
- Chỉ nên ăn quả sung với lượng vừa phải, tuyệt đối không ăn quá nhiều.
- Người bị dị ứng với các loại mủ cây cao su cần thận trọng khi sử dụng quả sung vì chúng có thể gây dị ứng tương tự.
- Nếu đang mang thai, bạn có thể ăn quả sung nhưng chỉ ăn với số lượng ít hoặc hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn để đảm an toàn sức khỏe cho mẹ và bé.
- Với những người muốn sử dụng quả sung trong điều trị bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, góp phần tránh gặp phải những tác dụng phụ có thể gặp từ loại trái cây này.
Nhìn chung, quả sung có hương vị khá thơm ngon và bổ dưỡng nhưng cần được sử dụng đúng cách, không ăn quá nhiều để tránh các tác hại ngoài ý muốn cho sức khỏe.
Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã hiểu được những tác hại của quả sung cũng như cách sử dụng đúng đắn để bảo vệ sức khỏe bản thân và các thành viên trong gia đình. Hãy tham khảo để biết cách dùng đúng lúc, đúng cách bạn nhé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!