10 Tác Dụng Của Lá Bàng? Cách Dùng Hiệu Quả, An Toàn
Cây bàng tưởng chừng chỉ là một loài cây che bóng mát nhưng thực tế lại có những tác dụng hỗ trợ chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Cùng khám phá 10 tác dụng của lá bàng, đặc biệt hướng dẫn sử dụng chi tiết trong bài viết dưới đây, các bạn sẽ biết cách tận dụng loại lá cây này sao cho phù hợp.
Cây bàng tưởng chừng chỉ là một loài cây che bóng mát nhưng thực tế lại có những tác dụng hỗ trợ chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Cùng khám phá 10 tác dụng của lá bàng, đặc biệt hướng dẫn sử dụng chi tiết trong bài viết dưới đây, các bạn sẽ biết cách tận dụng loại lá cây này sao cho phù hợp.
10 tác dụng của lá bàng đối với sức khỏe và làm đẹp
Cây bàng thuộc nhóm cây thân gỗ, thường được sử dụng với mục đích tạo bóng mát nhờ tán lá lớn và rậm. Tuy nhiên không dừng lại ở đó, nhiều tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng trong lá bàng chứa rất nhiều dưỡng chất với một số tác dụng nổi bật như:
Chữa bệnh viêm họng hiệu quả
Đây là tác dụng của lá bàng ít người biết đến. Theo các chuyên gia, trong lá bàng chứa nhiều hợp chất có lợi, đặc biệt là tanin cùng flavonoid với công dụng kháng khuẩn, chống viêm, có khả năng chữa lành những tổn thương ở phần niêm mạc của họng nhanh chóng.
Để chữa viêm họng bằng lá bàng, các bạn có thể áp dụng theo hai cách thức sau:
- Sử dụng 10 lá bàng non, rửa sạch rồi xay nhuyễn với vài hạt muối hạt, 250ml nước trong khoảng 5 phút. Sau đó, các bạn lọc lấy nước, bỏ đi phần bã và sử dụng để súc miệng hàng ngày.
- Nếu gia đình bạn không có máy xay sinh tố, bạn cũng có thể thái nhỏ hoặc vò nát lá bàng rồi đun sôi và súc miệng như cách trên.
Tác dụng của lá bàng chữa cảm sốt
Trong lá bàng chứa hàm lượng cao flavonoid (chẳng hạn kamferol hay quercetin) cũng như các chất tanin (như punicalin, punicalagin, tercatin), các chất saponin và phytosterol. Do chứa nhiều hoạt chất hữu ích nên lá bàng phát huy hiệu quả khá tốt trong việc điều trị cảm sốt.
- Đối với chứng cảm sốt thông thường: Sử dụng 15g lá bàng, đem rửa sạch rồi thái nhỏ, sau đó phơi cho khô rồi trộn đều với 10g kinh giới khô, 12g bạc hà khô, 10g vỏ quýt khô để sắc lấy nước uống. Với nước thu được, bạn uống duy nhất một lần khi đang nóng rồi đắp chăn kín cho đổ mồ hôi.
- Đối với chứng cảm sốt kèm theo nhức đầu: Sử dụng 15g lá bàng khô, 10 gam vỏ quýt, 5g lá hoắc hương, ba lá gừng tươi để sắc lấy nước uống. Bạn chú ý uống thuốc khi ăn khoảng 15 phút, mỗi ngày uống 2 lần và sử dụng ngay khi nước còn nóng.
Điều trị các bệnh ngoài da
Với các hợp chất như tanin, flavonoid, phytosterol,… một trong những tác dụng của lá bàng được nhắc đến khá nhiều là giảm thiểu viêm nhiễm và giúp vết thương mau lành.
Chính vì vậy, lá bàng được ứng dụng khá nhiều trong điều trị viêm da cơ địa, góp phần tăng cường tốc độ phục hồi của da, đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, bệnh nổi mề đay, nổi mụn,… Đồng thời, lá bàng còn phát huy tốt hiệu quả đối với hiện tượng chàm da ở trẻ em, trị ghẻ, mụn nhọt khá tốt.
- Trị viêm da cơ địa: Sử dụng 1 nắm lá bàng non rửa sạch, giữa nát với muối hạt rồi lọc lấy phần nước cốt. Sau đó, các bạn sử dụng bông hoặc vải sạch thấm nước cốt lá bàng rồi bôi lên vị trí bị viêm da cơ địa. Bệnh nhân nên áp dùng bài thuốc này 2 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh đánh kể.
- Trị chàm da cho bé: Bạn cũng sử dụng lá bàng non rửa sạch, đun sôi cùng với nước rồi dùng nước này để tắm rửa cho bé mỗi ngày. Áp dụng một vài lần sẽ thấy tình trạng chàm má giảm thiểu đáng kể.
