Uống Gì Để Hết Đau Bụng Kinh?
Cơn đau bụng kinh thường kéo dài khoảng 2-3 ngày kèm theo cảm giác mỏi lưng và đùi, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Một số thức uống hạn chế tình trạng đau bụng kinh chị em có thể tham khảo như nước ấm, nước lô hội mật ong, nước dừa, nước ép cam, nước cần tây, nước ép củ cải đường, lá ngải cứu, nước trà xanh, trà gừng.
Khi đến ngày hành kinh, hầu hết chị em phụ nữ đều bị đau bụng. Cơn đau thường kéo dài khoảng 2-3 ngày kèm theo cảm giác mỏi lưng và đùi, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Vì vậy nhiều chị em băn khoăn “uống gì để hết đau bụng kinh”, dưới đây là câu trả lời.
Nên uống gì để hết đau bụng kinh?
Mức độ đau bụng kinh ở mỗi chị em là khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Các cơn đau kéo dài, mức độ nặng có thể khiến cơ thể chị em mệt mỏi, không thể làm việc và sinh hoạt. Lúc này, chị em có thể sử dụng một số loại đồ uống sau đây để giảm bớt cơn đau. Vậy nên uống gì để hết đau bụng kinh?
Nước ấm
Uống đủ nước giúp đảm bảo quá trình trao đổi chất, loại bỏ độc tố trong cơ thể. Nước ấm giúp làm giãn cơ trơn, giảm các cơn đau do co thắt. Một cốc nước ấm có thể khiến tử cung giãn nở, kích thích các mạch máu, từ đó giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt.
Trong những ngày “đèn đỏ”, bạn nên uống tối thiểu 1,5l – 2l nước ấm. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho nước nóng vào túi chườm rồi chườm lên vùng bụng dưới để giảm đau.
Nước ép dứa cà rốt
Dứa và cà rốt là hai loại thực phẩm chứa hàm lượng nước, vitamin và khoáng chất dồi dào. Không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, hàm lượng bromelain khá cao trong nước ép dứa cà rốt còn giúp làm dịu cơn đau hiệu quả. Đồng thời, cà rốt có khả năng cân bằng lưu lượng máu, làm giảm cảm giác mệt mỏi, khó chịu trong những “ngày đèn đỏ”.
Nước lô hội mật ong
Trong gel lô hội có hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, đồng thời chứa các hoạt chất có khả năng chống viêm cho cơ thể. Ngoài hàm lượng dinh dưỡng cao, mật ong cũng có khả năng kháng viêm, tiêu sưng. Hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau rất có lợi cho sức khỏe của chị em phụ nữ, nhất là trong việc điều hòa kinh nguyệt và xoa dịu cơn đau hành kinh. Việc uống nước lô hội mật ong liên tục trong kỳ kinh sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.
Nước dừa
Nước dừa có vị ngọt, tính bình, có tác dụng khử phong, ích khí, tiêu phù thũng,… Có khả năng hỗ trợ quá trình tạo máu, giúp ích cho người bị thiểu kinh và rối loạn kinh nguyệt. Chất điện giải có trong nước dừa giúp hạn chế mất nước, hỗ trợ đẩy máu kinh ra ngoài, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Uống nước dừa trong những ngày hành kinh còn giúp làm giảm đáng kể tình trạng buồn nôn và đau bụng. Ngoài ra, loại đồ uống này còn giúp kinh nguyệt ra nhanh chóng, rút ngắn “ngày đèn đỏ”. Tuy có nhiều tác dụng tuyệt vời như vậy, nhưng chị em không nên lạm dụng vì có thể gây phản tác dụng.
Nước ép cam
Trong cam có một lượng lớn vitamin C cần thiết cho cơ thể. Ngoài công dụng tăng cường sức đề kháng, vitamin C giúp bạn giải quyết những cơn đau bụng kinh trong “ngày đèn đỏ”. Ngoài ra, uống nước ép cam trước chu kỳ kinh nguyệt còn giúp điều trị đầy hơi, cải thiện tiêu hóa, tăng cường sinh lực và ngăn ngừa trầm cảm và lo âu. Việc bổ sung nước ép cam mỗi ngày còn giúp da dẻ mịn màng, ngăn ngừa mụn, giúp cơ thể tươi trẻ hơn.
Nước ép cần tây
Cần tây được mệnh danh là loại “thực phẩm vàng” có lợi toàn diện cho cơ thể. Trong cần tây chứa một lượng nước rất lớn, và hoàn toàn không hề chứa calo. Sử dụng nước ép cần tây trong kỳ kinh giúp ngăn ngừa tình trạng chướng bụng, đầy hơi trong kỳ kinh, giảm cảm giác đau vùng bụng dưới, giúp bạn lấy lại được năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Nước ép củ cải đường
Câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi “uống gì để hết đau bụng kinh” chính là nước ép củ cải đường. Trong loại củ này có hàm lượng nước, vitamin và khoáng chất dồi dào. Trong kỳ kinh nguyệt, bạn nên uống một cốc nước ép củ cải đường vào buổi sáng để làm giảm cơn đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp nước ép củ cải đường cùng với bột thì là để mang đến hiệu quả nhanh hơn.
Trà hoa cúc
Trong hoa cúc chứa nhiều chất chống viêm, giảm co thắt, từ đó giảm các cơn đau trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài ta, trà hoa cúc còn có công dụng an thần, làm giảm lo âu và mệt mỏi. Các chất chống oxy hóa có trong loại đồ uống này giúp tăng khả năng miễn dịch và giảm tình trạng căng thẳng thần kinh.