- Giảm ngứa khi lên da non: Sau khi bị thương, vết thương lành lại và chuẩn bị lên da non sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy cho cơ thể. Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần dùng lá bàng non để đun nước và rửa vết thương mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả khá tốt.
- Trị ghẻ và mụn nhọt: Bạn hãy lựa chọn những búp và lá bàng non rửa sạch, cho vào nồi và đun sôi cùng với nước. Sau 15 phút, bạn tắt bếp, để nước nguội bớt rồi ngâm vết thương vào trong nước khoảng 20 phút. Trong trường hợp vết thương nằm ở những vị trí không thể ngâm được, hãy lấy búp bàng non giã nát để đắp lên vết thương mỗi ngày.
Điều trị bệnh phụ khoa
Nói về tác dụng của lá bàng trong điều trị bệnh phụ khoa, theo y học hiện đại, thành phần lá bàng có chứa nhiều tanin. Đây là hoạt chất có đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn cao, giúp ức chế hoạt động của nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh phụ khoa. Đặc biệt, lá bàng còn có khả năng giảm các triệu chứng viêm nhiễm vùng kín tiêu biểu như ngứa, kích ứng, chảy dịch âm đạo bất thường…
- Cách làm 1: Bạn hãy sử dụng khoảng 10 lá bàng bánh tẻ, rửa sạch rồi đun với khoảng 1 lít nước và 3 thìa cafe muối. Bạn cần để nước sôi kỹ khoảng nửa giờ cho chất kháng sinh tanin được tiết ra. Sau đó, bạn hãy đợi nước nguội bớt và sử dụng để xông vùng kín trong 10-15 phút.
- Cách làm 2: Sử dụng 10 lá bàng bánh tẻ, rửa sạch rồi đun sôi cùng một lít nước và 2 thìa muối trắng. Sau đó, để nước nguội rồi sử dụng để bơm vào trong âm đạo, thực hiện 3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 3 đến 4cc nước.
Tác dụng của lá bàng trong điều trị nhiệt miệng
Trong lá bàng có chứa các chất sát khuẩn, kháng khuẩn tự nhiên nên có công dụng trị mụn, nhiệt miệng khá tốt.
Bạn chỉ cần sử dụng một nắm lá bàng non, rửa sạch rồi cho vào nồi, đổ ngập nước rồi đun sôi. Sau khi nước đã sôi, bạn hạ lửa nhỏ rồi đun trong khoảng nửa giờ. Cuối cùng, bạn tắt bếp, vớt lá bàng đem bỏ, phần nước cho vào bình giữ nhiệt hoặc bình thủy tinh để dùng dần.
Hàng ngày, bạn sử dụng nước lá bàng để ngậm nhiều lần cho nhanh khỏi. Trong khoảng thời gian này, do nhựa lá bàng tiết ra bám vào răng nên rất dễ làm răng bị vàng. Tuy nhiên, các bạn đừng quá lo lắng bởi sau khi khỏi, không sử dụng nước lá bàng nữa thì hiện tượng này sẽ dần biến mất.
Chữa bệnh trĩ
Về tác dụng của lá bàng trong điều trị bệnh trĩ, các chuyên gia cho biết điều này là do trong lá bàng chứa nhiều saponin có tác dụng là ức chế hệ thần kinh trung ương, giúp người bệnh giảm đau đớn cực kỳ hiệu quả. Cùng với đó, thành phần tanin sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại cũng như kìm hãm sự phát triển của chúng.
Thêm nữa, Flavonoid có khả năng thẩm thấu sâu vào trong các mạch máu, làm các mạch máu co lại để giúp búi trĩ bị co thắt lại, góp phần giúp bệnh thuyên giảm dần dần. Đặc biệt, trong lá bàng chứa nhiều hợp chất Phytosterol mang đến khả năng ức chế các chất béo như Cholesterol , kích thích bạch cầu lưu thông đến ổ viêm của búi trĩ.
Để điều trị bệnh trĩ hiệu quả, các bạn nên kết hợp lá bàng cùng với cây thiên lý để nấu thành nước xông búi trĩ với cách thức thực hiện vô cùng đơn giản. Cụ thể, bạn hãy sử dụng 30g lá cây thiên lý, 60g lá bàng, rửa sạch rồi cắt nhỏ và đun sôi với nước. Sau đó, hãy chắt lấy nước cốt, để nguội rồi ngâm hậu môn từ 15 đến 20 phút. Các bạn hãy thực hiện cách này đều đặn 1 lần/ngày sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm đáng kể.
Trị bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày là bệnh thường gặp ở mọi đối tượng, trong mọi độ tuổi. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn là do chế độ dinh dưỡng không khoa học và chế độ sinh hoạt không đúng đắn.
Hiện nay, sử dụng lá bàng để trị bệnh đau dạ dày là lựa chọn của rất nhiều người. Bởi lẽ trong thành phần của lá bàng non có chứa rất nhiều dưỡng chất như: flavonoid, tanin, saponin, đặc biệt hợp chất phytosterol phát huy tốt công dụng trong việc điều trị các vấn đề ở hệ thống tiêu hóa nói chung và các vấn đề ở dạ dày nói riêng.
Để phát huy tác dụng của lá bàng trong điều trị đau dạ dày, các bạn chỉ cần sử dụng một nắm lá bàng non, rửa sạch và để nguyên lá rồi đun sôi cùng 2 lít nước. Sau khi nước sôi, bạn vớt bỏ lá bàng, phần nước còn lại đem bảo quản trong tủ lạnh và uống thường xuyên hàng ngày.
Hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ
Hàm lượng flavonoid, tannin, saponin và phytosterol có trong lá bàng không chỉ đóng vai trò thiết yếu trong việc điều trị các loại bệnh trên mà còn phát huy hiệu quả trong việc chống lại chứng rối loạn giấc ngủ và làm dịu tâm trí.
Bạn hãy sử dụng 5 lá bàng non, không sâu, mang đi rửa sạch, để ráo nước rồi đun với 200ml nước sạch. Sau đó, hãy uống nước trước khi ngủ khoảng 2 tiếng để phát huy tốt nhất tác dụng của lá bàng.
Chống đái tháo đường
Lá bàng tươi phát huy tốt hiệu quả trong việc ức chế đường huyết tăng cao, bảo vệ tuyến tụy và ngăn ngừa đái tháo đường. Theo đó trong một số thí nghiệm gần đây, các nhà khoa học đã lấy dịch chiết lá bàng tươi để điều trị cho chuột bị gây đái tháo đường bằng hoạt chất alloxan. Sau thời gian 7 ngày điều trị, những con chuột này có mức đường huyết giảm đáng kể so với trước đó. Hiệu quả này do khả năng tăng sinh tế bào b tuyến tụy (tế bào này tiết ra insulin giúp điều hòa đường huyết ổn định).
Để chống đái tháo đường, bạn sử dụng lá bàng non hoặc lá bàng bánh tẻ đem rửa sạch, đun cùng 1 lít nước sao cho sôi thật kỹ. Sau đó, hãy phần nước thuốc và dùng để uống mỗi ngày.
Tác dụng của lá bàng trong phòng ngừa ung thư
Các nghiên cứu được thực hiện trước đây trên chuột đã cho thấy tiềm năng chống ung thư của lá bàng non. Bởi lẽ các thành phần như flavonoids, chloroform, saponin… trong lá bàng là những chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng quét các gốc tự do. Từ đó, sử dụng lá bàng thường xuyên sẽ giúp tái sửa chữa tế bào, bảo vệ tế bào, ngăn ngừa ung thư.
Tương tự như những bài thuốc khác, các bạn cũng sử dụng lá bàng non hoặc lá bàng bánh tẻ đem rửa sạch, đun cùng 1 lít nước trong thời gian từ 15-20 phút. Sau đó, hãy phần nước thuốc và dùng để uống mỗi ngày.
Một số lưu ý giúp sử dụng lá bàng hiệu quả
Để quá trình điều trị bệnh bằng lá bàng được hiệu quả, giúp phát huy tốt nhất công dụng của lá bàng, người bệnh cần hiểu rõ tình trạng bệnh trước khi sử dụng nguyên liệu này. Nếu có thể, các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời chú ý một số yếu tố sau:
- Nên lựa chọn lá bàng non, bánh tẻ, tránh sử dụng những lá quá già sẽ không đảm bảo được dược tính trong điều trị bệnh.
- Không sử dụng những lá sâu, bệnh, để tránh gây kích ứng thêm cho da.
Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện dấu hiệu dị ứng, phản ứng bất thường thì nên dừng sử dụng lá bàng. - Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng dị, chất kích thích như: rượu, bia, hải sản, măng, cà… khi dùng lá bàng.
- Khi điều trị viêm da, các bệnh về da, bạn nên mặc quần áo rộng rãi , thoáng mát, tránh cọ xát vào vùng da bị bệnh. Tuyệt đối không cào gãi lên vùng da đang điều trị.
Như vậy, các bạn vừa cùng tìm hiểu những tác dụng của lá bàng trong việc điều trị bệnh cũng như làm đẹp. Từ đây, bạn sẽ biết cách ứng dụng sao cho phù hợp, giúp lá bàng phát huy tốt nhất công dụng của mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!