Theo các chuyên gia, chất chống oxy hóa apigenin có trong trà hoa cúc có khả năng cải thiện một số tình trạng viêm nhiễm, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Uống trà hoa cúc thường xuyên giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tăng khả năng chống chịu cơn đau của cơ thể. Trà hoa cúc được xem là một loại trà thảo mộc “đa công dụng”, vì vậy bạn có thể uống mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và làm giảm đau bụng kinh.
Lá ngải cứu
Ngải cứu là một vị thuốc tự nhiên, có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và chữa đau bụng kinh hiệu quả. Chị em có thể lấy một nắm lá ngải cứu tươi, giã nát và vắt nước uống 2 lần mỗi ngày. Nước ngải cứu có vị đắng hơi khó uống, vì vậy bạn nên bắt đầu bằng việc uống nước ngải cứu loãng, khi đã quen mới uống nhiều hơn.
Nước quế mật ong
Quế là loại thảo dược có tính ấm, vị cay, có khả năng chống viêm, làm ấm tử cung và giảm đau hiệu quả. Trong quế chứa nhiều chất chống oxy hóa như polyphenol và oregano, có khả năng điều hoà hoạt động của buồng trứng, làm giảm tình trạng co thắt của tử cung, từ đó loại bỏ các cơn đau bụng từ âm ỉ đến dữ dội.
Bên cạnh đó, mật ong chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thành phần chống viêm trong mật ong giúp hạn chế các cơn đau trong “ngày đèn đỏ”. Để làm nước quế mật ong, bạn hãm vài lát quết khô với nước sôi trong khoảng 20 phút. Sau đó cho thêm 2 thìa mật ong, khuấy đều rồi uống khi đang còn ấm.
Nước trà xanh
Trà xanh là loại thảo dược có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, polyphenol có trong lá chè có tác dụng chống ung thư và giảm viêm tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, trong chè xanh còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, giúp cân bằng điện giải và điều hoà hoạt động co bóp của tử cung.
Trong kỳ kinh nguyệt bạn nên uống chè xanh thay nước lọc, uống liên tục trong vòng 2 – 3 ngày để giảm đau bụng kinh, thúc đẩy tuần hoàn máu và giúp cơ thể thư giãn hơn. Không nên lạnh dụng quá nhiều vì có thể làm giảm hấp thu sắt và một số chất dinh dưỡng khác, gây phản tác dụng.
Trà gừng
Trà gừng là một trong những loại đồ uống phổ biến nhất trong ngày “đèn đỏ”. Gừng có tính ấm, giúp giảm đau, kháng viêm, các hợp chất oxy hóa trong gừng có khả năng điều hòa hoạt động co bóp của cơ trơn tử cung. Do đó chị em có thể hãm gừng tươi với nước sôi, làm thành trà gừng ấm để giảm đau bụng kinh.
Đau bụng kinh nên tránh những đồ uống nào?
Bên cạnh những loại nước uống nên bổ sung để giảm đau bụng kinh, các bạn cũng nên tránh những loại đồ uống dưới đây nếu không muốn các cơn đau kéo dài hơn. Cụ thể:
- Cà phê: Đây là loại thức uống có chứa nhiều caffeine mà nữ giới nên tránh sử dụng khi đang tới tháng. Không chỉ vậy, việc uống cà phê còn khiến cơ thể mất nước và gián tiếp làm tăng cảm giác mệt mỏi trong những ngày “dâu rụng”.
- Đồ uống lạnh: Dùng nhiều đồ uống lạnh khi đang bị hành kinh có thể khiến máu kinh vón cục. Đồng thời kích thích tử cung co bóp mạnh để đào thải. Vậy nên, trong thời gian này, chị em chỉ nên bổ sung đủ nước ấm để làm tăng tuần hoàn máu, làm dịu cơn đau hiệu quả.
- Rượu bia: Những đồ uống có chứa cồn là một trong những nguyên nhân gây nên các cơn đau bụng dữ dội hơn. Do đó, chị em nên hạn chế uống rượu bia trong thời gian này để đảm bảo sức khỏe tổng thể nói chung cũng như sức khỏe trong kỳ kinh nguyệt.
- Tinh bột nghệ: Tinh bột nghệ phát huy hiệu quả giảm đau bụng kinh và giúp điều hòa kinh nguyệt nếu được sử dụng trong khoảng từ 7 – 15 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, trong những ngày đèn đỏ, chúng ta không nên uống tinh bột nghệ vì hoạt chất curcurmin có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn khác.
Lưu ý cho bạn gái trong kỳ kinh nguyệt
Các loại đồ uống trên có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả, tuy nhiên chị em không nên quá lạm dụng. Ngoài ra, để có một chu kình kinh nguyệt dễ chịu, chị em nên lưu ý một số điều sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, làm việc và sinh hoạt điều độ, giữ cơ thể luôn thoải mái và thư giãn.
- Nên vận động nhẹ nhàng để lưu thông khí huyết, tuyệt đối không vận động mạnh hoặc làm việc quá sức vì có thể gây hoa mắt chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.
- Trong ngày “đèn đỏ” không nên uống rượu bia, cà phê, đồ uống lạnh,… vì có thể làm cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
- Cơn đau bụng kinh ở mỗi người là khác nhau, tuy nhiên hầu như là không quá nghiêm trọng và kéo dài, nếu cơn đau này trở nên “quá sức chịu đựng” thì chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “uống gì để hết đau bụng kinh”. Việc sử dụng các loại đồ uống này giúp giảm đau hiệu quả, mang đến cảm giác thoải mái và dễ chịu trong kỳ kinh nguyệt. Nếu cơn đau quá nặng và liên tục kéo dài thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp xử lý kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!